Các thiết kế nghiên cứu cơ bản (Nghiên cứu quan sát)

(1 / 5)

Để đọc hiểu được một nghiên cứu hay một bài báo cáo khoa học và những con số như OR, RR hay HR. Bạn cần phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Một trong phương pháp giúp nghiên cứu khoa học hiệu quả là nghiên cứu quan sát. Thông qua bài viết Các thiết kế và nghiên cứu cơ bản (Nghiên cứu quan sát) của tác giả Chopper Học Y dưới đây sẽ giúp bạn có thể đọc và nghiên cứu hiệu quả hơn.

Nghiên cứu quan sát (Observational study) là gì?

Nghiên cứu quan sát (Observational study) là gì?
Nghiên cứu quan sát (Observational study) là gì?

Nghiên cứu quan sát (Observational study): Tức là ta chỉ ngồi yên, quan sát mà không tác động gì tới đối tượng (ví như là ta chỉ ngồi một chỗ đơn phương crush mình vậy).

Có mấy loại hình thức nghiên cứu quan sát?

Trong đây có 2 hình thức chính của nghiên cứu quan sát

Nghiên cứu mô tả

Gồm báo cáo ca bệnh (Case report), loạt ca bệnh (Case series): Ở đây ta đơn thuần mô tả về trường hợp lâm sàng của một bệnh cụ thể, thường là bệnh hiếm. Chủ yếu ta chỉ rút ra được giả thiết (Hypothesis) qua dạng nghiên cứu này.

Nghiên cứu phân tích

Tại đây mình sẽ lấy chung ví dụ là hút thuốc lá và ung thư phổi cho mọi người dễ hình dung hơn.

  • Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional study): Tức là ngay tại thời điểm nghiên cứu, ta sẽ đi tìm xem có bao nhiêu mắc ung thư phổi, bao nhiêu người không mắc trong một quần thể nhất định. Và rồi trong mỗi nhóm trên có bao nhiêu hút thuốc lá và bao nhiêu người không hút thuốc. Trong dạng nghiên cứu này ta sẽ tính được một số giá trị: Tỉ lệ hiện mắc-Prevalence (P), Tỉ số chênh hiện mắc-Prevalence odds ratio (POR~OR), Tỉ số giữa các tỉ lệ hiện mắc-Prevalence ratio (PR).
  • Nghiên cứu bệnh chứng (Case-control study): Ta sẽ tìm ra 2 nhóm có đặc tính tương đồng về nhiều mặt, chỉ khác nhau là một bên mắc ung thư phổi còn bên kia thì không. Sau đó ta hồi cứu (retrospective) tức xem trong quá khứ mỗi người trong hai nhóm trên có hút thuốc lá hay không. Trong dạng nghiên cứu này ta sẽ tính được OR.
  • Nghiên cứu thuần tập (Cohort study): Nó ngược lại với nghiên cứu bệnh chứng, tức ta sẽ tìm 2 nhóm tương đồng về nhiều mặt, chỉ khác là một bên có hút thuốc một bên thì có; sau đó tiến cứu (prospective) tức theo dõi trong tương lai xem mỗi người trong hai nhóm trên có bị mắc ung thư phổi hay không. Trong dạng nghiên cứu này ta sẽ tính được giá trị RR.
Mối tương quan giữa các hình thức
Mối tương quan giữa các hình thức

Các điểm chính của những dạng nghiên cứu phân tích

Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional study):

  • Giúp ta biết được tỉ lệ hiện mắc của ung thư phổi.
  • Có thể hình thành được các giả thiết về mối liên quan giữa ung thư phổi và hút thuốc lá (Hypothesis) mà KHÔNG rút ra được quan hệ nhân quả (tức là không khẳng định được giữa hai điều này có liên quan tới nhau), làm nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn.
  • Mức độ bằng chứng của dạng này thấp.

Nghiên cứu bệnh chứng (Case-control study):

  • Giúp ta biết được nhóm những người mắc ung thư phổi có phải tỉ lệ hút thuốc lá cao hơn nhóm không bị ung thư phổi hay không?
  • Quan trọng nhất là rút ra được mối quan hệ giữa hai đối tượng (Hút thuốc lá có phải là yếu tố nguy cơ đối với ung thư phổi hay không?)
  • Thường là nghiên cứu hồi cứu (nôm na là đi về quá khứ)
  • Có giá trị bằng chứng cao hơn so với nghiên cứu cắt ngang nhưng KHÔNG chắc chắn có được quan hệ nhân quả vì khó để khẳng định hút thuốc hay ung thư phổi có trước.

Nghiên cứu thuần tập (Cohort study):

  • Trả lời cho câu hỏi những người hút thuốc liệu có tỉ lệ mắc ung thư phổi cao hơn so với những người không hút thuốc hay không?
  • Ta biết được mối quan hệ nhân quả (hút thuốc lá có phải là nguyên nhân gây ung thư phổi hay không?).
  • Do thường là nghiên cứu tiến cứu (nôm na là đi về tương lai) cho nên đòi hỏi chi phí lớn và theo dõi chặt chẽ.
  • Giá trị bằng chứng cao hơn so với nghiên cứu thuần tập.

Fact nhỏ: Có một nghiên cứu thuần tập rất nổi tiếng có tên là Framingham đánh giá các yếu tố nguy cơ với nhiều bệnh lý tim mạch (xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp,…) được thực hiện từ tận năm 1948 tới nay, và nghiên cứu đã được thực hiện trên 3 thế hệ trong một gia đình (Cả ông, bố và cháu cùng tham gia nghiên cứu). Và nó đã đặt nền móng quan trọng cho việc chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh lý kể trên.

Ý nghĩa của các tập giá trị

Tỷ lệ hiện mắc (Prevalence~P):

  • Tức tỉ lệ hiện mắc tại một thời điểm nhất định, hay tại thời điểm nghiên cứu (số người mắc ung thư phổi tại tại Việt Nam vào tháng 01/2023)
  • Được tính = Số người mắc bệnh/Tổng số người được nghiên cứu
  • Được tính trong nghiên cứu cắt ngang (Cross-section study); và là thông số quan trọng nhất của dạng nghiên cứu này.

Prevalence ratio-PR: Tỷ lệ giữa số người mắc bệnh giữa hai nhóm (ví dụ tỷ lệ mắc ung thư phổi ở người hút thuốc đem so với số người mắc ung thư phổi ở người không hút thuốc).

Tỷ lệ chênh (Odds ratio – OR):

  • Tức đem tỷ lệ số người mắc ung thư (a)/số người không mắc (b) trong nhóm hút thuốc chia cho tỷ lệ số người mắc ung thư (c) chia cho số người không mắc (d) trong nhóm không hút thuốc: (a/b)/(c/d).
  • Được tính trong nghiên cứu bệnh chứng Case-control study (là cái đi về quá khứ á mọi người).
  • Điều quan trọng là tỷ lệ này rút ra được quan hệ nhân-quả, tức khẳng định được hút thuốc lá là nguyên nhân của ung thư phổi hay không? Nói nôm na nó sẽ giải quyết được câu hỏi là con gà có trước hay quả trứng có trước.

Tỷ lệ nguy cơ (Risk ratio or relative risk-RR):

  • Được tính trong nghiên cứu thuần tập Cohort study (là cái đi về tương lai ý)
  • Tính bằng tỷ lệ người số người hút thuốc (a) trong nhóm mắc ung thư phổi (a+c) chia cho số người hút thuốc (b) trong nhóm không mắc ung thư phổi (b+d): (a/a+c)/(b/b+d).
  • Ta sẽ rút ra được những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp bao nhiêu lần so với những người không hút thuốc. Tức nếu RR>1 thì hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi và ngược lại.

Nếu bệnh hiếm (hay P<0.1) thì OR được phiên giải giống với RR.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here