Fosmicin

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Fosmicin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Fosmicin là thuốc gì? Thuốc Fosmicin có tác dụng gì? Thuốc Fosmicin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Fosmicin là thuốc gì?

Thành phần Fosmicin
Hình ảnh: Thành phần Fosmicin

Nhóm thuốc: Fosmicin là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

Dạng bào chế: Fosmicin được bào chế ở dạng viên nén.

Hàm lượng hoạt chất: mỗi viên nén Fosmicin 500mg có chứa dược chất là Fosfomycin sodium với hàm lượng 500mg cùng các tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Fosmicin giá bao nhiêu?

Fosmicin được sản xuất bởi công ty Meiji Seika Pharma – Nhật Bản, được phân phối và bán ra ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Hiện nay trên thị trường nó có giá khoảng 430.000 đồng/1 hộp gồm 2 vỉ x 10 viên nén hàm lượng 500mg. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc uy tín hoặc có thể đặt hàng trên các trang web để được giao hàng tận nhà. Tuy nhiên bạn cần check kỹ sản phẩm để tránh mua phải thuốc giả thuốc nhái vừa ko có tác dụng điều trị vừa có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Tác dụng

Fosmicin tiêu diệt vi khuẩn E.coli
Hình ảnh minh họa: Fosmicin tiêu diệt vi khuẩn E.coli

Thành phần dược chất của Fosmicin là Fosfomycin – một kháng sinh có khả năng ức chế một cách không hồi phục giai đoạn đầu của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. và nó có tác dụng diệt khuẩn.

Để thực hiện hoạt động diệt khuẩn của nó, fosfomycin phải đến tế bào chất của vi khuẩn. Để vào trong tế bào, fosfomycin sử dụng các protein vận chuyển tích cực GlpT và UhpT bằng cách bắt chước cả glucose-6-P (G6P) và glycerol-3-P (G3P). Do đó, fosfomycin có thể được nhập vào tế bào vi khuẩn thông qua hệ thống vận chuyển hexose monophosphate và thông qua hệ thống vận chuyển La-glycerophosphate . Sau khi xâm nhập vào trong tế bào chất, Fosfomycin như một analog của phosphoenolpyruvate (PEP) và liên kết với Mura (UDP-GlcNAc enopyruvyl transferase), dẫn tới có khả năng  bất hoạt các enzyme transferase enolpyruvyl- một loại enzyme cần thiết trong sinh tổng hợp peptidoglycan. Chính vì thế fosfomycin ngăn chặn sự hình thành UDP-GlcNac-3-O-enolpyruvate từ UDP-GlcNAc và PEP trong bước đầu tiên trong sinh tổng hợp peptidoglycan, do đó dẫn đến ly giải tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng.

Bởi vì cả hai vi khuẩn Gram âm và Gram dương đòi hỏi N axit – acetylmuramic để tổng hợp vách tế bào nên Fosfomycin có tác dụng như  một kháng sinh phổ rộng với các hoạt động chống lại một loạt các vi khuẩn, bao gồm Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter spp., Citrobacter spp., và Salmonella typhi.

Công dụng và chỉ định

Thuốc Fosmicin
Hình ảnh: Thuốc Fosmicin

Nhờ có phổ tác dụng rộng, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn như Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter spp., Citrobacter spp., và Salmonella typhi nên Fosmicin được các bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn trên gây ra như:

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sâu ở da.

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm bàng quang cấp tính hoặc nhiễm trùng đường niệu dưới ở phụ nữ.

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hệ sinh dục như nhiễm khuẩn trong tử cung, viêm mô cận tử cung, viêm phần phụ tử cung,…

Cách dùng và liều dùng

Fosmicin bào chế ở dạng viên nén dùng đường uống. Bạn nên nuốt viên nén cùng với một lượng nước đủ lớn, nó sẽ giúp các dược chất được hoà tan tốt hơn. Nếu bạn bị khó nuốt bạn cũng có thể chia nhỏ hoặc hoà tan viên nén bằng nước nguội rồi uống. bạn có thể uống Fosmicin cùng hoặc không cùng thức ăn.

Liều dùng Fosmicin được các bác sĩ chỉ định dựa vào độ  tuổi cũng như tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Thông thường, liều dùng của Fosmicin dạng viên nén như sau:

Đối với người lớn: mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 g chia làm 3 – 4 lần uống. các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng Fosmicin quá 20g trong 1 ngày.

Đối với trẻ em. Dạng viên nén có hàm lượng không phù hợp để dùng cho trẻ em.

Bạn cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không thay đổi liều dùng, cách dùng cũng như tự ý ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.  Bạn cũng nên đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn. Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để sử dụng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng bạn có thể gặp phải khi sử dụng Fosmicin như:

Da: Fosmicin có thể gây ra tình trạng phát ban trên da, nổi mày đay hoặc bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy.

Tiêu hoá: rối loạn tiêu hoá có thể cũng xuất hiện với một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn,…

Hệ thần kinh: Fosmicin có thể tác động lên hệ thần kinh gây ra chóng mặt, đau đầu,…

Chức năng gan – mật: Fosmicin có thể gây rối loạn chức năng gan, gây ra các triệu chứng trên da như vàng da.

Fosmicin cùng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như: sốt, thiếu máu, giảm bạch cầu,…

Các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì khác làm cho bạn cảm thấy không khỏe.Đừng hoảng hốt bởi danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bạn có thể không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.

Chống chỉ định

Viên thuốc Fosmicin
Hình ảnh: Viên thuốc Fosmicin

Không sử dụng Fosmicin cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Các đối tượng bị suy giảm chức năng thận, hoặc mắc các bệnh về thận như viêm bể thận, áp xe thận,… cũng chống chỉ định với Fosmicin.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Khi sử dụng Fosmicin  cùng Metoclopramide hoặc các thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột sẽ làm giảm sinh khả dụng của Fosmicin.

Khi sử dụng Fosmicin cùng các kháng sinh khác như rifamicin các kháng sinh nhóm beta lactam như penicillin, các cephalosporin, các kháng sinh nhóm tetracyclin, kháng sinh nhóm macrolid,… sẽ làm tăng tăng tác dụng điều trị của thuốc do chúng tác động hiệp đồng với nhau. Chính vì thế trong sử dụng thuốc thường phối hợp Fosmicin với các kháng sinh khác để tăng tác dụng, giảm liều dùng và giảm các tác dụng không mong muốn.

Bạn vui lòng cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết nếu bạn đang dùng, gần đây đã sử dụng hoặc có thể dùng bất kỳ loại thuốc nào khác – ngay cả những loại thuốc không được kê đơn mà bạn mua từ hiệu thuốc, siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sức khỏe.Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Fosmicin hoặc Fosmicin có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Fosmicin dạng viên nén khi sử dụng cho các đối tượng suy gan, suy thận cần được xem xét thận trọng, nếu cần phải giảm liều phù hợp cho bệnh nhân.

Các đối tượng như người cao tuổi, chức năng thận suy giảm nên cần thận trọng giảm liều khi sử dụng cho đối tượng này.

Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú thì cần phải thận trọng cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng Fosmicin.

Fosmicin có một số tác dụng phụ lên thần kinh gây đau đầu, chóng mặt nên thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng vận hành máy móc, lái xe.

Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, nếu bạn cảm thấy không cải thiện tình trạng bệnh có thể liên hệ trao đổi với bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng, liều dùng hay ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ của bạn.

Bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và để xa tầm tay trẻ em.

Bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc đã hết hạn, biến chất, đổi màu.                                   

Cách xử trí quá liều và quên liều

Quá liều: chưa có báo cáo về triệu chứng quá liều của Fosmicin. Tuy nhiên, nếu bạn  bạn cảm thấy các triệu chứng bất thường khi sử dụng Fosmicin quá liều thì hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Quên liều: Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc thì hãy dùng sớm nhất có thể khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần tới giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ liều đã quên đi và dùng liều tiếp theo đúng giờ. Tuyệt đối không gộp chung 2 liều với nhau sẽ gây tình trạng quá liều. Đừng để quên 2 liều liên tiếp. Bạn có thể sử dụng báo thức nhắc nhở hoặc nhờ người thân nhắc dùm nếu bạn hay quên.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here