Biafine

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Biafine tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Biafine là thuốc gì? Thuốc Biafine có tác dụng gì? Thuốc Biafine giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Biafine là thuốc gì?

Hướng dẫn sử dụng Biafine
Hình ảnh: Hướng dẫn sử dụng Biafine

Nhóm thuốc: thuốc sát khuẩn.

Dạng bào chế: nhũ tương bôi da.

Hàm lượng hoạt chất: Trolamine hàm lượng 6.7mg/g.

Cùng với tá dược vừa đủ 1 tuýp.

Thuốc Biafine giá bao nhiêu?

Thuốc Biafine có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.

Hiện nay, thuốc Biafine được bán với giá là 95.000 đồng/tuýp 45g. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.

Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.

Tác dụng

Tuýp Biafine
Hình ảnh: Tuýp Biafine

Biafine có thành phần chính là Trolamine thường có dạng dược dụng là muối của Trolamine với Acid salicylic.

Thực chất Trolamine có cấu trúc gồm 1 đầu là amin và 3 đầu là alcol, do đó Trolamine còn được gọi là triethanolamin. Từ cấu trúc này, Trolamine thể hiện rất nhiều ưu điểm:

Trolamine có tính khử, do đó có thể sử dụng như là một chất chống oxy hóa bề mặt, từ đó giảm sự tấn công của các chất oxy mạnh hoặc các gốc tự do lên các bề mặt tổn thương da, giúp bảo vệ tốt vùng tổn thương do bỏng, làm nhanh lành vết thương.

Trolamine là 1 chất lưỡng tính, có khả năng tạo ra 1 môi trường kiềm yếu trên bề mặt da để giảm lượng acid tiết ra ở vùng da đó, hạn chế tác động của các ion H+ vào vùng tổn thương, nên Trolamine còn được sử dụng như 1 chất giảm đau bề mặt.

Trolamine có 1 đầu thân nước và 3 đầu thân dầu, nên Trolamine còn có vai trò là chất hoạt động bề mặt.

Ngoài ra muối salicylate còn có tác dụng sát khuẩn mạnh mẽ, do đó ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn gây bệnh vào vùng tổn thương, giúp tổn thương da tránh được nhiễm trùng gây viêm, hoại tử.

Như vậy, thuốc có tác dụng bảo vệ, hỗ trợ điều trị và giúp nhanh lành các tổn thương trên da, đồng thời cải thiện tình trạng đau do bỏng ở phần lớn bệnh nhân.

Công dụng và chỉ định

Sản phẩm có công dụng giảm đau nhẹ, hỗ trợ điều trị tổn thương trên da, bảo vệ da khỏi các yếu tố gây bệnh xâm nhập, phòng nhiễm khuẩn thứ phát khi có tổn thương da đặc biệt là trong trường hợp bỏng da có vết thương hở, do đó thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp:

Điều trị trong các trường hợp bỏng độ 1, độ 2.

Xuất hiện các vết loét ở da do nhiều nguyên nhân nhưng chưa có nhiễm khuẩn thứ phát.

Đốt tia laser để xóa đi hình xăm.

Cách dùng và liều dùng

Cách sử dụng Biafine
Hình ảnh: Cách sử dụng Biafine

Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng nhũ tương bôi da nên được chỉ định dùng bằng cách rửa sạch vùng da tổn thương và tay dùng bôi thuốc bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, sau đó lấy 1 lượng thuốc vừa đủ ra ngón tay trỏ rồi thoa đều lên vùng da cần bôi thuốc tạo thành một lớp mỏng phủ kín vùng da cần bôi. Sau khi bôi xong cần đậy nắp tuýp thuốc và tránh cho thuốc tiếp xúc với nước để tránh rửa trôi thuốc, giữ thuốc trên da càng lâu càng tốt cho đến lần bôi tiếp theo.

Liều dùng: tùy thuộc vào mức độ rộng của các vùng tổn thương trên da.

Liều thường dùng: bôi thuốc 2 đến 4 lần 1 ngày liên tục trong 10 ngày hoặc đến khi hết tổn thương.

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi dùng thuốc liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn của thuốc là:

Tác dụng phụ tại chỗ: kích ứng da tại vùng bôi thuốc, khô da, dị ứng, mẩn ngứa, ban đỏ,…

Trong trường hợp có vết thương hở thuốc có thể hấp thu 1 phần qua da vào máu gây nên các tác dụng không mong muốn toàn thân như:

Thần kinh: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt.

Biafine có thể gây đau đầu
Hình ảnh: Biafine có thể gây đau đầu

Máu: nhiễm kiềm chuyển hóa.

Thận: viêm thận kẽ, suy thận tuy nhiên rất hiếm gặp.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Đối với những bệnh nhân có vết thương bị nhiễm trùng.

Đối với những tổn thương da có chảy máu.

Nếu cần thông tin về chống chỉ định của thuốc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các loại mĩ phẩm như dưỡng da, kem chống nắng.

Tránh cho vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Không phối hợp với các chất tẩy rửa.

Không để vùng da tổn thương tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng.

Không chà xát vết thương làm nặng thêm tổn thương.

Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Chú ý: đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định. Dùng thuốc đủ đợt điều trị để tối ưu hóa tác dụng.

Thận trọng:

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi do chưa có hàng rào bảo vệ da.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng hấp thu 1 phần qua da vào máu và sau đó đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Cách xử trí quá liều và quên liều

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ban đỏ trên da, ngứa, kích ứng da,…tuy nhiên không quá nghiêm trọng và có thể biến mất khi rửa sạch thuốc khỏi vùng da bôi. Khi xảy ra quá liều, trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: bôi sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó bôi liều kế tiếp như bình thường, không bôi thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here