Nội dung chính
Soy lecithin là gì?
Soy lecithin là lecithin được chiết xuất từ đậu nành.
Lecithin là dẫn xuất của acid phosphatydic có nhóm thế là Cholin. Vào năm 1843 người ta đã chiết xuất được Lecithin từ lòng đỏ trứng gà. Lecithin phổ biến trong các tế bào của cơ thể động vật, có ở trong não, gan, lòng đỏ trứng.
Soy lecithin có tác dụng gì?
Lecithin có bản chất là một loại phospholipid, thành phần có trong mỗi tế bào của cơ thể con người. Lecithin tham gia cấu tạo lớp màng tế bào và cấu trúc của vỏ bao quanh não và trong hệ thống thần kinh chính vì thế nó có vai trò rất quan trọng. Nhìn vào công thức hóa học của Lecithin cho thấy tuy lecithin là chất béo tuy nhiên thành phần cấu tạo lên phân tử lecithin lại có thể hòa tan trong nước. Điều này giúp lecithin khi vào ruột sẽ nhũ tương hóa các loại vitamin không hòa tan trong nước như Vitamin nhóm A, D, E, K từ đó tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu các chất này.
Bên cạnh đó, Lecithin còn nhũ tương hóa cả cholesterol và chất béo trong máu từ đó giúp duy trì cholesterol trong máu ở một mức bình thường. Ở gan lecithin là chất kích thích sinh trưởng và giải độc tố rất tốt cho gan.
Soy Lecithin còn là giải pháp chống lại lão hóa với nhiều công dụng nổi trội. Trong đậu nành có chứa nhiều Isoflavones, một hợp chất tương tự như Estrogen có tác dụng giữ gìn sắc đẹp và sinh lý nữ.
Thống kê lại lecithin có những tác dụng sau:
- Giúp não bộ và hệ thần kinh được khỏe mạnh hơn
- Giảm chelesterol, giúp giảm các bệnh trên tim mạch
- Bổ cho gan vì có khả năng giải độc tố cho gan
- Tạo điều kiện hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D , E, K
Nguồn chứa Soy lecithin dồi dào và hiệu quả nhất?
Lecithin trong các thực phẩm khác nhau như đậu nành, men bia, men rượi hoặc một số loại rau, cá… Tuy nhiên Lecithin từ đậu nành là nguồn tốt nhất. Với chế độ ăn uống hàng ngày của người Việt Nam rất khó để bổ sung đủ lecithin. Vì vậy cần phải bổ sung thêm từ nguồn ở ngoài.
Những người dị ứng với đậu nành có được sử dụng lecithin không?
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Deniel trong đậu nành có 3 thành phần là trypsin, kunzitz, có khả năng gây dị ứng nghiêm trọng ở người bị dị ứng với đậu nành.
Trong lý thuyết khi tinh chế soy lecitin thì việc loại bỏ các thành phần khác chắc chắn được thực hiện rất kĩ, tuy vậy không thể tránh khỏi việc còn dư lượng nhỏ các thành phần khác trong đậu. Vì vậy không nên sử dụng lecithin đậu nành cho người bị dị ứng với đậu nành. Thay vào đó nên sử dụng lecithin hướng dương.
Tham khảo thêm: Hiệu quả của soy lecithin lên hoạt động não bộ và giảm cholesterol
Cập nhật tin tức y dược tại : Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)