K giáp

(0 / 0)

Có rất nhiều bệnh nhân đặt ra câu hỏi là Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Ung thư tuyến giáp chữa trị bằng cách nào? Triệu chứng của Ung thư tuyến giáp là gì ? Bài này songkhoemoingay.com sẽ trả lời cho các bạn tất cả các câu hỏi trên.

Ung thư tuyến giáp là gì?

Bệnh nhân bình thường và bệnh nhân mắc K giáp
Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân bình thường và bệnh nhân mắc K giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết trong cơ thể sản sinh ra các hormon cần thiết cho trao đổi chất, điều hòa nhịp tim, huyết áp và các hoạt động bình thường của cơ thể. Tuyến giáp nằm ở phần trước cổ. thường khó sờ thấy, phía dưới sụn tuyến giáp, hình bướm, chia làm 2 thùy trái và phải. 

Ung thư tuyến giáp (K giáp) hay còn gọi là u tuyến giáp, là tình trạng các tế bào tại tuyến giáp tăng sinh ồ ạt không thể kiểm soát. Những tế bào này chính là tế bào ung thư, lấn át các tế bào bình thường cũng có thể lây lan ra các vùng khác, gây ung thư tiến triển.

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp? Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến giáp?

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến giáp chưa được biết được nhưng di truyền cũng được coi là một nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư, bao gồm ung thư tuyến giáp. Bố mẹ có ung thư thì thế hệ con, cháu cũng có khả năng mắc ung thư tuyến giáp. Hoặc do phóng xạ, do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài (ví dụ thực phẩm có chứa các chất độc, chế độ ăn thiếu iod) hay một lý do ngẫu nhiên nào đó dẫn đến sự biến đổi bất thường trong bộ gen của một người cũng có thể khiến cho các tế bào tuyến giáp trở thành tế bào ung thư.

Yếu tố nguy cơ: một số yếu tố nguy cơ làm tăng hình thành ung thư tuyến giáp như:

Giới tính: không chỉ riêng ung thư tuyến giáp mà hầu như các bệnh ung thư qua các nghiên cứu cho thấy khả năng xảy ra ở phụ nữ cao gấp khoảng 3 lần so với nam giới.

Tuổi tác: ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng độ tuổi phát hiện ra ung thư ở nữ giới vào khoảng 40 – 50 tuổi, ở nam giới thường là 60 – 70 tuổi.

Di truyền: với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư thì tăng khả năng mắc ung thư, tuy nhiên trong thực tế, ngoài do di truyền thì nhiều trường hợp K giáp không có người nhà bị ung thư tuyến giáp.

Thiếu iod trong chế độ ăn uống hàng ngày: ung thư tuyến giáp phổ biến ở những quốc gia mà người dân có chế độ ăn thiếu iod trên thế giới. Thiếu iod làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. 

Phóng xạ: những phóng xạ từ nhà máy điện hay phóng xạ hạt nhân được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây ra ung thư tuyến giáp. Hay xạ trị một số bệnh khi còn nhỏ cũng gia tăng khả năng ung thư tuyến giáp sau này, nguy cơ mắc bệnh cũng tùy thuộc vào liều lượng phóng xạ và độ tuổi của trẻ, còn những người trưởng thành nếu phải tiếp xúc với phóng xạ thì khả năng mắc bệnh thấp hơn.

Triệu chứng và các giai đoạn của ung thư tuyến giáp?

Bác sĩ khám tuyến giáp
Hình ảnh minh họa: Bác sĩ khám tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp biểu hiện ra bằng một khối u ở cổ, khối u này có thể lớn dần theo thời gian và theo mức độ bệnh nếu không điều trị. Bệnh nhân sẽ đau từ phần cổ tới tai, khó thở, khó nuốt; ngoài ra có thể thay đổi giọng nói, khàn giọng, ho liên tục nhưng không phải do cảm lạnh.

Các giai đoạn của K giáp được phân chia từ I đến IV, tùy thuộc vào kích thước của khối u – khối các tế bào ung thư cùng với sự lây lan đến hạch bạch huyết và các vị trí khác. Các giai đoạn này được phân chia khá phức tạp, nhưng càng giai đoạn sau thì càng thể hiện sự tiến triển và nghiêm trọng của ung thư. 

Nếu K giáp được phát hiện giai đoạn đầu, khi bệnh nhân nhận thấy có các nốt, cục hoặc sưng ở cổ và đi khám để được chẩn đoán, thì khả năng cao sẽ điều trị thành công. Nhưng đôi khi ung thư giai đoạn đầu không biểu hiện ra bên ngoài mà phải qua các xét nghiệm máu hoặc siêu âm tuyến giáp mới chẩn đoán được, do đó khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng và hữu ích để sớm nhận biết và điều trị u giáp.

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? U tuyến giáp lành tính và ác tính?

Cần chẩn đoán K giáp càng sớm càng tốt
Hình ảnh minh họa: Cần chẩn đoán K giáp càng sớm càng tốt

Nếu có thể phát hiện ở giai đoạn I, K giáp không trở thành mối nguy hiểm cho bệnh nhân. Khi đó u giáp được coi là lành tính. Điều trị K giáp ngay từ giai đoạn này, tức là khối u chưa lây lan ra các phần khác của cơ thể, bệnh nhân sẽ không gặp di chứng. Trong trường hợp ung thư không thể loại bỏ hoàn toàn, thì mục tiêu điều trị chính là tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư càng tối cùng với việc ngăn chặn ung thư tiến triển, kết hợp với điều trị triệu chứng.

U tuyến giáp được coi là ác tính là khi khối u tuyến giáp đã phát triển rất lớn và lan đến các cơ quan khác trong cơ thể, khi đó có thể hóa trị, xạ trị, phẫu thuật nhưng có thể để lại di chứng. 

Điều trị và phòng ngừa?

Bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm K giáp
Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm K giáp

Tùy theo tiến triển của khối u và theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng hóa trị, xạ trị, liệu pháp hormon, phẫu thuật.

Phòng ngừa ung thư tuyến giáp bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.. Tuy nhiên những người không có các yếu tố nguy cơ cũng có thể mắc bệnh này, do đó khám sức khỏe định kỳ cũng rất cần thiết để phòng tránh u giáp. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như u, cục hay sưng, đau ở cổ, hoặc các triệu chứng bất thường nghi ngờ u giáp, hãy đi khám bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cũng cần lưu ý ung thư tuyến giáp khác với bướu cổ, các triệu chứng bên ngoài của 2 bệnh có thể giống nhau nhưng bản chất khác nhau, do đó cần khám và tiến hành xét nghiệm để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Tham khảo tại https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/about/what-is-thyroid-cancer.html

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here