U XƠ CỔ TỬ CUNG

(0 / 0)

Hiện nay, ở độ tuổi sinh nở không hiếm gặp các trường hợp bị u xơ tử cung. Khối u nằm ở các vị trí khác nhau trong tử cung dẫn đến các tình trạng bệnh cũng khác nhau. Bài này xin giới thiệu với các bạn khối u tại cổ tử cung hay còn gọi là U xơ cổ tử cung.

U xơ cổ tử cung là gì?

U xơ cổ tử cung hay còn gọi là nhân xơ cổ tử cung là các khối u lành tính tương đối phổ biến, thường xảy ra ở trên hoặc trong thành cơ tử cung. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ tuổi 35 và sau thời kì mãn kinh thì rất hiếm gặp. U xơ được hình thành khi một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần mất kiểm soát và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung. Chúng có thể phát triển thành một khối lớn hoặc nhiều khối nhỏ với các kích cỡ dao động từ 1mm đến 20mm. Có bốn loại như sau:

Các vị trí của u xơ tử cung
Các vị trí của u xơ tử cung
  • U xơ dưới thanh mạc: phát triển từ tử cung và hướng ra phía ngoài.
  • U xơ dưới niêm mạc: đây là loại u phát triển trong nội mạc tử cung nó khá nguy hiểm vì tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh và sẩy thai và cả chu kì kinh nguyệt của bạn nữa.
  • U xơ trong vách: loại này phát triển trong thành tử cung làm cho tử cung to lên.
  • U xơ tử cung có cuống: loại u này đã tách ra khỏi tử cung nhưng khi tách ra nó không hoàn toàn mà còn dính 1 cuống nhỏ.

U xơ cổ tử cung có nguy hiểm không?

Vì là u lành tính phổ biến nên bệnh không nguy hiểm, chưa kể bệnh nhân thường nhận ra sớm các triệu chứng (nếu có) nên bệnh thường có tiên lượng tốt (Khả năng ung thư hóa chỉ 0.2%). Tuy vậy khi phát hiện ra bệnh vẫn cần điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra u xơ cổ tử cung

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh u xơ tử cung chính xác. Chưa phát hiện trường hợp nào bị u xơ tử cung trước tuổi sinh sản, thời kì sau mãn kinh rất hiếm gặp. Thường chỉ hay xuất hiện trên bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản. 

Tuy nhiên, trên nghiên cứu có vài yếu tố có thể kết hợp với nhau để gây ra bệnh:

  • Di truyền: Theo nghiên cứu trên các gen của tế bào ung thư cho thấy có sự biến đổi khác so với bình thường.  Và các bằng chứng cho thấy u xơ thường có xu hướng bị theo gia đình.
  • Estrogen và progesterone: Các tế bào u xơ cổ tử cung có các hormon này nhiều hơn các tế bào bình thường, chính vì thế không thể phủ nhận Estrogen và progesterone có liên quan đến bệnh u xơ tử cung.
  • Các yếu tố tăng trưởng khác: Các yếu tố giúp cơ thể điều hòa nội môi chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng giống insulin làm ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.

Triệu chứng của u xơ cổ tử cung

Biểu hiện của những người bị u xơ tử cung

Lâm sàng u xơ cổ tử cung

Triệu chứng cơ năng

  • Nhiều u xơ cổ tử cung không có triệu chứng.
  • Cảm thấy bụng to ra hay có cảm giác trằn trọc nặng bụng dưới.
  • Đau vùng hạ vị: ít xảy ra.
  • Triệu chứng thiếu máu do rong kinh hoặc cường kinh.
  • Triệu chứng do sự chèn ép khối u
  • Lên bàng quang: tiểu nhiều lần, tiểu bí, tiểu dắt.
  • Lên niệu quản: thận ứ nước.
  • Lên trực tràng: táo bón hoặc đau khi đại tiện.
  • Khối u to chèn ép lên ruột, dạ dày có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Các dấu hiệu của u xơ cổ tử cung này bệnh nhân có thể tự phát hiện được và khi phát hiện những biểu hiện này cần đến những cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ điều trị và tư vấn kịp thời.

Triệu chứng thực thể

  • Nắn bụng: khối u vùng hạ vị, nằm giữa, cứng, thường lồi lõm không đều, di động được nếu u không quá to.
  • Thăm âm đạo kết hợp khám bụng giúp chẩn đoán đúng đa số các trường hợp: khối u cứng, bề mặt lồi lõm, di động theo tử cung, không đau.

Cận lâm sàng u xơ cổ tử cung

  • Siêu âm.
  • Siêu âm Doppler.
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Soi buồng tử cung.

Chẩn đoán u xơ cổ tử cung

  • Bệnh sử (kinh nguyệt?, đau?…).
  • Khám phụ khoa.

Siêu âm (sử dụng siêu âm truyền thống hoặc siêu âm bơm nước muối) cần cung cấp các thông tin:

Siêu âm u xơ cổ tử cung

  • Thể tích khối u xơ.
  • Số nhân sơ.
  • Vị trí.
  • Cấu trúc.
  • Thể tích tử cung.
  • Nội mạc.
  • Phần phụ.
  • Thận, thận ứ nước.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): cho thấy kích thước, vị trí của u xơ, nhận ra các loại u khác nhau.

Nghi ngờ ác tính (ung thư cố tử cung): Siêu âm Doppler.

Ra huyết bất thường cần nạo sinh thiết từng phần trước kết hợp với soi buồng tử cung (để loại trừ ung thư, chọn cách phẫu thuật).

Chẩn đoán phân biệt:

  • Tử cung có thai: dựa vào kinh chót hoặc HCG.
  • U buồng trứng: khó chẩn đoán phân biệt trong trường hợp u xơ cố tử cung dưới phúc mạc có cuống.

Ảnh hưởng của u xơ cổ tử cung lên thai kì

  • Trước mang thai: hiếm muộn.
  • Trong khi mang thai:
  • Sảy thai liên tiếp, sinh non.
  • Ngôi thai bất thường.
  • Nhau ở vị trí bất thường.
  • Chuyển dạ kéo dài khó khăn: rối loạn cơn co tử cung, u tiền đạo.
  • Băng huyết sau sinh.
  • Thời kì hậu sản: nhiễm khuẩn, xoắn, thuyên tắc mạch máu.

Chú ý: Nhiều phụ nữ trong thời kì sinh sản bị chẩn đoán u xơ cổ tử cung rất lo lắng và thường có những câu hỏi như “Bị u xơ cổ tử cung có mang thai được không?”, “U xơ cổ tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không?” hay “U xơ cổ tử cung có con được không?”… Với những ảnh hưởng của u xơ cổ tử cung đến lên thai kì như trên, các bác sĩ đưa ra lời khuyên như sau:

  • Trường hợp u xơ có kích thước <50mm và không có triệu chứng thì người bệnh hoàn toàn có thể mang thai được bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp kích thước u xơ >50mm hoặc u xơ nhỏ <50mm nhưng lại có nhiều triệu chứng, biến chứng thì cần điều trị mổ bóc tách khối u xơ trước khi mang thai. Trường hợp mổ bóc tách u xơ vẫn bảo tồn được tử cung thì người bệnh có thể mang thai trở lại sau đó. Thời gian mang thai trở lại tùy vào khả năng phục hồi vết thương cũng như sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, không nên mang thai quá sớm bởi sau mổ tử cung còn chưa bình phục mang thai sẽ sảy ra nhiều nguy cơ sảy thai.

Điều trị u xơ cổ tử cung

Theo dõi định kì

  • Phần lớn u xơ không cần điều trị, chỉ cần đi khám định kỳ để đảm bảo u xơ không phát triển quá lớn hoặc gây ra các vấn đề khác.

Phương pháp nội tiết

  • Các loại thuốc có thể dùng là các thuốc kháng nội tiết tố. Nếu các triệu chứng tiếp tục xảy ra, có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc loại bỏ u xơ nếu bệnh nhân vẫn muốn có con.

Thuyên tắc mạch

  • Phương pháp mới khác là làm thuyên tắc động mạch tử cung để cắt đứt nguồn máu nuôi u xơ. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp ly giải cơ bằng dòng điện (dùng dòng điện để hủy u xơ và làm teo các mạch máu nuôi u xơ), hoặc có thể ly giải cơ bằng đông lạnh (dùng nitrogen lỏng thay cho dòng điện).

Phẫu thuật

Các dạng phẫu thuật u xơ cổ tử cung
Các dạng phẫu thuật u xơ cổ tử cung

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Nhiều bệnh nhân cũng lo lắng rằng mổ (phẫu thuật) có đau không hay có thể gặp nguy hiểm gì không. Nếu mổ thường có xâm lấn thì bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc mê và thuốc tê phù hợp nên chắc chắn sẽ không đau. Việc mổ cũng khá đơn giản nên thường không nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ cần chú ý lựa chọn các  cơ sở y tế uy tín, đảm bảo điều kiện về trang bị y tế, các dụng cụ phẫu thuật cũng như đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quá trình thực hiện phẫu thuật.

Hiện nay có một phương pháp điều trị rất hiệu quả đó là MRgFUS (cắt u xơ tử cung bằng sóng siêu âm). Phương pháp điều trị này sử dụng sóng siêu âm để tiêu diệt các u xơ mà không gây ra tổn thương cho các mô khác, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên giá phải trả cho phương pháp này là rất đắt.

Tham khảo thêm:

Bị u xơ cổ tử cung có quan hệ được không?

Bị u xơ cổ tử cung kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Cập nhật các tin tức y dược tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here