Đánh giá tổng quan về các mức độ hoạt động của đại thực bào

(1 / 5)

Sống khỏe mỗi ngày – Chủ đề: Các mức độ hoạt động của đại thực bào

Chia sẻ: Bác Sĩ- Thành Minh Khánh

Giới thiệu tổng quan

Trạng thái Nghỉ

Ở các mô, chúng thường được tìm thấy ở trạng thái “thẫn thờ” và tăng trưởng chậm chạp. Ở trong trạng thái “nghỉ” này, chúng chủ yếu thực hiện chức năng như các nhân viên thu gom rác, nhâm nhi các ngụm nhỏ mọi thứ xung quanh chúng và giữ cho mô sạch sẽ. Khoảng một triệu tế bào chết mỗi giây ở người lớn, do đó các đại thực bào phải làm việc để thu dọn các sản phẩm thừa thải. Các tế bào đang chết phát ra các tín hiệu “tìm tôi đi” để thu hút các đại thực bào lại gần. Khi các đại thực bào lại đủ gần để nhận ra các tín hiệu “ăn tôi đi” được biểu hiện ở trên bề mặt các tế bào này. Mặt khác, các tế bào khỏe mạnh biểu hiện các tín hiệu “đừng ăn tôi” ở bề mặt để bảo vệ chúng khỏi sự thực bào.

Trong khi “nghỉ”, các đại thực bào bộc lộ rất ít các phân tử MHC lớp II ở trên bề mặt, do đó chúng không giỏi ở khoản trình diện kháng nguyên với các helper T cell. Cuộc sống của các đại thực bào ở mô khá tẻ nhạt do chỉ đi thu gom rác!!!

Tuy nhiên nếu một số đại thực bào nhận được các tín hiệu báo động chúng rằng hàng rào phòng thủ đã bị phá vỡ và có sự hiện diện của các kẻ xâm nhập. Khi điều này xảy ra, chúng trở nên hoạt động (các nhà miễn dịch học thì thích dùng từ “primed”, kích nổ). Ở trạng thái này, các đại thực bào uống các ngụm lớn hơntăng bộc lộ các phân tử MHC lớp II. Lúc này, một đại thực bào có chức năng “chuẩn” của một tế bào trình diện kháng nguyên. Đại thực bào dùng các phân tử MHC lớp II để biểu hiện các mảnh protein của các kẻ xâm nhập để các helper T cell thấy được. Mặc dù nhiều tín hiệu có thể “kích nổ” một đại thực bào đang “nghỉ”, các phân tử giao tiếp liên tế bào (cytokine) được nghiên cứu kĩ nhất là interferon gamma (IFN-γ). Cytokine này được tạo ra chủ yếu bởi các helper T cell và các natural killer cell (NK cell).

Trạng thái hoạt động

Ở trạng thái “kích nổ”, các đại thực bào rất giỏi trong việc trình diện các kháng nguyên và là các sát thủ đích thực. Tuy nhiên, vẫn có một trạng thái cao hơn là “tăng động, hyperactivation”. Các đại thực bào có thể đạt tới trạng thái này nếu chúng nhận được một tín hiệu trực tiếp từ kẻ xâm nhập. Ví dụ, phân tử lipopolysaccharide (LPS), thành phần của lớp ngoài cùng của vi khuẩn Gram-âm như Escherichia coli, có thể gắn vào các receptor ở trên bề mặt các đại thực bào đang được kích nổ. Ở trạng thái “tăng động”, các đại thực bào to lêntăng khả năng thực bào, chúng có thể ăn các kẻ xâm nhập lớn bằng các kí sinh trùng đơn bào. Đại thực bào “bị tăng động” cũng sản xuất và tiết các cytokine khác, yếu tố loại tử khối u (tumor necrosis factor, TNF). Cytokine có thể tiêu diệt các tế bào khối u và các tế bào nhiễm virus, đồng thời giúp hoạt hóa các thành phần khác của hệ miễn dịch.

Bên trong một đại thực bào bị “tăng động”, số lượng các lysome tăng lên để có thể phá hủy một các có hiệu quả các kẻ xâm nhập đã được ăn vào. Thêm vào đó, đại thực bào “bị tăng động” tăng sản xuất các phân tử oxygen phản ứng như các hydrogen peroxide. Cuối cùng, khi một đại thực bào “bị tăng động” thì nó có thể đưa các thành phần lysosome vào các kí sinh trùng đa bào, cho phép nó phá hủy các kẻ xâm nhập có kích thước quá lớn, không thể ăn được.

Vậy, đại thực bào là một tế bào linh hoạt. Nó có thể thực hiện chức năng như một nhân viên thu gom rác, hay là một tế bào trình diện kháng nguyên, hoặc là một sát thủ nguy hiểm – điều này phụ thuộc vào mức độ hoạt hóa của đại thực bào. Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu rằng đại thực bào có 3 vũ khí. Trạng thái hoạt hóa của một đại thực bào phụ thuộc vào loại tín hiệu và sức mạnh các nguồn tín hiệu hoạt hóa.

Bình thường, các đại thực bào có khả năng chiến đấu ở các trận đánh nhỏ. Tuy nhiên, khi các kẻ xâm nhập quá nhiều, các đại thực bào bị quá tải và phải gọi thêm viện trợ là các cạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil). Neutrophil là chiến binh quan trọng nhất trong các tế bào có khả năng thực bào.

Tài liệu tham khảo

Nguồn: lược dịch từ How the Immune System Works, LAUREN SOMPAYRAC

Xem thêm bài viết cùng tác giả: Yếu tố von Willebrand (vWF) – Nhân tố trung tâm của hệ đông cầm máu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here