Nội dung chính
Cephalexin là kháng sinh có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nó có phổ trên các vi khuẩn gram dương và gram âm bằng việc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cephalexin là kháng sinh thế hệ thứ nhất của các cephalosporin, cũng như các thuốc trong nhóm khác nó có thể dùng đường uống, đường tiêm tĩnh mạch.
Cephalexin chỉ định một số nhiễm trùng bao gồm viêm tai giữa, xương, da và đường tiết niệu. Nó cũng được chỉ định cho viêm phổi, viêm họng do liên cầu và để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn. Nó không có hiệu quả với các nhiễm trùng do methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA), Enterococcus và Pseudomonas. Nó có thể được sử dụng ở bệnh nhân dị ứng nhẹ do penicillin tuy nhiên là chống chỉ định ở những người dị ứng nặng.
Lịch sử nghiên cứu và phát triển
Cephalosporin lần đầu tiên được phân lập từ nuôi cấy Acremonium strictum từ một cống rãnh ở Sardinia năm 1948 bởi nhà khoa học người Ý Giuseppe Brotzu. Ông đã thông báo rằng việc nuôi cấy này đã tạo ra các chất có cấu trúc vòng β-lactam có khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra bệnh thương hàn. Sau đó, Guy Newton và Edward Abraham tại trường bệnh học sir William Dunn thuộc đại học Oxford đã phân lập được cephalosporin C. Cấu trúc khung của cephalosporin là axid 7-aminocephalosporanic (7-ACA) có nguồn gốc từ cephalosporin C đã được chứng minh là gần giống khung penicillin (do cùng chứa vòng β-lactam) 6-aminopenicillanic (6APA) nhưng nó không có hoạt tính mạnh để được sử dụng trong lâm sàng. Việc sửa đổi các nhóm thế vào chuỗi bên của 7-ACA đã tạo ra những sinh có hoạt phổ mạnh và dẫn xuất đầu tiên là Cephalithin được đưa ra thị trường năm 1964 bởi Elly and Company.
Ngay sau sự ra đời của cephalethin, cephalexin đã được nghiên cứu và phát triển năm 1967. Nó được đưa ra thị trường năm 1969 và 1970 dưới tên biệt dược là Keflex và ceporex. Hiện này, cephalexin đã hết bản quyền và nó là thuốc generic với nhiều tên biệt dược khác nhau với giá tương đối vừa phải. Nó được tổ chức y tế thế giới (WHO) liệt kê vào danh sách các thuốc thiết yếu, an toàn và hiệu quả cần có trong hệ thống y tế. Năm 2016, cephalexin là thuốc được kê đơn nhiều thứ 107 tại Hoa Kì với 6 triệu đơn thuốc. Nó cũng là kháng sinh phổ biến thứ 5 tại Canada, còn ở Úc nó được kê đơn nhiều thứ 15.
Dược lực học
Cơ chế: Cephalexin là kháng sinh thế hệ 1 của nhóm kháng sinh cephalosporin. Nó chứa vòng β-lactam và dihydrothiazid. Nó là 1 chất diệt khuẩn và cũng giống như các kháng sinh β-lactam nó hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp peptidoglycan- thành phần của thành tế bào vi khuẩn . Vì cephalexin gần giống với d-analyl-d-analin là acid amin kết thúc trên lớp peptidoglycan. Nó có thể tạo liên kết không thuận nghịch và ức chế protein gắn penicillin, cái rất cần thiết cho tổng hợp thành tế bào. 1 số vi khuẩn có chứa enzyme lactamase thủy phân vòng β-lactam khiến chúng mất hoạt tính. Tuy nhiên, các cephalorin kháng β-lactamase mạnh hơn các penicillin.
Phổ tác dụng: cũng như các cephalosporin thế hệ 1, cephalexin có phổ tác dụng trung bình, tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu (trừ liên cầu kháng thuốc methicillin)
Thuốc cũng tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như E. coli, klebsiella pneumonia, proteus mirabilis và shigella.
Các chủng đã kháng cephalexin như enterrococus, staphylococcus kháng methicillin (MRSA), proteus có phản ứng indol dương tính, các enterobarter, pseudomonas aeruginosa, bacteroid.
Một số thử nghiêm lâm sàng
Thử nghiệm lâm sàng: hiệu quả của cephalexin và metronidazole đường uống với nhiễm trùng vết mổ ở phụ nữ béo phì sau mổ để.
Tác giả:
Department of Obstetrics and Gynecology, Oregon Health & Science University, Portland
Department of Obstetrics and Gynecology, University of Cincinnati, Cincinnati, Ohio
Office of Clinical Research, Investigational Pharmacy, University of Cincinnati Health, Cincinnati, Ohio
Department of Obstetrics and Gynecology, University of Texas Health Science Center, San Antonio
Miami Ob/Gyn LLC, Miami, Florida
Tổng quan: tỉ lệ béo phì ở phụ nữ Mỹ ngày càng tăng và béo phì liên quan tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau khi đẻ mổ. Phác đồ điều trị dự phòng kháng sinh tối ưu ở nhóm người trải qua sinh mổ là không rõ ràng.
Mục đích: xác định tỉ lệ của nhiễm trùng vết mổ ở phụ nữ béo phì, giữa những người nhận dự phòng cephalexin và metronidazole đường uống và nhóm chứng sau 48 sinh mổ.
Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng mù, ngẫu nhiên so sáng đường uống cephalexin và metronidazole với nhóm chứng trong 48 h sau đẻ mổ cho việc ngăn nhiễm trùng vết mổ ở phụ nữ béo phì (BMI>30) đã được điều trị dự phòng bằng cephalosporin tiêm tĩnh mạch liều tiêu chuẩn. Nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm y tế đại học Cincinnati, Cincinnati, Ohio từ tháng 10- 2010 đến tháng 12- 2015 với lần theo dõi cuối cùng cho đến tháng 2 năm 2016.
Tiến hành: những người tình nguyện được lựa chọn ngẫu nhiên uống 500 mg cephalexin và 500 mg mitronidazol (n= 202) với nhóm chứng (n= 201) mỗi 8 giờ trong tổng số 48 giờ sau sinh mổ.
Kết quả và đo lường chính: Kết quả chính là nhiễm trùng vết mổ được xác định là tất cả các tổn thương trên bề mặt, tổn thương sâu hoặc nhiễm trùng nội tạng trong thời gian 30 ngày sau sinh mổ.
Kết quả: 403 người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng (tuổi trung bình 28 SD=6; BMI trung bình 39.7 sd=7.8) và 382 người hoàn thành thử nghiệm. Tỉ lệ chung của nhiễm trùng tại chỗ là 10.9% (độ tin cậy 95%, 7.9-14%). Nhiễm trùng vết mổ được chẩn đoán ở 13 phụ nữ dùng cephalexin kết hợp metronidazole và 31 phụ nữ (15.4%) ở nhóm đối chứng ,chênh lệch 9% (độ tin cậy 95%, 2.9-15%) và tỉ lệ rủi ro tương đối 0.41 (độ tin cậy 95%, 0.22-0.71); P=0.01. Không có phản ứng nghiêm trong xảy ra bao gồm dị ứng trong nhóm kháng sinh hoặc nhóm đối chứng.
Kết luận: Trong số những người phụ nữ béo phì sinh mổ đã được điều trị dự phòng bằng cephalosporin chuẩn trước phẫu thuật, liệu pháp dùng cephalexin và metronidazone 48 giờ sau phẫu thuật so với nhóm chứng đã giảm được tỉ lệ nhiễm trùng trong vòng 30 ngày sau sinh. Việc sử dụng cephalexin kết hợp metronidazone đường uống có thể đảm bảo an toàn ở những phự nữ béo phì sinh mổ.
Dược động học
Hấp thu: Sinh khả dụng 90%; hấp thu chậm ở trẻ em; nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 giờ; nồng độ đỉnh trong huyết tương 10- 18 mcg/mL (liều dùng 500 mg).
Phân bố: Thuốc phân bố vào hầu hết các mô và các dịch trong cơ thể; thấm kém vào dịch não tủy; thuốc liên kết protein huyết tương khoảng 6-15%;
Chuyển hóa: Ít bị chuyển hóa tại gan.
Thải trừ: Thời gian bán thải là 0.5- 1.2 giờ; độ thanh thải thuốc là 376ml/ phút; bài xuất chủ yếu qua nước tiểu (80- 100% ở dạng không chuyển hóa).
Chỉ định và liều dùng
Người trưởng thành:
- Viêm tai giữa: uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 4 g/ ngày. Khoảng thời gian điều trị 7 đến 14 giờ. Điều trị viêm tai giữa do mẫn cảm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và Moraxella catarrhalis.
- Nhiễm trùng đường sinh dục: uống 250 mg mỗi 6 giờ . Tối đa 4g/ngày.
- Nhiễm trùng xương: uống 250 mg mỗi 6 giờ . Tối đa 4g/ngày. Khoảng thời gian điều trị từ 7 đến 14 ngày. Do các vi khuẩn nhạy cảm như: tụ cầu vàng và Proteus mirabilis.
- Viêm bàng quang không biến chứng: uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Tối đa 4g/ngày. Điều trị từ 7 đến 14 ngày. Các vi khuẩn nhạy cảm như Escherichia coli, P mirabilis, and Klebsiella pneumonia.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da: uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Liều lượng từ 1-4 g/ngày.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: 250 mg mỗi 6 giờ. Liều lượng 1-4 g/ngày.
- Viêm họng do liên cầu: uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Tối đa 4g/ngày.
- Viêm mô tế bào và viêm tuyến vú: 500 mg mỗi 12 giờ. Tối đa 4 g/ngày.
- Viêm tủy xương: uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 4 g/ ngày. Khoảng thời gian điều trị 7 đến 14 ngày.
- Viêm tuyến tiền liệt: uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 4 g/ ngày. Khoảng thời gian điều trị 7 đến 14 ngày. Điều trị các vi khuẩn nhạy cảm Escherichia coli, P mirabilis, and Klebsiella pneumonia.
- Viêm bể thận: uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 4 g/ ngày. Khoảng thời gian điều trị 7 đến 14 ngày. Điều trị các vi khuẩn nhạy cảm Escherichia coli, P mirabilis, and Klebsiella pneumonia.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: : uống 250 mg mỗi 6 giờ hoặc 500 mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 4 g/ ngày. Khoảng thời gian điều trị 7 đến 14 ngày. Các vi khuẩn nhạy cảm như: S pneumoniae and S pyogenes.
Trẻ em:
- Viêm bàng quang không biến chứng: < 15 tuổi uống 25-50 mg/kg/ngày chia làm 3 đến 4 liều. Không được quá 4 g/ ngày. > 15 tuổi 250 mỗi 6 giờ không quá 4g/ ngày dùng từ 7 đến 14 ngày. Dùng các vi khuẩn nhạy cảm E coli, P mirabilis, and K pneumonia.
- Nhiễm trùng đường sinh dục: uống 25-50 mg/kg/ngày chia làm 3 đến 4 liều trong 10 ngày. Không quá 4g/ngày.
- Nhiễm trùng streptococcus beta hemolytic: uống 25-50 mg/kg/ngày chia làm 3 đến 4 liều trong 10 ngày. Không quá 4g/ngày.
- Nhiễm trùng xương: uống 25-50 mg/kg/ngày chia làm 3 đến 4 liều trong 10 ngày. Không quá 4g/ngày. Dùng các vi khuẩn nhạy cảm susceptible S aureus and P mirabilis
- Viêm tai giữa: uống 75-100 mg/ngày chia làm 4 liều ngay trong 10 ngày. Không được quá 4g/ ngày.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da: uống 25-50 mg/kg/ngày chia làm 3 đến 4 liều trong 10 ngày. Không quá 4g/ngày.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: uống 25-50 mg/kg/ngày chia làm 3 đến 4 liều trong 10 ngày. Không quá 4g/ngày.
- Viêm họng do liên cầu: uống 25-50 mg/kg/ngày chia làm 2 liều trong 10 ngày. Không được vượt quá 500 mg trong 12 giờ.
- Viêm mô tế bào và tuyến vú ở thanh thiêu niên: uống 500 mg mỗi 6 giờ. Liều lượng từ 1-4 mg/ngày chia làm nhiều liều.
Hiệu chỉnh liều trong suy thận:
- CrCl 30 đến 59 ml/phút: tối đa 1g/ngày.
- CrCl 15 đến 29 ml/phút: 250 mg mỗi 8 đến 12 giờ.
- CrCl 5 đến 14 ml/phút: 250 mg/ngày.
- CrCl 1 đến 4 ml/phút: 250 mg trong 48 đến 60 giờ.
Tác dụng phụ
Tần suất không xác định:
- Đau bụng
- Kích động
- Thiếu máu
- Phù mạch
- Lú lẫn
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Khó tiêu
- Tăng men gan
- Tăng bạch cầu ái toan
- Hoại tử biểu bì
- Mệt mỏi
- Viêm dạ dày
- Ảo giác
- Đau đầu
- Chứng tan máu
- Quá mẩn
- Viêm thận
- Viêm bạch cầu trung tính
- Viêm đại tràng mạc giả
- Viêm gan
- Hoại tử thượng bì nhiễm độc
- Mề đay
- Khí hư
- Nôn
Lưu ý và thận trọng
Dự phòng viêm nội tâm mạc chỉ thích hợp cho bệnh nhân có nguy cơ cao, theo hướng dẫn của hiệp hội y tế Mỹ.
Hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận (liều cao có thể gây ngộ độc thần kinh trung ương).
Điều trị kéo dài, bệnh gan hoặc thận, thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm tăng chỉ số đông máu.
Sử dụng kéo dài có thể gây bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với penicillin.
Phụ nữ có thai: cảnh báo độ A (có thể chấp nhận được). Không có các nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát tốt. Dữ liệu từ các nghiên cứu dịch tễ học và các báo cáo được công bố trong nhiều thập kỉ với việc sử dụng cephalexin cho thấy việc sử dụng ở phụ nữ không gây ra các rủi ro liên quan đến dị tật bẩm sinh lớn, sảy thai, hoặc các phản ứng bất lợi cho mẹ và thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: dữ liệu từ một nghiên cứu lâm sàng cho con bú báo cáo rằng cephalexin thải trừ qua sữa mẹ. Tuy nhiên không có dữ liệu về tác dụng của cephalexin đối với trẻ đang bú sữa mẹ hoặc khả năng tiết sữa của mẹ. Cần cân nhắc giữa lợi ích sức khỏe của cho con bú với nhu cầu điều trị lâm sàng của mẹ và các tác dụng bất lợi đối với trẻ bú mẹ.
Chống chỉ định
Nhạy cảm với cephalexin hoặc cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc
Anisindione: cephalexin làm tăng tác dụng của anisindione có thể dẫn đến xuất huyết.
Digoxin: cephalexin làm tăng hoạt động của digoxin do thay đổi vi khuẩn đường ruột.
Vaccine BCG: cephalexin làm giảm tác dụng vaccine BCG do tương tác dược lực học.
Cholera vaccine: tương tác dược lý chất đối vận của nhau.
Ibuprofen, diclofenac, Aspirin: cephalexin sẽ làm tăng mức hoặc tác dụng của ibuprofen bằng cách cạnh tranh thải trừ của các thuốc có tính acid ở ống thận
Ethynylestradiol, estradiol, Dienogest/Estradiol valerate: cephalexin có thể làm giảm tác dụng của Dienogest/ Estradiol valerate. Do kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn chí đường ruột dẫn đến ức chế chu trình ruột gan.
Flucloxacin: có thể làm tăng tác dụng của nhau do làm giảm thải trừ ở thận.
Metformin: cephalexin làm giảm độ thanh thải của thuốc ở thận dẫn đến tăng độc tính của metformin.
Probenecid: cephalexin làm giảm thải trừ các thuốc acid do cạnh tranh thải trừ tại ống thận dẫn đến tăng độc tính.
Chloramphenicol: làm giảm tác dụng của cephalexin do đối kháng dược lực học.
Acyclovir: cephalexin sẽ làm tăng tác dụng của acyclovir do cạnh tranh thải trừ với các thuốc acid ở ống thận.
Tài liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18618085
https://www.drugs.com/dosage/cephalexin.html
https://www.drugbank.ca/drugs/DB00567
https://reference.medscape.com/drug/keflex-cephalexin-342490
https://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/2654382?resultClick=24