Ca lâm sàng rối loạn đông máu: Có kháng đông Lupus

(6 / 5)

Ca lâm sàng rối loạn đông máu: Có kháng đông Lupus

Bệnh nhân nữ 56 tuổi, được chẩn đoán nghi ngờ ung thư biểu mô ruột, nhập viện để phẫu thuật.

Xét nghiệm đông máu trước mổ cho kết quả như sau:

Xét nghiệm Kết quả bệnh nhân Dải tham chiếu
PT 14 s 11 – 14 s
APTT 76 s 23 – 35 s
Fibrinogen (Clauss) 2.9 g/L 1.5 – 4.0 g/L

Không có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình đáng chú ý nào được ghi nhận.

Câu hỏi 1: Bạn sẽ khai thác thêm thông tin gì?

Bạn nên tìm hiểu xem APTT kéo dài đã xảy ra trong quá khứ hay chưa? Có tiền sử bệnh lý rối loạn chảy máu không? Đánh giá tình trạng chảy máu rất quan trọng. Bạn cũng nên xây dựng một phả hệ gia đình.

Câu hỏi 2: Bạn sẽ làm gì để tìm hiểu nguyên nhân APTT kéo dài?

Lặp lại xét nghiệm APTT để xác nhận rằng kết quả trên là đúng mà không phải là do ảnh hưởng của mẫu hoặc các yếu tố tiền phân tích.

Xét nghiệm Mixtest trộn 50:50 huyết tương bệnh nhân và huyết tương bình thường nên được thực hiện. Có hai khả năng có thể xảy ra:

a/ Nếu APTT của hỗn hợp Mix bình thường hoặc gần bình thường (khác biệt <4 s so với mẫu chứng) thì có vẻ như là tình huống thiếu hụt yếu tố đông máu. Xét nghiệm yếu tố đông máu nên được tiến hành sau đó. Hầu hết các labo xét nghiệm không thực hiện sàng lọc sự thiếu hụt HMWK hoặc Kallikrein khi tiếp cận chẩn đoán APTT kéo dài bởi vì các thiếu hụt này thường không liên quan tới xu hướng chảy máu trên lâm sàng. Tuy nhiên sẽ đầy đủ nếu các yếu tố này cũng được sàng lọc.

b/ Nếu APTT của hỗn hợp Mix không trở về bình thường thì có thể có kháng đông nội sinh như kháng đông Lupus hoặc chất ức chế yếu tố đông máu mắc phải. Nếu phát hiện sự có mặt của chất ức chế đông máu thì xét nghiệm SCT (Silica Clotting Time) và dRVVT (dilute Russell Viper Venom Time) nên được thực hiện để sàng lọc kháng đông Lupus. Các chất ức chế yếu tố đông máu riêng lẻ sẽ được đánh giá cho riêng từng yếu tố.

Câu hỏi 3: Hãy đưa ra lời khuyên cho bác sĩ phẫu thuật?

Nếu PT và số lượng tiểu cầu bình thường thì nguyên nhân chảy máu không phải do kháng đông Lupus và bệnh nhân sẽ không bị chảy máu do nguyên nhân APTT kéo dài. Đôi khi, kháng đông Lupus có thể liên quan với giảm nồng độ yếu tố VIII và xét nghiệm FVIII sẽ giúp loại bỏ lo lắng này. Kháng đông Lupus có thể liên quan với tình trạng giảm FII tuy nhiên mức độ giảm (nếu có) cũng không có ý nghĩa vì PT bình thường. Bệnh nhân có kháng đông Lupus cũng có thể có giảm tiểu cầu, tuy nhiên các dữ liệu trên không cung cấp số lượng tiểu cầu là bao nhiêu. Do vậy, điều cần thiết là phải đánh giá xét nghiệm công thức máu. Nếu các xét nghiệm cho kết quả nồng độ các yếu tố đông máu bình thường thì bác sĩ phẫu thuật có thể yên tâm và bệnh nhân nên được điều trị dự phòng huyết khối (chẳng hạn như dùng Heparin trọng lượng phân tử thấp) để giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Tóm tắt: Đây là trường hợp APTT kéo dài do kháng đông Lupus.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here