Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Poltrapa tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Poltrapa là thuốc gì? Thuốc Poltrapa có tác dụng gì? Thuốc poltrapa giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Để mua thuốc liên hệ ngay 098 572 9595
Thành phần
Trong một viên nén có chứa:
- Paracetamol……………………………………………325 mg
- Tramadol Hydrochlorid………………..……………….37,5 mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Thuốc Poltrapa giá bao nhiêu?
Poltrapa do công ty Polfarmex S.A sản xuất hiện nay đang có giá trên thị trường là 750.000 VNĐ/ Hộp ( giá chỉ mang tính chất tham khảo)
Tác dụng
Paracetamol là một thuốc thuộc nhóm giảm đau không steroid (NSAID) với tác dụng chủ yếu là giảm đau, hạ sốt, tác dụng này tốt hơn aspirin nhưng paracetamol lại không có tác dụng chống viêm như các thuốc cùng nhóm. Cơ chế tác dụng của paracetamol là ức chế enzym COX ( một enzym xúc tác tổng hợp prostagrandin là những chất gây ra phản ứng đau, sốt, viêm, ức chế COX 2 có tác dụng điều trị, ức chế COX 1 gây tác dụng phụ loét dạ dày tá tràng ), thông thường các thuốc NSAID tác dụng lên cả 2 COX, so với các thuốc NSAID khác thì paracetamol có rất ít tác dụng phụ với liều điều trị. Paracetamol cũng như các thuốc NSAID đều chỉ là thuốc chữa trị triệu chứng.
Tramadol Hydrochlorid liên kết với các thụ thể opioid receptor của tế bào thần kinh và cũng là chất ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin nên cơ chế tác dụng là giảm đau qua trung ương. Thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, hiệu lực khoảng từ 1/10 đến 1/6 Morphin.
Việc phối hợp hai thuốc này được đánh giá trên động vật thí nghiêm là làm tăng tác dụng giảm đau.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Poltrapa được chỉ định trong các trường hợp đau vừa đến nặng, những trường hợp đau khi có chống chỉ định hoặc sử dụng các thuốc giảm đau khác không có hiệu quả.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Thuốc được dùng đường uống
Liều lượng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : Tối đa 1-2 viên trong khoảng 4-6h, không quá 8 viên/ngày. Thuốc uống không bị ảnh hưởng bởi thức ăn
Trẻ em dưới 12 tuổi : Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em.
Liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều
Bệnh nhân suy thân: Người suy thận nặng có độ thanh thải creatinin dưới 10 ml / phút không nên dùng thuốc. Người có độ thanh thải creatinin từ 10 – 30 ml / Phút thời gian sử dụng giữa các liều cần tăng lên 12h.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp nhất là trên hệ thần kinh và tiêu hóa: buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.
Ít gặp hơn là : suy nhược cơ thể, mệt mỏi, xúc động mạnh, đau đầu, rùng mình, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ngứa, tăng tiết mồ hôi….
Hiếm gặp: đau ngực, rét run, ngất, hội chứng cai thuốc, tăng huyết áp, tụt huyết áp, co giật, mất thăng bằng, khó nuốt, phù lưỡi, co giật, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, nhịp điệu, arrythmia.
Chống chỉ định
Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú vì độ an toàn của thuốc đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa được nghiên cứu
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc có nguy cơ gây co giật khi dùng đồng thời Tramadol với các thuốc SSRI ( ức chế tái hấp thu serotonin ), TCA ( các hợp chất 3 vòng ), các Opioid, IMAO, thuốc an thần hay thuốc giảm ngưỡng co giật, trên các bệnh nhân động kinh, bệnh nhân tiền sử co giật
Thuốc có nguy cơ gây suy hô hấp ở những bệnh nhân dùng tramadol liều cao với thuốc tê, thuốc mê, rượu.
Thận trọng khi sử dụng cho bênh nhân chấn thương đầu, nghiện thuốc phiện vì có khả năng nghiện lại, bệnh nhân nghiên rượu có ngu cơ gây độc tính gan
Khi sử dụng Naloxon trong xử lí quá liều Tramadol có thể gây tăng nguy cơ co giật
Với bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin dưới 30 l/phút được khuyến cáo liều dùng không qua 2 viên cho mỗi 12h
Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng
Không dùng quá liều chỉ định
Không dùng thêm thuốc khác chứa paracetamol hoặc tramadol
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi dùng thuốc chung với thuốc ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin có thể tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ gồm chứng co giật và hội chứng serotonin.
Dùng với Carbamazepin làm tăng đáng kể chuyển hóa tramadol gây giảm tác dụng giảm đau của thuốc.
Dùng với Quinidine hay các thuốc ức chế CYP2D6: làm tăng hàm lượng Tramadol do hạn chế chuyển hóa.
Dùng với Cimetidine: chưa được nghiên cứu
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Biểu hiện lâm sàng của quá liều có thể là các dấu hiệu hay triệu chứng của ngộ độc Paracetamol, Tramadol hay cả hai.
Ngộ độc Tramadol hậu quả nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp, hôn mê, co giật, ngừng tim, tử vong
Ngộ độc paracetamol có thể độc cho gan, triệu chứng quá liều Paracetamol có thể là: chán ăn, buồn nôn, nhợt nhạt, vã mồ hôi, triệu chứng nhiễm độc gan có thể xuất hiện sau 48-72h sau khi uống thuốc.