Healit

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Healit tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Healit là thuốc gì? Thuốc Healit có tác dụng gì? Thuốc Healit giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Thuốc Healit
Hình ảnh: Thuốc Healit

Healit là kem bôi vết thương hở dạng gel, được tiến sĩ y khoa Jiri Labsky nghiên cứu và phát triển dựa trên phát minh kính áp tròng mềm của giáo sư Wichterle.

Healit có thành phần gồm:

Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate hàm lượng 10%

Macrogol 300 hàm lượng 46%

Nước cất 44%

Thuốc Healit giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hộp thuốc Healit
Hình ảnh: Hộp thuốc Healit

Healit là thuốc được nhập khẩu từ Cộng hòa Séc do VH Pharma sản xuất và hiện đang được bán tại 1 số nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá khoảng 400.000 VNĐ/ tuýp dạng gel.

Hãy liên hệ các nhà thuốc uy tín để mua được thuốc đảm bảo chất lượng, đem lại hiệu quả trong điều trị.

Tác dụng

Copolymer 2-hydroxyethyl là 1 copolymer được tạo thành từ phản ứng đồng trùng hợp 2-hydroxyethyl methacrylate bằng liên kết chéo với các amin, hình thành hiệu ứng chắn không gian, ngăn cản quá trình hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Đồng thời, Copolymer 2 – hydroxyethyl có cấu trúc đại phân tử như màng bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ vết thương tránh nhiễm trùng.

Macrogol 300 và nước tinh khiết được sử dụng phối hợp để hình thành cấu trúc gel cho phân tử thuốc, đem lại độ nhớt thích hợp, đảm bảo cho thuốc bám dính trên da và niêm mạc.

Khi bào chế kết hợp các thành phần trên, Healit đem đến tác dụng:

Dọn gốc tự do, ngăn cản quá trình thoái hóa, tạo điều kiện cho quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn.

Cân bằng độ ẩm, tạo pH và nhiệt độ thích hợp, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi tổn thương.

Tạo hàng rào bảo vệ, tránh nhiễm khuẩn đồng thời bảo vệ lớp mô mới phát triển, đang lên da non.

Giảm đau, giảm chảy máu.

Công dụng – Chỉ định

Healit dạng gel có tác dụng cho các vết thương hở, được chỉ định trong các trường hợp sau:

Bỏng độ II, III

Trầy xước hoặc các vết da và niêm mạc

Vết mổ sau phẫu thuật

Nứt kẽ hậu môn

Các vết loét do chấn thương cơ học hoặc biến chứng tiểu đường

Hoại tử do bệnh lý tắc mạch máu

Tham khảo tư vấn của dược sĩ, bác sĩ nếu sử dụng Healit cho các trường hợp khác.

Cách dùng – Liều dùng

Hộp Healit
Hình ảnh: Hộp Healit

Trước khi dùng Healit cần vệ sinh vết thương bằng cách rửa bằng nước sạch, có thể dùng các chất sát trùng. Sau đó, bôi 1 lớp gel mỏng lên vùng tổn thương và vùng lân cận, có thể dát mỏng thuốc bằng tay sạch hoặc bông tăm. Băng lại bằng các loại băng gạc mỡ trong trường hợp tổn thương nặng, lâu hồi phục và băng ngoài bằng các loại băng bông thông thường.

Ngày thay băng và bôi lại thuốc từ 2- 3 lần đối với các vết nứt, xước xa thông thường và dài hơn từ 2-3 ngày đối với các vết loét nặng cần duy trì ổn đinh để hồi phục, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Duy trì dùng thuốc cho đến khi lành hẳn các tổn thương.

Ngoài ra Healit còn có dạng bào chế viên đặt hậu môn, chuyên dùng cho các tổn thương như nứt kẽ hậu môn, chảy máu hậu môn do trĩ.

Chống chỉ định

Không dùng Healit trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Thuốc không gây bất hoạt hay rối loạn bất kì chức năng nào của cơ thể nên được đánh giá rất an toàn và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Hỏi kĩ tư vấn của bác sĩ trước khi dùng để sử dụng Healit có hiệu quả.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng Healit chưa ghi nhận bất kì tác dụng không mong muốn nào do thành phần thuốc không được hấp thu cũng như không xâm nhập được vào trong vòng tuần hoàn nên không gây ra các biến đổi hay tạo độc tính cho cơ thể

Thuốc không can thiệp vào quá trình hồi phục tổn thương theo cơ chế nội sinh của cơ thể, không gây ra xáo trộn hay bất hoạt chất nào trong quá trình bình phục

Nếu bạn dùng Healit mà gặp phải bất kì triệu chứng bất lợi nào, hãy trao đổi lại với bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp.

Chú ý – Thận trọng

Tuýp thuốc Healit
Hình ảnh: Tuýp thuốc Healit

Xem kĩ nhãn thuốc, cách dùng và hạn sử dụng cũng như đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cung cấp đầy đủ thông tin về trình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và các thuốc đang dùng (nếu có) cho bác sĩ để nhận được các tư vấn đầy đủ.

Khi dùng Healit có yêu cầu sử dụng thêm một lớp gạc mỡ trước và băng ngoài cùng bằng gạc bông nhằm duy trì độ ẩm, tạo điều kiện bám dính cho lớp gel Healit và ngăn cản nhiễm trùng cũng như các tác động của môi trường tới vết thương, đảm bảo không gây đau đớn khi thay băng.

Ngừng sử dụng Healit khi gặp các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa rát, đau nhức trong khi bôi và trao đổi các vấn đề gặp phải với bác sĩ điều trị để lựa chọn thuốc thay thế.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, khi dùng bôi núm vú để điều trị nứt hoặc chảy máu đầu vú, cần làm sạch đầu vú trước khi cho trẻ bú.

Để xa tầm với của trẻ em và bảo quản thuốc đúng cách.

Lưu ý khi dùng chung với thuốc khác

Healit không được hấp thu qua da cũng không được hấp thu vào vòng tuần hoàn nên gần như thuốc không gây ra bất kì tương tác nào khi sử dụng đồng thời với các thuốc khác.

Để đảm bảo hiệu quả tối đa khi sử dụng Healit, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh bôi 2 loại thuốc cùng tác dụng lên vùng tổn thương, vì không những không đạt được tác dụng gấp đôi mà đôi khi còn làm mất tác dụng của thuốc.

Qúa liều, quên liều và cách xử trí

Với các vết thương hở, các vết loét thì việc đau rát dường như chính là lời nhắc nhở việc dùng thuốc điều trị đúng giờ. Healit không quy định số lần dùng trong ngày mà thường được dùng sau đã vệ sinh vùng tổn thương.

Trường hợp quá liều thuốc có lẽ sẽ chỉ xảy ra khi dùng Healit sai đường dùng như uống, tra mắt… Trong trường hợp đó, hãy nhanh chóng loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn hoặc rửa mắt nhiều lần bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đồng thời đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ và duy trì thói quen vệ sinh vùng tổn thương sau đó bôi gel Healit để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.

5 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here