Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Klavunamox tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày xin xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Klavunamox là thuốc gì? Thuốc Klavunamox có tác dụng gì? Thuốc Klavunamox giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Klavunamox là thuốc gì?
Nhóm thuốc: Kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus, chống kí sinh trùng.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống
Hàm lượng hoạt chất:
Amoxicilin dưới dạng Amoxicilin trihydrate hàm lượng 400mg
Acid clavulanic dưới dạng Clavulanat kali hàm lượng 57mg
Cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.
Thuốc Klavunamox giá bao nhiêu?
Thuốc Klavunamox được sản xuất bởi Atabay Kismya Sanayi Ve Tiscaret A.S – THỔ NHĨ KỲ, có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.
Hiện nay, thuốc Klavunamox được bán với giá là 162.000 đồng/hộp 1 lọ x 70ml. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.
Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.
Tác dụng
Thuốc có
thành phần chính là Amoxicillin và Acid clavulanic. Tác dụng của thuốc dựa trên các thành phần này. Trong đó
Amoxicillin là thành phần quyết định tác dụng của thuốc. Amoxicillin với cấu trúc chứa nhóm beta lactam nên được xếp vào nhóm kháng sinh beta lactam mà cụ thể là Aminobenzylpenicillin. Cũng giống như các thuốc cùng nhóm. Amoxicillin có tác dụng cũng trải qua lần lượt các trình tự. Amoxicillin là kháng sinh ra đời sau hơn các kháng sinh còn lại trong nhóm, tuy nhiên lại thể hiện được ưu điểm vượt trội là uống hấp thu rất tốt, có sinh khả dụng rất cao và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, duy trì được hiệu lực điều trị khá tốt và chỉ phải dùng với liều nhỏ. Amoxicillin tác dụng theo cơ chế: Amoxicillin xâm nhập vào các tế bào đang xảy ra quá trình tổng hợp vách tế bào, tại đây, chúng gắn với 2 loại enzyme, cụ thể la acyl hóa men D – alanin tranferase, ức chế tổng hợp Peptidoglycan, đồng thời hoạt hóa Murein hydroxylase tăng thủy phân Peptidoglycan thành Peptid. Do đó tăng cường phá hủy thành tế bào vi khuẩn, bất hoạt và tiêu diệt vi khuẩn
Amoxicillin có cấu trúc chứa nhóm kháng acid dịch vị nhưng Amoxicillin không có nhóm bảo vệ cấu trúc beta lactam, dễ dàng bị các beta lactamase của vi khuẩn tấn công mở vòng beta lactam làm mất tác dụng của thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị, muốn tiêu diệt được vi khuẩn phải tăng liều rất cao, vì thế, phương án hiệu quả chính là sử dụng 1 yếu tố có khả năng bảo vệ Amoxicillin, đó là Acid Clavulanic, đây cũng là 1 chất thuộc nhóm Penicillin, tuy nhiên Acid clavulanic lại không có tác dụng diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng đề kháng với các Penicillinase của vi khuẩn, từ đó tăng đáng kể hiệu lực diệt khuẩn của Amoxicillin, mở rộng hoạt phổ, tăng hiệu quả điều trị của Amoxicillin so với dùng đơn độc
Phổ tác dụng của thuốc khá rộng:
Vi khuẩn Gram(+): tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn Gram(+),…
Vi khuẩn Gram(-): Salmonella, Shigella, H.influenzae, K.pneumoniae, E.coli, Proteus,….
Đặc biệt là những chủng có khả năng sinh men kháng thuốc.
Công dụng và chỉ định
Thuốc có công dụng diệt khuẩn nên được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm như:
Viêm tai giữa.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi mắc phải thể điển hình.
Nhiễm trùng da và mô mềm.
Nhiễm trùng cơ xương khớp.
Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa biến chứng.
Viêm âm đạo.
Nhiễm khuẩn sản khoa.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống nên được chỉ định dùng bằng cách pha thuốc với lượng nước vừa đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, sau khi pha cần sử dụng ngay, lượng thuốc còn lại liều sau nên bảo quản cẩn thận trong hộp kín đậy nắp, thường uống thuốc sau ăn để tránh các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc.
Đối với phòng chống thải ghép trong:
Liều thường dùng: uống 1 ml 1 ngày chia 2 lần, có thể tăng liều khi nhiễm khuẩn nặng nhưng không quá 1,5ml 1 ngày.
Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi dùng thuốc liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn của thuốc là:
Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đôi khi gây ra rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa,…
Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, ảo giác, sợ hãi, thay đổi nhân cách,…
Đôi khi có phản ứng dị ứng với các biểu hiện ban đỏ trên da, mẩn ngứa, mề đay, sốc phản vệ tuy nhiên rất hiếm gặp.
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Chống chỉ định
Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.
Đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh Penicillin hoặc các thuốc cùng nhóm.
Đối với bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Đối với bệnh nhân có Leukemia cấp dòng lympho.
Đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các chất kháng beta lactamase.
Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Không phối hợp với các thuốc chống đông do làm tăng tác dụng của các thuốc này.
Không phối hợp với các thuốc tránh thai đường uống do làm giảm hấp thu làm hiệu quả tránh thai.
Không phối hợp với Allopurinol do tăng nguy cơ dị ứng da.
Phối hợp với Probenecid làm tăng tác dụng của thuốc.
Phối hợp với chế độ ăn hợp lí.
Không dùng chung với rượu và đồ uống có cồn để tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc và tác dụng điều trị của thuốc.
Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Chú ý: đây là thuốc kê đơn, bệnh nhân chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định, không tự ý dừng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm, uống thuốc đủ liều theo đúng chỉ định.
Thận trọng:
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.
Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.
Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ban đỏ trên da, ngứa, kích ứng da, suy gan, suy thận cấp,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời
Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.