Bệnh Giang mai: Nguyên nhân, các giai đoạn phát triển, triệu chứng và điều trị

(0 / 0)

Ngày nay khi xã hội phát triển thì những căn bệnh xã hội ngày càng ít đi trong đó có bệnh Giang mai. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam đang còn rất nhiều mầm bệnh mang soắn khuẩn giang mai.  Việc quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người sẽ làm cho bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này. Dước đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh giang mai.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Bệnh lây truyền chủ yểu qua đường tình dục, ngoài ra còn có thể lây truyền qua đường khác như đường máu, từ mẹ sang con.

Syphilis là gì? Treponema pallidum là gì?

Syphilis là tên gọi tiếng Anh của bệnh giang mai.

Nếu như bạn có đọc được một số thông tin có chứa cụm từ xét nghiệm syphilis thì cụm từ này đồng nghĩa với xét nghiệm giang mai.

Treponema pallidum là tên khoa học của nguyên nhân gây bệnh giang mai – xoắn khuẩn giang mai.

Treponema pallidum
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai: Treponema pallidum

Triệu chứng bệnh giang mai

Thời gian ủ bệnh giang mai

Thời gian ủ bệnh giang mai rất dài, không có dấu hiệu bệnh rõ ràng, triệu chứng thường không cụ thể, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác.

Bệnh lần lượt trải qua các giai đoạn như sau:

Dấu hiệu giang mai giai đoạn đầu:

Săng giang mai ở cơ quan sinh dục nam
Ảnh: Săng giang mai ở cơ quan sinh dục nam.

Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, đặc biệt hay gặp ở cơ quan sinh dục.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nam: xuất hiện những vết loét ở quy đầu, dương vật.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ: những vết loét xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm đạo.

Ngoài ra cả nam và nữ có thể gặp vết loét ở một số vùng khác như môi, miệng, lưỡi…

Các tổn thương này gọi là săng giang mai (hay gọi tắt là săng), chúng có đặc điểm: nông, hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵn, đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, nền cứng. Các triệu chứng sẽ biến mất sau 3-6 tuần khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng là mình đã khỏi bệnh. Nhưng thực ra xoắn khuẩn đã đi vào hệ tuần hoàn và bệnh tiếp tục tiến triển đến các giai đoạn tiếp theo.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn hai:

Đào ban: ban đối xứng, hồng như hoa đào, không ngứa, rải rác hoặc khu trú ở ngực, bụng, mạn sườn thường biến mất sau vài tuần.

Sẩn giang mai: nhiều hình thái, kích thước da dạng, có viền da xung quanh, rời rạc hoặc liên kết với nhau tạo thành các mảng, có thể chảy dịch nếu có tác động từ bên ngoài (trong dịch có nhiều xoắn khuẩn giang mai nên dễ lây bệnh cho người khác). Sẩn mủ ít gặp, chủ yếu ở người nghiện rượu.

Các triệu chứng không đặc hiệu: sốt, gầy yếu, sút cân, mệt mỏi. Ngoài ra có viêm hạch, rụng tóc…

Dấu hiệu giang mai giai đoạn ba:

Chia thành các thể:

Củ (gôm) giang mai: hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, đỏ tím, nhỏ như hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ, hoại tử hoặc loét, chậm lành, ít lây. Có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu củ khu trú ở những cơ quan quan trọng.

Giang mai thần kinh: sớm: không triệu chứng hoặc viêm màng não, lâm sàng ít; muộn: tổn thương mạch máu, khu trú hoặc thoái hóa não; bệnh có thể gây trầm cảm, rối loạn ý thức, động kinh, bại liệt…

Giang mai tim mạch: phình mạch hay gặp nhất.

Giai đoạn tiềm ẩn:

Bệnh nhân không có triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu gì của bệnh và chỉ có thể xác định bằng xét nghiệm huyết thanh.

Bệnh giang mai có ngứa không?

Từ các triệu chứng của giang mai qua các giai đoạn kể trên chúng ta thấy là giang mai thường không gây ngứa dù ở giai đoạn nào. Tuy nhiên “thường” không có nghĩa là không thể, do đó bệnh nhân luôn cần đề phòng, không được chủ quan với các dấu hiệu bệnh.

Một số hình ảnh bệnh giang mai

Hình ảnh giang mai ở nam:

Giang mai ở quanh miệng.
Ảnh: Giang mai ở quanh miệng.

Hình ảnh giang mai ở nữ:

Sẩn giang mai trên lưng nữ giới
Ảnh: Sẩn giang mai trên lưng nữ giới.

Xét nghiệm giang mai

Nếu không có biểu hiện bệnh: Lấy bệnh phẩm từ các vết loét, dịch âm đạo, niệu đạo bệnh nhân đem soi kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn giang mai.

Nếu có biểu hiện bệnh:

Phản ứng RPR: RPR (-) là không bị nhiễm giang mai, RPR (+) là có thể đã bị nhiễm giang mai. Với giang mai thần kinh cần làm phản ứng RPR dịch não tủy. Tuy nhiên kết quả không phải lúc nào cũng chính xác.

Phản ứng TPHA: sử dụng sau khi có kết quả RPR (+). Nếu TPHA (+) thì khả năng nhiễm giang mai là rất cao.

Có thể làm thêm phản ứng FTA-ABS để sàng lọc, phân biệt giang mai với các bệnh khác nếu TPHA (+) nhưng bệnh nhân không thực hiện hành vi nguy cơ nào.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?

Xét nghiệm chính xác nhất là khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Còn nếu xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh thì thường không cho kết quả chính xác.

Cách chữa bệnh giang mai

Có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi: Bệnh giang mai có chữa được không?

Câu trả lời là: Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng đắn theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh có tỉ lệ khỏi rất cao.

Giai đoạn đầu:

Thuốc  Benzathine Penicilline 1200 IU
Thuốc Benzathine Penicilline 1200 IU

Lựa chọn đầu tay là Benzathine Penicilline 2.4 triệu đơn vị tiêm mông một liều duy nhất, mỗi bên mông 1.2 triệu đơn vị.

Có thể thay thế bằng Tetracycline hoặc Erythromycin, tuy nhiên chỉ sử dụng khi dị ứng Penicilline và không sử dụng khi bệnh nhân có thai.

Giai đoạn muộn (có biến chứng):

Benzathine Penicilline 2.4 triệu đơn vị tiêm mông, mỗi bên mông 1.2 triệu đơn vị, tiêm 4 lần, mỗi tuần một lần (tổng liều: 9.6 triệu đơn vị). Chú ý điều trị cả bạn tình.

Cập nhật các tin tức y dược tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here