Say nắng

(0 / 0)

Càng ngày thời tiết Việt Nam mùa hè càng khắc nhiệt. Theo thống kê 2019 ở Việt Nam có rất nhiều đợt nắng nóng trên 40 độ. Khi nhiệt độ ngoài trời cao hơn nhiệt độ của cơ thể cộng thêm không có gió hay ở trong môi trường kín khí thì rất dễ bị say nắng, say nóng. Bài viết này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin giới thiệu tới các bạn các vấn đề như: Say nắng là gì? Biểu hiện của say nắng là gì? Cách xử trí say nắng như thế nào?… Dưới đây là thông tin chi tiết.

Say nắng là gì? Nguyên nhân say nắng?

Say nắng - Say nóng
Hình ảnh minh họa: Say nắng – Say nóng

Khi một người làm việc, chơi thể thao, đi lại hoặc ở quá lâu dưới trời nắng nóng mà không có quần áo bảo hộ hoặc biện pháp che chắn, nhất là để nắng chiếu vào vùng cổ, gáy thì sẽ bị say nắng. Khi đó cơ thể của chúng ta không thể tự điều nhiệt do trung tâm điều nhiệt bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt, cùng với mất nước, nếu tiếp tục để lâu có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bị say nắng.

Một tình trạng gần giống như say nắng đó là say nóng. Say nóng chỉ tình trạng cơ thể phải chịu tác động của nhiệt độ cao và môi trường kín ví dụ như những người làm việc ở phòng kín, hầm, lò kín,… Trong trường hợp này, cơ thể cũng gặp phải các tình trạng rối loạn vận mạch và thân nhiệt.

Ngoài ra, tình trạng say nắng, say nóng có xu hướng dễ xảy ra đối với những người có khả năng tự điều nhiệt kém như người già, trẻ nhỏ, hay một số người mắc bệnh mạn tính. Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố nguy cơ khác như: uống không đủ nước;  di chuyển đột ngột từ nơi mát (ví dụ phòng có điều hòa) ra trời nắng; người thừa cân, béo phì; người có tiền sử say nắng,… Một số người sử dụng các thuốc như kháng histamin, thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, thuốc điều trị Parkinson, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,… hay các đối tượng sử dụng những chất gây nghiện cũng dễ bị say nắng, say nóng.

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dẫn đến say nắng
Hình ảnh minh họa: Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dẫn đến say nắng

Biểu hiện của say nắng, say nóng? 

Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mồ hôi ra rất nhiều hoặc không thể ra mồ hôi, người mệt lả. Bệnh nhân cũng có thể có các biểu hiện như đánh trống ngực, tăng nhịp tim, co rút cơ bắp, …

Sau đó bệnh nhân có thể ngất xỉu. Thân nhiệt của bệnh nhân tăng, có thể lên đến hơn 40 độ C. Nếu không được sơ cứu kịp thời bệnh nhân có thể tiếp tục rối loạn điện giải, rối loạn tuần hoàn, trụy tim mạch, suy hô hấp, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra những người say nắng, say nóng cũng có thể gặp ảo giác, hoang tưởng, co giật,… và trong trường hợp nào cũng cần sơ cứu kịp thời để bệnh nhân dễ dàng hồi phục.

Biểu hiện của say nắng, say nóng
Hình ảnh minh họa: Biểu hiện của say nắng, say nóng

Say nắng, say nóng có nguy hiểm không?

Say nắng nếu được sơ cứu kịp thời sẽ không để lại những biến chứng cũng như không nguy hiểm đến tính mạng. Tương tự, nếu bệnh nhân say nắng, say nóng quá lâu mà không có các biện pháp hạ nhiệt kịp thời dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tăng nguy cơ tử vong.

Say nắng dễ xảy ra hơn đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ, điều này dẫn đến sự chủ quan đối với người khỏe mạnh, đặc biệt là nam giới. Chính bởi sự chủ quan khiến cho những người này không có biện pháp bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng và nhiệt độ cao, cũng như chủ quan trước các triệu chứng nhẹ, có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Say nắng, say nóng còn làm tăng khả năng say nắng, say nóng của một người trong tương lai. Do đó đề phòng và xử trí kịp thời khi gặp phải tình trạng này là vô cùng cần thiết.

Khi bị say nắng cần xử trí như thế nào?

Bệnh nhân thường gặp tình trạng say nắng vào những ngày nắng nóng cao điểm
Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân thường gặp tình trạng say nắng vào những ngày nắng nóng cao điểm

Bệnh nhân say nắng, say nóng cần đưa ngay vào nơi râm, mát, thoáng gió. Sau đó cần làm mát cơ thể cho bệnh nhân, hãy cởi bỏ lớp quần áo không cần thiết để dễ dàng hạ nhiệt, uống bổ sung nước; sử dụng quạt mát, dùng vải ướt để lau qua. 

Nếu bệnh nhân đã hạ thân nhiệt, tỉnh lại sau khi ngất tức là đã an toàn, chỉ cần theo dõi thêm tình trạng của bệnh nhân. Nếu không cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu, khi đó có thể tiến hành rửa dạ dày hoặc trực tràng. Nghiêm trọng hơn,

Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu hạ nhiệt hoặc vẫn bất tỉnh cần được cấp cứu, khi đó cần có các biện pháp hỗ trợ thông thoáng đường thở, hỗ trợ tuần hoàn, tim mạch; trong một số trường hợp bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống động kinh hoặc giãn cơ để kiểm soát co giật hoặc can thiệp một số biện pháp khác trong trường hợp cần thiết. Sau đó cũng cần theo dõi để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý cần biết và cách phòng tránh say nắng, say nóng?

Lưu ý không nên cho bệnh nhân sử dụng thuốc hạ nhiệt như Paracetamol hoặc Aspirin bỏi chúng không có tác dụng hạ nhiệt trong trường hợp này, cần tránh những thuốc tương tự nếu bệnh nhân có nghi ngờ say nắng, say nóng.

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ và nắng nóng trong nhiều giờ, chúng ta cần uống nhiều nước cả ngày; mặc quần áo nhẹ, sáng màu, quần áo thoáng và thấm mồ hôi. Tránh hoạt động và làm việc từ khoảng 10 giờ sáng và 4 giờ chiều và mùa hè, nếu không thể tránh  được, cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi xen kẽ, trong lúc đó hãy cởi bỏ mũ bảo hiểm, quần áo bảo hộ, các thiết bị nặng để cơ thể được thông thoáng. Ngoài ra, cà phê và rượu góp phần khiến cơ thể nhanh mất nước hơn, do đó cần giảm thiểu những đồ uống này.

Trong trường hợp bạn thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hãy tìm ngay đến chỗ râm mát hoặc đi ra nơi thoáng gió, bổ sung nước mát. Có thể tìm người đến hỗ trợ nếu cảm thấy các triệu chứng trên trầm trọng hơn, để cơ thể nhanh hồi phục.

Tham khảo tại https://www.health.harvard.edu/a_to_z/heat-stroke-hyperthermia-a-to-z?fbclid=IwAR2aIXyFV23gsF1xpbj89mAp9uYKEMm0QjFZtFS0g24XA-d8pldPBXb0dfs

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here