Phezam

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Phezam tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Phezam là thuốc gì? Thuốc Phezam có tác dụng gì? Thuốc Phezam giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Thành phần thuốc Phezam
Hình ảnh: Thành phần thuốc Phezam

Trong một viên nang cứng có chứa:

Piracetam…………………400mg

Cinnarizin…………………25mg

Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm:

  •  Lactose monohydrate
  • Silica colloidal khan
  • Magnesium stearate.

Thành phần vỏ nang cứng là:Titanium dioxide (E171), gelatin.

Thuốc Phezam giá bao nhiêu?

Thuốc Phezam do công ty Balkanpharma-Dupnitsa, Ấn Độ sản xuất hiện đang có giá trên thị trường là 185.000 VNĐ/ Hộp 6 vỉ x 10 viên nang

Tác dụng

Phezam có hoạt chất chính là Piracetam – là chất hướng tâm thần có tác dụng tăng cường các phản ứng chuyển hóa ở não bộ đặc biệt là vùng vỏ não, tăng cường sự hoạt động của các nowtron khi môi trường không cung cấp đủ oxy bằng cách làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ thể, duy trì hoạt động tạo ATP đồng thời hoạt hóa GBPD. Ngoài ra Piracetam còn tác dụng lên các chất trung gian dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin làm tăng khả năng học tập và làm việc hiệu quả.

Phezam

Cinnarizin bản chất là thuốc kháng histamin h1. Phần lớn các thuốc kháng histamin cũng có tác dụng an thần. Thuốc Cinnarizin có khả năng chặn các thụ thể tại cơ quan tận cùng của tiền đình từ đó ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin. Cinnarizin còn là thuốc đối kháng calci. Thuốc có tác dụng đối kháng với kênh calci làm co các tế bào cơ trơn mạch máu. Cinnarizin cũng thường xuyên được dùng trong các chứng rối loạn tiền đình.

Công dụng – Chỉ định

Trong điều trị lâm sàng, thuốc được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp

Các bệnh lý não( do tổn thương não) có nguyên nhân khác nhau.

Tổn thương hệ tiền đình (hội chứng Meniere) và bệnh lý mê đạo: Biểu hiện có các triệu chứng như rung giật nhãn cầu, buoogn nôn, nôn, hoa mắt, ù tai, chóng mặt.

Trường hợp suy mạch máu não mãn tính, các rối loạn sau đột quỵ và các trường hợp tiềm ẩn nguy cơ xơ vữa động mạch.

Các trường hợp tổn thương não nhẹ hoặc sau chấn động não.

Chống say tàu xe và chứng đau nửa đầu

Cách dùng – Liều dùng

Vỉ thuốc Phezam

Cách dùng: Thuốc được dùng đường uống

Liều dùng dành cho người lớn: 1-2 viên/lần; 3 lần/ngày dùng liên tục trong 1-3 tháng tùy vào độ nghiêm trọng của bệnh.

Liều dùng cho bệnh nhân suy thận: Phụ thuộc theo độ thanh thải creatinin

Đột thanh thải creatinin 60-40 ml/ phút: Giảm ½ liều dùng

Đột thanh thải creatinin 40-20 ml/ phút: Dùng ¼ liều bình thường

Đối với trẻ em: 1 ngày sử dụng 1-2 lần mỗi lần 1-2 viên. Tuy nhiên không được sử dụng liên tục quá 3 tháng

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân nào bị mẫn cảm với abast kì thành phần nào của thuốc kể cả tá dược

Bệnh nhân đột qujy do xuất huyết não

Bệnh nhân bị suy thận nặng

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra như rối loạn tiêu hóa, tăng tiết nước bọt, nôn mửa

Có thể xảy ra các trường hợp quá mẫn như phát ban, nhạy cảm với ánh sáng, mày đay

Điều trị kéo dài ở người cao tuổi có thể gây rối loạn cơ bắp như biểu hiện run.

Một số ca ghi nhận thuốc gây ra rối loạn giấc ngủ, bồn chồn, phấn khích

Thông báo cho bác sĩ khi bạn gặp bất kì triệu chứng gì bất thường.

Chú ý – Thận trọng

Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang gặp các tình trạng sau:

Bị bệnh Parkinson

Bạn bị suy gan – Cần theo dõi chỉ số men gan

Bạn bị tăng nhãn áp

Nếu bạn bị suy thận nên giảm liều điều trị hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc giữa hai liều.

Thuốc không được dùng cho phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu.

Thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ nên không dùng cho phụ nữ đang cho con bú

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Trong quá trình nghiên cứu lâm sàng, Phezam dung nạp tốt và gần như không có phản ứng bất lợi nào được quan sát thấy.

Triệu chứng quá liều: Có thể gây rối lọan tiêu hóa. Ngoài ra quá liều thuốc có thể  gây mất ngủ, bồn chồn, sảng khoái, khó chịu, run, hiếm khi có ác mộng, ảo giác và co giật.

Điều trị quá liều: Điều trị triệu chứng.

Quên liều: Nếu bạn quên uống Phezam bạn nên đợi tới lần sử dụng sau và tuyệt đối không nên gấp đôi liều dùng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here