Thức uống có cồn và các phát hiện mới liên quan đến nguy cơ tim mạch

(0 / 0)

Biên tập: Trần Tú Uyên – Sinh viên Dược năm 4 – Đại học Hutech
Vũ Thị Thu Ngân – Sinh viên Dược năm 4 – Đại học Hutech.

Sử dụng một số chế phẩm có cồn có liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nhưng điều này có thể không đúng đối với một số đồ uống có cồn khác. Cụ thể, sử dụng bia, rượu táo hoặc spirits có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột tử do tim. Trái lại, sử dụng rượu vang đỏ hoặc trắng lại cho thấy có sự liên quan đến việc giảm nguy cơ đột tử. Đây là kết quả từ một nghiên cứu quan sát của một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Adelaide và Bệnh viện Adelaide, Úc.

Thức uống có cồn và các phát hiện mới liên quan đến nguy cơ tim mạch

Nghiên cứu tiến hành quan sát trên 408 715 người tham gia ở tuổi trung niên (52,1% nữ và 47,9% nam) với thời gian theo dõi trung bình là 11,5 năm. Những người tham gia phải hoàn thành bảng khảo sát chứa các thông tin bao gồm: nhân khẩu học, lối sống, bệnh lý nền… Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã phối hợp với hồ sơ bệnh án nhập viện, hồ sơ tử vong của những người được khảo sát từ cơ sở dữ liệu quốc gia. Tiêu chí chính của nghiên cứu là các biến cố nhịp nhanh thất (ventricular arrhythmias – VA) và đột tử do tim (sudden cardiac death – SCD). Nghiên cứu đã loại trừ những người tham gia đã từng có chẩn đoán VA, những người đã từng uống rượu hoặc thiếu dữ liệu về mức tiêu thụ rượu.

Những người tham gia được chỉ định sử dụng 1 lượng các loại đồ uống có cồn bao gồm: bia, rượu vang trắng, rượu vang đỏ và spirits và sử dụng với thể tích tương ứng 8g alcohol (theo đơn vị tiêu chuẩn của Anh là 8g alcohol/đơn vị). Nhóm nghiên cứu sẽ ghi nhận các biến cố VA và SCD xảy ra lần đầu tiên ở mỗi người tham gia.

Kết quả cho thấy đã có 1733 trường hợp VA và 2044 trường hợp SCD. Đối với VA, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại đồ uống (tham khảo hình A). Nhận thấy có sự liên quan của việc sử dụng spirits đối với tăng nguy cơ VA và có ý nghĩa thống kê đối với những người sử dụng hơn 14 đơn vị/tuần. Đối với SCD, kết quả cho thấy biểu đồ có hình chữ U liên hệ giữa tổng lượng alcohol tiêu thụ và số đơn vị mỗi tuần. (tham khảo hình B) Có sự liên quan giữa việc tiêu thụ alcohol dưới 26 đơn vị/tuần. Bên cạnh đó, có sự liên quan giữa việc sử dụng rượu táo/spirits đối việc tăng nguy cơ SCD. Trong khi đó, sử dụng rượu vang trắng hoặc đỏ có sự liên quan đến việc giảm nguy cơ SCD. (tham khảo hình B)

Như vậy từ kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Chưa có bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa tổng lượng tiêu thụ alcohol liên quan đến việc giảm nguy cơ VA. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng spirits và tăng nguy cơ VA.
  • Có sự liên quan giữa tổng lượng tiêu thụ alcohol đối với việc giảm nguy cơ SCD khi tiêu thụ dưới 26 đơn vị alcohol/tuần (theo tiêu chuẩn của Anh), tương đương khoảng 208g alcohol/tuần. Như vậy có sự tương phản rằng việc tiêu thụ bia, rượu táo hoặc spirits có thể làm tăng nguy cơ SCD. Ngược lại, sử dụng rượu vang trắng hoặc đỏ với hàm lượng trên (< 26 đơn vị/tuần) có mối liên quan đến giảm nguy cơ SCD.
  • Chưa tìm thấy dữ liệu về sự liên quan giữa tiêu thụ alcohol và giới tính đối với VA và SCD. Nghiên cứu hiện chỉ mang tính chất tham khảo và cần nhiều nghiên cứu khác để làm rõ thêm.

Tài liệu tham khảo

[1]Heartrhythmjournal. Alcohol consumption and risk of ventricular arrhythmias and sudden cardiac death: An observational study of 408,712 individuals. Truy cập ngày 12/03/2022

[2] Hospital Health Care. Alcoholic spirit intake associated with increased risk of ventricular arrhythmias. Truy cập ngày 28/12/2021.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here