Sinh lý bệnh Viêm

(0 / 0)

Hiện nay có rất nhiều bệnh gây ra hiện tượng viêm như mọc mụn, viêm họng, viêm va, viêm da. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cơ chế gây ra viêm và các giai đoạn của quá trình viêm để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Bài này songkhoemoingay.com xin được giới thiệu tới các bạn sinh lý bệnh quá trình viêm.

Viêm là gì?

Quá trình sưng - nóng -đỏ -đau
Hình ảnh: Quá trình sưng – nóng -đỏ -đau

Viêm là quá trình bệnh lý thường gặp nhất, xảy ra ở tất cả các động vật đa bào, các cơ quan, các mô.

Viêm gồm có 4 biểu hiện bên ngoài: sưng, nóng, đỏ, đau và gây rối loạn chức năng của cơ thể. Viêm là 1 phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh, là 1 quá trình bệnh lý phức tạp gồm nhiều hiện tượng: tổn thương tổ chức, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn, bạch cầu đến tại ổ viêm thực bào, tế bào tăng sinh.

Tại ổ viêm, có những biến đổi chủ yếu: rối loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, tổn thương mô và tăng sinh tế bào.

Các giai đoạn của quá trình viêm

Thường xảy ra rất sớm, ngay sau khi các yếu tố gây viêm xâm nhập, gồm 4 biểu hiện chính: rối loạn vận mạch, hình thành dịch rỉ viêm, bạch cầu xuyên mạch, bạch cầu thực bào.

Rối loạn vận mạch

Ở giai đoạn rối loạn vận mạch có 4 giai đoạn nhỏ với ý nghĩa cực kì quan trọng gây nên các biểu hiện lâm sàng của quá trình viêm. Cụ thể các giai đoạn này là:

Co mạch chớp nhoáng

Thần kinh co mạch bị kích thích, hưng phấn dẫn đến co các tiểu động mạch: xảy ra rất sớm và rất ngắn.

Hiện tượng xảy ra chỉ quan sát được trên thực nghiệm, ít có ý nghĩa trong lâm sàng nhưng là hiện tượng mở màn cho chuỗi các phản ứng dây truyền xảy ra sau đó.

Xung huyết động mạch

Hiện tượng

Các mao động mạch giãn rộng  làm cho tăng lưu lượng và áp lực dẫn đến mạch chứa đầy máu. Ổ viêm chứa lượng lớn máu nhiều oxy cung cấp năng lượng thực bào và chuyển hóa ái khí.

Biểu hiện bên ngoài của quá trình viêm là: sưng, nóng, đỏ, đau. Tùy từng trường hợp mà xung huyết động mạch có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể có sốt.

Cơ chế của quá trình xung huyết động mạch:

 

Tế bào mast giải phóng các chất trung gian hóa học
Hình ảnh: Tế bào mast giải phóng các chất trung gian hóa học

Sau khi co mạch, lúc đầu do cơ chế phản xạ, các yếu tố gây viêm (VSV, độc tố, hóa chất) tác động trực tiếp lên thần kinh giãn mạch. Sau đó, dưới tác động của cơ chế thể dịch làm giãn động mạch:

  • Các sản phẩm được tạo ra tại ổ viêm (các enzym của tế bào chất)
  • Các chất trung gian hóa học được tạo ra từ tế bào mast và bạch cầu (histamin, bradykinin, PG)
  • Các sản phẩm hoạt động thực bào của bạch cầu (lecotrien, protease)
    H+, K+, các cytokin, các sản phẩm của các tế bào hoại tử

Ý nghĩa:

  • Máu đến nhiều, tốc độ máu chảy nhanh, oxy đến cùng với chuyển hóa tăng lên làm tăng nhiệt độ tại ổ viêm và năng lượng tăng thu hút bạch cầu di chuyển đến ổ viêm và thực bào.
  • Các mao động mạch giãn cùng với áp lực máu tăng làm cho bạch cầu xuyên mạch dễ dàng
  • Máu đến nhiều mang theo nhiều bạch cầu, kháng thể, bổ thể .
  • Thành mao động mạch giãn và áp lực máu tăng làm cho nước và 1 số chất trong lòng mạch thoát vào gian bào dẫn đến sưng nề, hình thành dịch rỉ viêm chèn ép gây ra hiện tượng đau nhức.
  • Cuối giai đoạn, máu động mạch cô đặc dần, bạch cầu bám mạch tăng lên cản trở tốc độ dòng máu.

Xung huyết tĩnh mạch

xung huyết tĩnh mạch
Hình ảnh: Quá trình chuyển sang giai đoạn xung huyết tĩnh mạch

Hiện tượng

  • Các mao tĩnh mạch giãn, dòng máu đong đưa.

Biểu hiện bên ngoài: ổ viêm bớt nóng, từ đỏ tươi của xung huyết động mạch sang tím sẫm, đau âm ỉ.

Cơ chế

  • Do thần kinh vận mạch bị tê liệt, các chất gây giãn mạch ứ lại nhiều hơn tại ổ viêm

Ý nghĩa

  • Dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị sửa chữa, cô lập ổ viêm, ngăn cản tác nhân gây bệnh.
 ứ máu
Hình ảnh: Giai đoạn ứ máu

Hiện tượng

  • Dòng máu bị cản trở, máu bị cô đặc, hồng cầu di chuyển chậm.

Cơ chế

  • Thần kinh vận mạch bị tê liệt.
  • Các chất giãn mạch: histamin, PG làm tăng tính thấm làm cho máu đặc quánh.
  • Độ nhớt máu tăng cao tạo ma sát lớn. Bạch cầu bám vào thành mạch, cản trở lưu thông. Tế bào nội mô hoạt hóa và phì đại, xuất hiện nhiều phần tử bám dính
  • Vận chuyển máu khó khăn
  • Nước tràn vào mô kẽ, gây phù, chèn ép vào thành mạch.
  • Hình thành huyết khối gây tắc mạch

Ý nghĩa

  • Cô lập ổ viêm làm cho yếu tố gây bệnh không thể lan rộng và tăng cường quá trình sửa chữa.
  • Cuối giai đoạn ứ máu, ổ viêm đã được khu trú. Lúc này có thể chọc tháo mủ để giảm đau, cho kháng sinh trực tiếp, chống bội nhiễm, giúp tổn thương chóng hồi phục.

Hình thành dịch rỉ viêm

Quá trình hình thành dịch rỉ viêm
Hình ảnh: Quá trình hình thành dịch rỉ viêm

Dịch rỉ viêm là các sản phẩm tiết ra tại ổ viêm, xuất hiện ngay khi xung
huyết động mạch; gồm: nước, các thành phần hữu hình và các thành phần hòa tan.

Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm:

  • Tăng áp lực thủy tĩnh trong các mạch máu tại ổ viêm do xung huyết và ứ máu làm cho đẩy nước ra khỏi thành mạch, ứ đọng tại gian bào.
  • Tăng áp lực keo tại khoảng gian bào ổ viêm: Các chất có hoạt tính như NO, histamin, PG gây giãn mạch làm thoát protein và các thành phần hữu hình ra khoảng gian bào tại ổ viêm làm cho dịch rỉ viêm chứa nhiều protein.
  • Tăng áp lực thẩm thấu tại gian bào ổ viêm: hậu quả của sự tích lại các ion và hóa chất phân tử nhỏ.

Thành phần và tính chất dịch ổ viêm:

  • Các thành phần trong lòng mạch thoát ra: nước, muối, protein huyết tương, các thành phần hữu hình.
  • Protein bao gồm: albumin, globulin, các KT cùng thực bào chống lại các tác nhân gây viêm; fibrinogen làm đông dịch rỉ viêm và tạo hàng rào bảo vệ
  •  Thành phần hữu hình: hồng cầu, tiểu cầu, chủ yếu là bạch cầu. Sau thực bào, sản phẩm của độc tố gây bệnh tiết ra làm chết BC làm giải phóng ra enzym dẫn đến hủy hoại mô xung quanh, tiêu hủy các thành phần hoại tử để dòng máu đưa ra khỏi ổ viêm.
    => Nồng độ protein trong dịch ổ viêm rất cao. (Phản ứng Rivalta (+)).

Các sản phẩm tạo ra tại ổ viêm

  • Các yếu tố gây viêm: vi khuẩn, độc tố vi khuẩn…
  • Các hóa chất trung gian: histamin, serotonin, acetylcholin
  • Các kinin huyết tương do rối loạn tiêu protein gây giãn mạch, gây đau: bradykinin
  •  Các chất tiết từ dịch rỉ viêm: leukotaxin làm tăng tính thấm mạch và hóa ứng động BC, chất gây sốt.
  • Các acid nhân và các dẫn xuất tăng lên trong ổ viêm làm tăng tính thấm mạch, gây hóa ứng động BC, kích thích BC xuyên mạch, kích thích sản xuất BC, tái tạo mô, tăng sinh KT.
  • Các enzym thuộc nhóm hycholase, hyaluronidase hủy acid làm tăng tính thấm mạch.

Tác dụng của dịch rỉ viêm:

  • Làm loãng chất độc tại ổ viêm, trung hòa, làm yếu hoặc tiêu diệt các yếu tố gây viêm nhờ KT và các
    thực bào.
  •  Các thực bào còn dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho tế bào tăng sinh, phát triển để hàn gắn vết thương.
  • Dịch rỉ viêm có nhiều fibrin tạo nên hàng rào khu trú ổ viêm, không cho viêm lan rộng.
  • Nếu dịch rỉ viêm quá nhiều sẽ chèn ép mô xung quanh  Đau nhức, hạn chế hoạt động của các cơ quan (tràn màng dịch phổi, tràn dịch màng tim…).

Bạch cầu xuyên mạch

Bạch cầu thực bào
Giai đoạn: Bạch cầu thực bào

Khi tính thấm thành mạch tăng, có sự thoát mạch, máu chảy chậm làm cho BC thay đổi hình thái, hình thành chân giả tiến đến bề mặt nội mô thành mạch, trườn theo vách mạch, bám dính và xuyên mạch để tiến tới ổ viêm.

Bạch cầu thực bào

  • Thực bào là hiện tượng bạch cầu bắt giữ và tiêu hóa đối tượng.
  • Tại ổ viêm, BC tập trung, di chuyển để tiếp cận đối tượng thực bào.
  • Chân giả vươn tới quanh đối tượng, bọc kín. 

Sau đó lysosome tiến tới hòa màng tạo phagolysosom, giải phóng lysozym tiêu hủy đối tượng.

Đối tượng thực bào

Tất cả các VSV và các mảnh tế bào bị phân hủy tại ổ viêm. Khi đối tượng đã lọt vào hốc thực bào có thể xảy ra các khả năng:

  • Bị tiêu đi
  • Không bị tiêu hủy mà tồn tại bên trong tế bào như bụi than trong thực bào ở phổi (bụi phổi)
  • Có thể bị nhả ra mà tế bào thực bào không chết
  • Không bị tiêu hủy mà theo thực bào đi nơi khác gây những ổ viêm mới (bệnh lao mạn tính)
  • Làm chết thực bào: vi khuẩn lao, liên cầu khuẩn.

Nguyên tắc điều trị viêm

Không làm giảm phản ứng viêm bằng corticoid, chườm lạnh, chất ức chế chuyển hóa glucid nếu viêm không gây rối loạn chức năng cơ quan.

Để viêm diễn biến và kết thúc tự nhiên, đồng thời giúp cơ thể chịu đựng tốt các hậu quả xấu của viêm (nhiễm toan, đau, sốt cao); nếu cần, giúp cơ thể loại trừ các hậu quả đó.

Điều trị nguyên nhân gây viêm hơn là điều trị triệu chứng, dùng kháng sinh thích hợp để điều trị viêm do nhiễm khuẩn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here