Thuốc Levosum là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

(1 / 5)

Ở những bệnh nhân mắc các bệnh về suy giáp thì việc bổ sung hormon tuyến giáp là vô cùng quan trọng. Levosum là thuốc giúp người bệnh bổ sung hormon tuyến giáp với các liều lượng khác nhau. Bài viết dưới đây, Sống Khỏe Mỗi Ngày xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Levosum.

Thuốc Levosum 0.1mg là gì?

Như đã nêu ở trên, Levosum là thuốc giúp bổ sung hormon tuyến giáp từ bên ngoài. Thuốc dùng để thay thế, bổ sung, điều trị các hội chứng suy giáp, bao gồm cả phụ nữ có thai (trừ trường hợp viêm giáp tạm thời trong hồi phục viêm giáp bán cấp). Thuốc được sản xuất bởi công ty Samnam Pharmaceutical Co., Ltd, Hàn Quốc.

evosum là thuốc giúp người bệnh bổ sung hormon tuyến giáp
evosum là thuốc giúp người bệnh bổ sung hormon tuyến giáp
  • Hoạt chất chính: Levothyroxin Sodium.
  • Phân loại: Thuốc hormon, nội tiết tố.
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
  • Xuất xứ: Hàn Quốc.
  • Số đăng ký: VN-22010-19.

Thành phần

  • Dạng bào chế: Viên nén.
  • Thành phần chính: Levothyroxine Sodium.
  • Hàm lượng 0.1mg.
  • Tá dược vừa đủ hàm lượng 1 viên.

Chỉ định

  • Dùng để điều trị bổ sung hoặc thay thế cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào, ở mọi lứa tuổi (bao gồm cả phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp tạm thời do đang trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp.
  • Ức chế tiết thyrotropin (TSH): Tác dụng này có thể có ích trong bướu cổ đơn thuần và trong bệnh viêm giáp mạn tính (Hashimoto). Levothyroxin trong trường hợp này làm giảm kích thước bướu. Kết hợp cùng với thuốc kháng giáp trong nhiễm độc giáp, giúp ngăn chặn suy giáp và bướu giáp.

Chống chỉ định

Thuốc Levosum chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với levothyroxin.
  • Suy thượng thận không hồi phục.
  • Suy tim mất bù; suy mạch vành; loạn nhịp mất kiểm soát.
  • Các bệnh nhân chưa từng được điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng trong trường hợp bị cường giáp
  • Những bệnh nhân sau phẫu thuật nhưng nồng độ hormon TSH trong máu vẫn ở ngưỡng bình thường thì không sử dụng levosum.
  • Nhiễm độc do tuyến giáp chưa được điều trị và nhồi máu cơ tim cấp.

Cách dùng và liều dùng

Thuốc Levosum dạng viên nén dùng đường uống. Căn cứ vào chỉ số TSH để điều chỉnh liều sao cho phù hợp với các bệnh nhân khác nhau. Levosum uống 1 liều trong ngày, uống vào lúc đói để thuốc được hấp thụ tốt nhất, đạt hiệu quả điều trị cao nhất, thường trước bữa ăn sáng.

Cách dùng và liều dùng thuốc Levosum
Cách dùng và liều dùng thuốc Levosum

Suy tuyến giáp nhẹ

  • Liều khởi đầu: Uống 50 microgam levosum/ngày, uống 1 lần. Tăng thêm liều hàng ngày từ 25 – 50 microgam trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần cho đến khi có đáp ứng mong muốn.
  • Liều khởi đầu ở người bị bệnh tim: 25 microgam/ngày hoặc 50 microgam cách 2 ngày/1 lần. Sau đó điều chỉnh liều cứ 4 tuần lại thêm 25 microgam cho tới khi đạt kết quả điều trị.
  • Ở người không có bệnh tim, có thể nhanh chóng đạt được liều duy trì (100 – 200 microgam) sau khi điều chỉnh theo đánh giá lâm sàng.

Suy tuyến giáp nặng

  • Liều khởi đầu: 12,5 – 25 microgam/ngày, uống 1 lần. Tăng thêm 25 microgam vào liều hàng ngày trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần cho đến khi có đáp ứng mong muốn.
  • Liều duy trì: Uống từ 75 – 125 microgam/ngày uống 1 lần.

Suy tuyến giáp người cao tuổi

  • Liều ban đầu: Uống từ 12,5 – 25 microgam/lần/ngày.
  • Liều tăng dần: Trong khoảng từ 3 – 4 tuần cho đến khi có đáp ứng mong muốn.
  • Liều người lớn, điều trị duy trì: 100 – 200 microgam/ngày, có thể cao hơn tùy theo người bệnh.

Điều trị liệu thay thế cho trẻ em dưới 1 tuổi

Uống từ 25 – 50 microgam/lần/ngày. Một số trẻ em có thể cần liều duy trì cao hơn.

Liều khởi đầu 25 microgam/ngày, tăng dần tới 50 microgam/ngày trong 4 – 6 tuần.

Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về liều dùng cũng như cách dùng của thuốc trước khi sử dụng. Liều bên trên chỉ mang tính chất tham khảo do liều điều trị ứng với mỗi tình trạng bệnh của bệnh nhân khác nhau là khác nhau.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng: Gây trạng thái tăng chuyển hóa tương tự như nhiễm độc giáp nội sinh. Dấu hiệu và triệu chứng như sau: Giảm cân, tăng thèm ăn, đánh trống ngực, bồn chồn, ỉa chảy, co cứng bụng, vã mồ hôi, nhịp tăng nhanh, tăng huyết áp, loạn nhịp, giật rung, mất ngủ, sợ nóng, sốt, rối loạn kinh nguyệt. Triệu chứng không phải lúc nào cũng lộ rõ, có thể nhiều ngày sau khi uống thuốc mới xuất hiện.

Nếu xuất hiện các triệu chứng khi dùng quá liều levosum cần lập tức giảm liều hoặc tạm ngừng dùng thuốc.  Cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ ngay lập tức đối với trường hợp quá liều cấp.

Đối với điều trị cấp, cần điều trị để giảm hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa, ngăn ngừa tác dụng của thuốc lên thần kinh trung ương và ngoại vi, đặc biệt là những tác dụng tăng hoạt động ngoại cảm. Phương pháp để điều trị trong trường hợp này có thể gây nôn, rửa dạ dày hoặc có thể làm giảm hấp thu bằng cách sử dụng Cholestyramin hoặc than hoạt khi người lớn uống trên 10 mg, trẻ em trên 5 mg trong 1 giờ. Cần kiểm soát thân nhiệt, hẹ đường huyết, mất nước nếu có.

Theo dõi triệu chứng thêm 6 ngày sau khi ngừng dùng thuốc, sử dụng glucocorticoid nhằm ức chế chuyển từ T4 thành T3. Bên cạnh đó, thuốc ít được loại bỏ qua bằng đường phân do T4 liên kết với protein nhiều.

Tác dụng phụ của Levosum 0.1mg

Thường gặp

Triệu chứng cường giáp: Sụt cân, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, đau thắt ngực, run, đau đầu, mất ngủ, không chịu được nóng, sốt, hồi hộp, dễ kích thích, ỉa chảy, co cứng bụng, vã mồ hôi.

Ít gặp

Triệu chứng: Rụng tóc.

Hiếm gặp

Dị ứng. Tăng chuyển hóa, suy tim. Loãng xương. Gây liền sớm đường khớp sọ ở trẻ em. U giả ở não trẻ em.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức, thông báo cho bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời nếu gặp tác dụng phụ của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Levosum
Thận trọng khi sử dụng thuốc Levosum
  • Rất thận trọng với bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp. Lưu ý theo dõi sát sao trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân xuất hiện đau vùng ngực, các bệnh tim mạch khác tăng, cần giảm liều.
  • Rất thận trọng với các trường hợp bệnh nhân đái tháo nhạt và đái tháo đường.
  • Cần lưu ý, độc tính của levosum rất mạnh khi dùng chung với các thuốc gây chán ăn. Do đó, không chỉ định levosum để chống béo phì, hỗ trợ giảm cân.
  • Rất thận trọng cho những người có bướu cổ địa phương lâu ngày, bướu cổ to nhưng chức năng giáp bình thường; nam giới trên 60 tuổi, người bệnh đã được chẩn đoán loãng xương; phụ nữ ở lứa tuổi quanh mãn kinh – dù TSH ở mức thấp của giới hạn bình thường.
  • Cần xét nghiệm định kỳ và dùng thêm corticosteroid nhằm ngăn chặn tình trạng suy thượng thận trở nên trầm trọng ở những bệnh nhân suy thượng thận có kèm suy giáp.
  • Hiệu quả sử dụng hoặc dấu hiệu không dung nạp của thuốc không thể thấy ngay, cần theo dõi 15 ngày đến 1 tháng. Không dùng kết hợp levosum cùng Natri iodid.
  • Điều trị hôn mê phù niêm phải dùng kèm glucocorticoid.
  • Ở trẻ em dùng quá liều gây liền sớm khớp sọ.

Người già đã bị thiểu năng giáp lâu ngày

Cần thận trọng khi kê liều levosum với người già, tăng liều từ từ để tránh các gia tăng bất thường về chuyển hóa chung.

Người cao tuổi

Cần hết sức thận trọng, hiện nay đã ghi nhận levosum làm tăng tỉ lệ rung nhĩ lên gấp 3 lần.

Dùng phối hợp thuốc chống đông máu đường uống

Cần kiểm tra thường xuyên thời gian prothrombin và chỉ số INR để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp (chi tiết xem phần Tương tác thuốc).

Thời kỳ mang thai

Cần điều trị tiếp tục cho phụ nữ mang thai mắc thiểu năng tuyến giáp do nhu cầu về hormon tuyến giáp trong thời kì này có thể tăng. Hiện chưa thấy tác hại nào của levosum tới bào thai do levosum khó qua hàng rào nhau thai. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng levosum cho phụ nữ có thai, kiểm soát liều dùng cách kiểm tra định kì nồng độ TSH trong huyết thanh.

Thời kỳ cho con bú

Hiện chưa ghi nhận ảnh hưởng có hại của levosum tới trẻ. Tuy nhiên, một lượng nhỏ levosum được bài tiết theo đường sữa mẹ. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc levosum cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.

Bảo quản

Levosum không bền khi tiếp xúc với ánh sáng, không khí nóng, ẩm.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng (từ 15 đến 30 o C) trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng.
  • Phải hủy bỏ nếu thuốc có dấu hiệu hư hỏng, mốc, chuyển màu.
  • Để thuốc nơi khô ráo, thoáng mát.

Levosum mua ở đâu uy tín?

Levosum là thuốc dùng để điều trị, bổ sung hoặc thay thế hormon tuyến giáp được sản xuất bởi công ty Samnam Pharmaceutical Co., Ltd, Hàn Quốc. Hiện nay, trên thị trường giá bán thấp nhất của Levosum là 165,000đ.

Giá bán này có thể chênh lệch nhau một chút giữa các nhà thuốc và tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu. Vì vậy, hãy tham khảo giá ở nhiều nơi khác nhau và chọn mua ở những nơi uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here