Bihasal

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Bihasal tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài viết này http://phongchonghtamnhung.vn xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi như: Bihasal là thuốc gì? Bihasal có tác dụng gì? Bihasal mua ở đâu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Hộp thuốc Bihasal
Hình ảnh: Hộp thuốc Bihasal

Biharal thuộc nhóm thuốc tim mạch, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng gói thành vỉ.

Một hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.

Một viên nén bao phim Bihasal chứa Bisoprolol fumarat (2:1) hàm lượng 5mg .

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Lactose, Avicel M101, tinh bột ngô, Primellose, magnesi stearat, aerosil, HPMC 615, HPMC 606, PEG 6000, Titan dioxyd, oxyd sắt vàng.

Thuốc Bihasal giá bao nhiêu? Bihasal mua ở đâu?

Hộp và vỉ thuốc Bihasal
Hình ảnh: Hộp và vỉ thuốc Bihasal

Thuốc do công ty TNHH Ha san- Dermapharm sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Biharal được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Biharal ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là :

Bihasal 5 có giá 48000 đồng/ 1 hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên

Bihasal 2.5 có giá 35000 đồng/ 1 hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tác dụng

Biosoprolol là một hoạt chất ức chế chọn lọc receptor beta 1 adrenergic. Do đó nó làm giảm hoạt động của tim như giảm nhịp tim, giảm lưu lượng tim, ức chế thận giải phóng renin và nó còn làm giảm tác dụng của thần kinh giao cảm.

Do làm giảm nhịp tim nên Bihasal dùng để ổn định, giảm nhịp tim trong loạn nhịp tim nhanh.

Do giảm co bóp cơ tim, ức chế giải phóng renin ở thận nên có tác dụng hạ huyết áp.

Do giảm hoạt động tim nên giảm nhu cầu oxy cho cơ tim từ đó có tác dụng điều trị cơn đau thắt ngực

Công dụng – Chỉ định

Bihasal được các bác sĩ kê đơn để điều trị cho các bệnh nhân sau:

Bệnh nhân bị tăng huyết áp nhẹ đến vừa, có thể phối hợp với các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp khác để tối ưu quá trình điều trị và giảm liều dùng của thuốc ví dụ như các thuốc lợi tiểu.

Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực .

Ngoài ra bihasal còn là thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị suy tim mãn tính ổn định.

Cách dùng – Liều dùng

Vỉ thuốc Bihasal
Hình ảnh: Vỉ thuốc Bihasal

Bihasal là viên nén bao phim sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân uống thuốc với nhiều nước,có thể uống lúc đói hoặc no, 1 ngày chỉ uống 1 lần và nên dùng thuốc trước bữa sáng. Chú ý nuốt cả viên thuốc, tuyệt đối không được chia nhỏ hay nhai nát viên thuốc ra. Trường hợp bạn bị khó nuốt bạn phải trao đổi với bác sĩ để được tư vấn giải quyết. . Bệnh nhân chú ý trong quá trình dùng thuốc thì ngừng sử dụng thức uống có cồn. Vì cồn có thể tương tác với thuốc gây hậu quả xấu cho bệnh nhân.Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kê toa, tuyệt đối không tự ý đổi cách dùng hay liều dùng của thuốc. Nếu cảm thấy thuốc không mang lại hiệu quả điều trị thì hãy thông báo cho bác sĩ để đưa ra hướng giải quyết, tuyệt đối không tự tăng liều.

Liều dùng của thuốc được xác định dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân thông qua quá trình theo dõi nhịp tim và kết quả trong quá trình điều trị. Thông thường liều dùng như sau:

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp, đau thắt ngực thì chỉ dùng 1 liều duy nhất trong ngày từ 5-10mg và tối đa thì bệnh nhân có thể dùng 20mg trong 1 ngày.

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy tim cần uống 1,25mg cho ngày đầu tiên và sẽ tăng liều từ từ trong 1-4 tuần đến liều tối đa mà bệnh nhân có thể hấp thu được nhưng không được dùng quá 10mg trong 1 ngày

Đối với bệnh nhân lớn tuổi không cần phải hiệu chỉnh liều trừ trường hợp bệnh nhân rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận.

Tác dụng phụ

Đã là thuốc có tác dụng điều trị thì cũng có các tác dụng không mong muốn. Bihasal có một số tác dụng không mong muốn như:

Khi bắt đầu điều trị thường gặp một số triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, lo lắng, mất tập trung,.. tuy nhiên chúng khá không nghiêm trọng và biến mất trong vòng 1-2 tuần.

Thỉnh thoảng bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá như: tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, dạ dày, đau bụng, … hay có thể mắc phải các tình trạng tê, lạnh đầu chi, hạ huyết áp, mạch chậm,…

Trường hợp hiếm gặp hơn là phản ứng ngoài da như nổi ban đỏ, rụng tóc, ngứa,…nếu bệnh nhân sử dụng kính áp tròng có thể gây giảm tiết nước mắt, đối với bệnh nhân bị phản ứng co thắt phế quản có thể bị khó thở,….

Trường hợp bệnh nhân có dáng đi khập khiễng hay mắc hội chứng Raynaud thì tình trạng này của bệnh nhân có thể nặng hơn trong thời gian đầu điều trị.

Dấu hiệu hạ đường huyết như tim đập nhanh sẽ bị che lấp đối với bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng Bihasal.

Xét nghiệm hoá sinh sẽ nhận thấy một số thay đổi các chỉ số như: acid uric, creatinin, BUN, kali huyết, glucose, đều tăng nhẹ. Xét nghiệm huyết học thấy các tế bào bạch cầu và tiểu cầu giảm nhẹ.

Khi nhận thấy bất cứ triệu chứng nào bất thường sau khi dùng thuốc bệnh nhân hãy ngưng sử dụng thuốc và tới gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Chống chỉ định

Tuyệt đối không sử dụng bihasal cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không sử dụng bihasal đối với bệnh nhân mẫn cảm với thuốc chẹn beta .

Không sử dụng trong trường hợp bệnh nhân sốc do tim hoặc suy tim mất bù.

Không sử dụng đối với bệnh nhân bị rối loạn dẫn truyền nhĩ, thất ví dụ block nhĩ thất độ 2 và độ 3.

Không sử dụng với bệnh nhân mắc phải hội chứng rối loạn nút xoang hay block xoang nhĩ.

Không sử dụng trong trường hợp nhịp tim chậm < 50 nhịp/ 1 phút trước khi bắt đầu điều trị.

Không dùng cho bệnh nhân huyết áp thấp.

Không dùng cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm acid chuyển hoá.

Không sử dụng bihasal cùng lúc với các thuốc ức chế IMAO.

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản hay bệnh đường hô hấp mãn tính thì không được sử dụng Bihasal.

Không sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud.

Chú ý – Thận trọng

Trong trường hợp bệnh nhân mắc bướu tuyến thượng thận, sau khi sử dụng thuốc chẹn beta mới có thể sử dụng bihasal.

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, bị đói trong thời gian dài có khả năng giảm đường huyết mạnh hay với bệnh nhân bị nhiễm toan chuyển hoá, block nhĩ thất độ 1 thì cần đề phòng và thận trọng trong quá trình sử dụng.

Trường hợp bệnh nhân có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh vảy nến cần cân nhắc nguy cơ gặp phải và lợi ích mang lại trước khi sử dụng bihasal.

Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Bác sĩ cần tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ và lợi ích sử dụng thuốc trong quá trình mang thai và cho con bú. Với bệnh nhân mang thai nếu bắt buộc sử dụng thuốc thì cần dừng dùng thuốc trước sinh 3 ngày và phải theo dõi sức khoẻ của trẻ sau sinh.

Bệnh nhân cần phải báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân cũng như gia đình của mình và mặt khác thì bác sĩ cần tư vấn kỹ cho bệnh nhân về nguy cơ và lợi ích trong việc sử dụng thuốc để bệnh nhân cân nhắc.

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 25 độ C, tránh ánh sáng mặt trời và để xa tầm tay trẻ em. Không sử dụng thuốc đã quá hạn hay biến đổi về hình dạng cũng như màu sắc.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Không sử dụng đồng thời, kết hợp với các thuốc chẹn beta khác.

Sử dụng đồng thời với các thuốc như reserpin, clonidin, guanethidine gây giảm nhịp tim. Nếu bệnh nhân dùng cùng clonidin thì cần phải dừng sử dụng bihasal vài ngày trước khi ngừng clonidin.

Rifampin làm giảm thời gian bán thải của bihasal do nó có khả năng làm tăng chuyển hoá và thải trừ bihasal.

Khi sử dụng bihasal cùng insulin có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết. Tuy nhiên triệu chứng hạ đường huyết lại bị che lấp nên cần phải đo nồng độ đường huyết một cách thường xuyên, đều đặn.

Bệnh nhân cần liệt kê các thuốc mình đang sử dụng để bác sĩ nắm rõ và kê đơn hiệu quả nhất tránh xảy ra tương tác bất lợi. Bệnh nhân ngừng sử dụng rượu trong quá trình dùng thuốc vì rượu có thể gây biến đổi tác dụng của thuốc.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Đối với trường hợp quá liều, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Bệnh nhân cần ngừng sử dụng thuốc ngay và phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Việc làm đầu tiên là điều trị triệu chứng để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Điều trị quá liều cho bệnh nhân bằng cách tiêm tĩnh mạch atropin, nếu tình trạng nặng có thể dùng thêm 1 liều truyền tĩnh mạch 25mcg isopranalin.

Đối với trường hợp quên liều thì bệnh nhân cần sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu còn 1-2 giờ nữa tới liều dùng tiếp theo thì bệnh nhân bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp khi đến giờ, bạn không được uống gộp 2 liều bù vào liều đã quên (điều này sẽ gây tình trạng quá liều). Để quá trình điều trị bệnh hiệu quả thì bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ điều trị bác sĩ đưa ra, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi liều bác sĩ đã kê. Và nếu bạn hay quên có thể sử dụng báo thức nhắc nhở hoặc nhờ người thân nhắc nhở để đảm bảo liệu trình nhé.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here