Mezavitin

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Mezavitin tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com  xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Mezavitin là thuốc gì? Thuốc Mezavitin có tác dụng gì? Thuốc Mezavitin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Hoạt chất chính trong 1 viên nang cứng:

Vincamin……………………………20mg

Rutin…………………………………40mg

Tá dược vừa đủ.

Thuốc Mezavitin giá bao nhiêu?

Thuốc Mezavitin do Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây sản xuất hiện đang có giá trên thị trường hiện tại là 360,000VNĐ/1 hộp 6 vỉ x 10 viên/vỉ.

Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể khác nhau giữa các nhà thuốc.

Tác dụng

Mặc dù vincamin đã được sử dụng trong điều trị khoảng 3 thập kỉ, người ta vẫn chưa tìm ra cách thức hoạt động và cơ chế tác dụng chính xác của nó. Người ta biết rằng thuốc có tác dụng giãn mạch mạnh mẽ, thư giãn các tế bào cơ trơn thành mạch máu. Tác dụng của vincamin cũng có tính chọn lọc, tác dụng chủ yếu lên phần não. Điều này làm tăng lưu lượng máu đi đến não cũng như cải thiện việc cung cấp chất dinh dưỡng, oxy và glucose. Kết quả là cải thiện sản xuất năng lượng trong não cũng như tăng sự hấp thu các nguồn lực quan trọng để bảo trì tế bào. Vincamin còn có một cơ chế tác dụng khác, đó là kích hoạt một phần của thân não là được gọi là locus coeruleus. Đây là vị trí trong não tổng hợp noradrenalin và bao gồm chủ yếu là các tế bào thần kinh cỡ trung bình. Khi chúng ta già đi, số lượng các tế bào thần kinh này suy giảm và dường như cũng mất hiệu quả. Vincamin hoạt động bằng cách đánh thức các noron này và kích hoạt lại chúng, giúp bù đắp một số sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi.Rutin: Rutin là một flavonoid, đã chứng minh tác dụng bảo vệ thần kinh đối với thiếu máu não, thúc đẩy sự sống của tế bào mào thần kinh, chống co giật, hoạt tính chống Alzheimer và rối loạn vận động tăng động, chống trầm cảm, đột quỵ. Một số tác dụng khác như chống viêm, chống đái tháo đường, tăng cholesterol máu, trị tăng huyết áp, ngừa loét đường tiêu hóa, chống hen, chống loãng xương, lợi tiểu, bảo vệ tinh trùng, mô tinh hoàn, hoạt tính kháng khuẩn, virus, nấm, chống ung thư… Tuy nhiên ít có tác dụng nào được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Mezavitin có công dụng tăng lưu lượng máu lên não, giúp cải thiện các tình trạng suy giảm trí nhớ ở người nhà.

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: Điều trị các triệu chứng suy giảm trí tuệ ở người cao tuổi.

Ngoài ra, thuốc có thể được bác sĩ chỉ định cho một số trường hợp khác ngoài các chỉ định đã nêu ở trên.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Dạng dùng là viên nang cứng.

Liều dùng

Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ

Phản ứng dị ứng: ngứa, phát ban…

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

Hạ huyết áp quá mức.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ.

Chú ý – Thận trọng

Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.

Thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tim mạch.

Thận trọng với các thuốc có nguy cơ gây xoắn đỉnh như amiodaron, quinidin (điều trị loạn nhịp tim), kháng sinh quinolon…

Thận trọng với các thuốc gây hạ kali huyết như các lợi tiểu mạnh, amphotericin B (IV)…

Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Các thuốc amiodaron, quinidin, kháng sinh quinolon, amphotericin B (IV), lợi tiểu không giữ kali…: Nguy cơ xoắn đỉnh tăng lên khi dùng chung với mezavitin. Xoắn đỉnh có thể dẫn đến các hậu quả trầm trọng hơn như rung thất, ngừng tim. Hạ kali huyết là điều kiện thuận lợi cho xoắn đỉnh xảy ra.

Thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Chưa có những nghiên cứu về các trường hợp quá liều vincamin hoặc rutin.

Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.