Stalevo

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Stalevo tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Stalevo là thuốc gì? Thuốc Stalevo có tác dụng gì? Thuốc Stalevo giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Các hộp Thuốc Stalevo
Hình ảnh: Các hộp Thuốc Stalevo với hàm lượng khác nhau

Hoạt chất trong 1 viên nén bao phim

Hiện thuốc có bốn loại có tỉ lệ thành phần khác nhau:

  • Levodopa………………….50 mg
  • Carbidopa…………………12.5 mg
  • Entacapone……………….200 mg

Hoặc

  • Levodopa………………………75 mg
  • Carbidopa……………………..18.75 mg
  • Entacapone…………………..200 mg

Hoặc

  • Levodopa………………..100 mg
  • Carbidopa………………..25 mg
  • Entacapone……………..200 mg

Hoặc

  • Levodopa……………..125 mg
  • Carbidopa…………….31.25 mg
  • Entacapone………….200 mg

Hoặc

  • Levodopa…………….150 mg
  • Carbidopa…………….37.5 mg
  • Entacapone………….200 mg

Hoặc

  • Levodopa ……………200 mg
  • Carbidopa…………….50 mg
  • Entacapone…………..200 mg

Tá dược vừa đủ.

Thuốc Stalevo giá bao nhiêu?

Stalevo
Hình ảnh: Stalevo

Giá thuốc 2,300,000 VNĐ/1 hộp Stalevo 100/25/200 mg gồm 100 viên nén bao phim.

Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo, có sự khác nhau rất lớn giữa các nhà thuốc.

Tác dụng

Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Parkinson lần đầu tiên được mô tả bởi James Parkinson năm 1817. Bệnh nhân có các triệu chứng: run rẩy, rối loạn vận động, tư thế và dáng đi. Bệnh ngày nay gặp càng nhiều ở người già, đặc biệt là sau tuổi 60.

Cơ chế bệnh sinh Parkinson: Có nhiều giả thuyết được đưa ra bởi các nhà khoa học về cơ chế bệnh sinh của bệnh Parkinson. Trong đó có một giả thuyết liên quan đến dopamin được nhiều nhà nghiên cứu công nhận, đó là họ nhận thấy nhiều bệnh nhân bị bệnh Parkinson bị chết nhiều noron có chức năng tiết dopamin ở khu vực thần kinh trung ương: đường liềm đen – thể vân, gian não, võng mạc, điểm vàng… Do đó phương hướng điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân Parkinson là bổ sung dopamin cho những bệnh nhân này.

Đầu tiên, người ta cho bệnh nhân uống trực tiếp dopamin. Tuy nhiên, do dopamin khó qua được hàng rào máu não nên lượng dopamin lên được thần kinh trung ương là rất thấp, điều này dẫn đến liều dùng dopamin của bệnh nhân rất cao (lên đến 12g/ngày), đồng thời gặp phải nhiều tác dụng phụ của dopamin ở ngoại vi. Các nhà khoa học đã cải tiến công thức của dopamin, gắn thêm nhóm carboxylic (-COOH) tạo thành levodopa. Levodopa bắt chước cấu trúc của acid amin (cụ thể là tyrosin) giúp cho nó có thể đi qua được hàng rào máu não (nhờ hệ vận chuyển tích cực các L-acid amin). Ở thần kinh trung ương, dưới tác dụng của DOPA decarboxylase, levodopa chuyển thành dopamin ở trung ương và tạo ra tác dụng. Như vậy liều thuốc được giảm đi đáng kể, đồng thời tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ trên ngoại vi của dopamin.

Tuy nhiên levodopa cũng bị thủy phân ở ngoại vi bởi enzym DOPA decarboxylase thành dopamin, vấn đề đặt ra là cần một chất bảo vệ levodopa khỏi bị thủy phân bởi enzym này. Và carbidopa được ra đời, nó được chọn là chất “hi sinh” cho levodopa ở ngoại vi.

Entacapone là một chất ức chế enzym COMT (Catechol-O-methyltransferase) ở ngoại vi. COMT là một trong các enzym chịu trách nhiệm giáng hóa các catecholamin (trong đó có dopamin). Ức chế enzym này sẽ làm giảm quá trình phá hủy levodopa ở ngoại vi, tăng lượng levodopa lên được thần kinh trung ương, tăng cường tác dụng của thuốc.

Công dụng – Chỉ định

Hộp thuốc Stalevo
Hình ảnh: Hộp thuốc Stalevo

Thuốc Stalevo có công dụng cung cấp nguồn dopamin cho cơ thể trong trường hợp cơ thể thiếu hụt dopamin ở thần kinh trung ương, cụ thể là trong trong bệnh Parkinson.

Thuốc được chỉ định trong trường hợp: Bệnh nhân bị bệnh Parkinson không đáp ứng tốt với điều trị bằng Levodopa / Chất ức chế DOPA decarboxylase thông thường.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Dạng dùng là viên nén bao phim.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho người lớn:

Liều dùng tính theo carbidopa khuyên dùng: 70-100 mg/ngày, tối đa 200 mg/ngày.

Levodopa cần được chuẩn độ cho từng bệnh nhân để tối ưu hóa liều.

Nuốt nguyên viên không nhai. Dùng thuốc khi đói hay no đều được.

Thức ăn giàu đạm làm tăng sinh khả dụng levodopa.

Theo dõi chức năng gan, tim mạch, thận, hệ tạo máu.

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Rất thường gặp (≥ 10%):

Entacapone: Rối loạn vận động (25%), buồn nôn (14%), tiêu chảy (10%), tăng động (10%), đổi màu nước tiểu (10%).

Thường gặp (1-10%):

Entacapone: Giảm chức năng vận động (9%), chóng mặt (8%), mệt mỏi (6%), ảo giác (1-4%), lo lắng (2%), buồn ngủ (2%), suy nhược (2%), kích động (1%), tăng tiết mồ hôi (2%), ban xuất huyết (2%), đau bụng (8%), táo bón (6%), nôn (4%), khô miệng (3%), khó tiêu (2%), đầy hơi (2%), thay đổi vị giác (1%), viêm dạ dày (1%), đau lưng (4%), khó thở (3%), nhiễm trùng (1%).

Tỉ lệ không xác định:

Levodopa / Carbidopa: Phù, kích động, lo lắng, mất điều hòa, rối loạn vận động, buồn ngủ, giảm chú ý ban ngày, hưng phấn, mất ngủ, mệt mỏi, run bàn tay, mất trí nhớ, bốc hỏa, tăng tiết mồ hôi, khô miệng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, buồn nôn, co thắt, chuột rút cơ bắp, nước tiểu sẫm màu, nhìn mờ, đồng tử giãn…

Entacapone: Hạ huyết áp tư thế, nhầm lẫn, khó ngủ.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Đang sử dụng các thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO) hoặc ngừng sử dụng thuốc chưa được 14 ngày.

Glaucom góc hẹp.

Tổn thương da chưa được chẩn đoán. Tiền sử ung thư hắc tố.

Chú ý – Thận trọng

Thận trọng với phụ nữ có thai.

Thận trọng với phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng với bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh tim mạch nặng, bệnh phổi nặng, bệnh thận, bệnh nội tiết, hen phế quản, glaucom góc mở.

Bệnh nhân ≥ 75 tuổi.

Tiền sử loạn thần, tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc loét dạ dày.

Loạn nhịp thất.

Bệnh nhân có u ác tính.

Có thể gây kích thích thần kinh cơ nếu dừng sử dụng đột ngột.

Nguy cơ ngất.

Nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến.

Nguy cơ mất nước, sút cân, hạ kali huyết do entacapone, viêm đại tràng do thuốc.

Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Các thuốc điều trị tăng huyết áp (phổ biến hiện nay là các thuốc ức chế men chuyển ACEIs, thuốc ức chế thụ thể ARBs, thuốc chẹn kênh Ca2+ và thuốc lợi tiểu): nguy cơ hạ huyết áp tư thế.

Các thuốc chống trầm cảm (TCA, IMAO, SNRI, NARI): nguy cơ rối loạn vận động, tăng huyết áp do làm tăng nồng độ các catecholamin.

Selegiline: Không dùng quá 10 mg/ngày.

Thuốc chống loạn thần điển hình (Haloperidol, Chlorpromazine…): có thể làm giảm tác dụng của levodopa.

Các thuốc chứa sắt: dùng cách nhau ít nhất 3 giờ do thuốc tạo phức với sắt.

Thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Nếu có các biểu hiện quá liều, ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến ngay cơ cở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.