Nội dung chính
Răng khôn là răng số 8 thường là răng mọc muộn nhất trong tất cả các răng. Có những người sống cả đời cũng không thấy răng khôn mọc nhưng cũng có những người đang ở tuổi thành niên đã có răng khôn. Răng khôn đa số mọc vào những lúc mà con người ta đã trưởng thành và ổn định bộ sương hàm. Chính vì điều này làm cho răng khôn không có chỗ để mọc từ đó để có thể mọc được thì bắt buộc răng khôn sẽ làm tổn thương cấu trúc hàm và lợi dẫn đến đau đớn. Bài Viết này https://songkhoemoingay.com xin được giới thiệu tới các bạn các cách chữa, giảm đau khi mọc răng khôn.
Răng khôn là gì? Mọc răng khôn gây đau nhức như thế nào?
Răng khôn là răng hàm thứ 3 và mọc trong cùng, thường mọc khi chúng ta đến tuổi vị thành niên hoặc lớn hơn một chút. Tuy nhiên những chiếc răng này hay mọc sai lệch gây ra chèn ép các răng bên cạnh, có thể ảnh hưởng đến cả xương hàm hoặc các dây thần kinh. Do đó, mọc răng khôn khiến ta khó chịu, thậm chí gây đau đớn và mệt mỏi cho cơ thể.
Bên cạnh đó trong quá trình răng khôn nhú lên, nướu sẽ phải mở ra – dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn, bệnh nhân có các triệu chứng của viêm như sưng chân răng trong cùng, mẩn đỏ, đau, sốt nóng. Những người mọc răng khôn cũng dễ bị sâu răng hơn bởi vị trí của những răng này khá khuất, các hoạt động đánh răng, chải răng khó khăn hơn. Nhìn chung mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Mọc răng khôn đau thì phải làm sao? Mọc răng khôn nên làm gì, không nên làm gì?
Bởi răng khôn mọc sẽ gây đau nhức răng, sưng nướu, sưng lợi răng khôn, và các triệu chứng viêm nhiễm khác, cho nên có một số thực phẩm nên ăn mà mọi người nên chú ý, chẳng hạn như nên ăn các đồ ăn thức uống lỏng, dễ nhai, dễ nuốt (như cháo, súp, các đồ ăn xay nhuyễn). Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau hàm, ê ẩm mình mẩy, vì vậy lưu ý người mọc răng khôn cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó khi đau răng không nên ăn các đồ ăn cứng, khó nhai, tránh những đồ quá lạnh, quá nóng, cay, chua bởi có thể gây kích ứng và làm trầm trọng hơn tình trạng sưng đau; tương tự, tránh các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước có ga… để dễ dàng hồi phục khi đau nhức răng khôn.
Cách chữa đau răng khôn là gì?
Bạn có thể sử dụng những biện pháp tại nhà để giảm thiểu nhất thời các triệu chứng đau nhức do mọc răng khôn như vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có thể sử dụng các loại kem đánh răng tinh dầu bạc hà; sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hay sử dụng tinh dầu đinh hương hoặc gel nha đam để bôi, nhỏ trực tiếp vào nơi răng đau. Ngoài ra, dân gian cũng sử dụng tinh dầu oải hương, tinh bột nghệ, tỏi, gừng,… như những mẹo chữa đau răng khôn.
Bác sĩ cũng sẽ kê các thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen hoặc khuyên bạn sử dụng gel gây tê để giảm đau nhất thời.
Tuy nhiên những biện pháp trên không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau do mọc răng khôn, do đó nhổ răng khôn là cần thiết.
Răng khôn có nên nhổ không? Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?
Răng khôn sẽ không giúp bạn “khôn” hơn và trên thực tế răng khôn mọc ra không đem lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng xấu đến các răng lân cận. Do đó việc nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến sức khỏe, hơn nữa còn hữu ích, nhổ răng khôn tránh được tình trạng các răng khác bị chèn ép, chấm dứt tình trạng đau nhức.
Bạn hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn nhổ răng khôn. Có thể nhổ răng khôn khi răng nhú qua nướu, trường hợp này nhổ khá dễ dàng; hoặc cũng có thể nhổ khi còn dưới nướu nhưng sẽ phức tạp hơn.
Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể chảy máu trong vòng vài giờ, có thể sử dụng gạc ẩm sạch để đặt vào và nên cắn chặt. Hoặc sử dụng một túi trà ẩm cũng nhanh giúp bạn cầm máu. Nếu chảy máu nhiều và lâu hơn, hãy hỏi ý kiến nha sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn xử trí. Cần tránh súc miệng mạnh, các chất lỏng nóng bởi chúng sẽ khiến bạn chảy máu lại. Trong 24 giờ đầu nếu đánh răng, bạn không nên đánh trực tiếp vào nơi nhổ răng; ngày hôm sau chỉ đánh răng nhẹ nhàng tại những vị trí này. Nếu như trước khi nhổ bạn có thể sử dụng các nước súc miệng chứa các loại tinh dầu thì sau khi nhổ không nên sử dụng bởi dễ kích ứng, sử dụng nước súc miệng nhẹ dịu hoặc nước muối sinh lý.
Sưng mặt gần vị trí nhổ răng cũng là một triệu chứng xuất hiện sau khi nhổ, bạn có thể bọc đá lại để chườm, chườm khoảng 10 phút, rồi nghỉ khoảng 20 phút, cứ lặp lại như vậy, vị trí sưng sẽ hồi phục dần. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
Nhìn chung, tốc độ hồi phục của bạn sau nhổ tùy thuộc vào mức độ khó của việc nhổ răng và giai đoạn mà răng mọc. Bệnh nhân cần theo dõi tình trạng vị trí nhổ những ngày tiếp theo. Đôi khi một số biến chứng có thể xảy ra với người nhổ răng khôn, chẳng hạn như ảnh hưởng đến dây thần kinh trong xương hàm nơi vị trí răng khôn mọc khiến tê lưỡi, môi hoặc cằm, kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Hay bạn cũng có thể bị tình trạng vị trí nhổ không có khả năng đông máu, làm vết thương khó lành, hoặc gây ra mùi hôi miệng. Nếu gặp phải những biến chứng này hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào khác, bệnh nhân hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để chữa trị.
Tham khảo tại https://www.webmd.com/oral-health/wisdom-teeth#1