Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Tozinax tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Tozinax là thuốc gì? Thuốc Tozinax có tác dụng gì? Thuốc Tozinax giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Trong một viên nén có chứa:
Kẽm gluconat…………………………….70 mg (tương đương 10 mg Kẽm)
Tá dược gồm: Lactose monohydrate , microcrystalline cellulose, natri croscarmellose, povidone K30, Magnesi stearat, colloidal silicone dioxide, polysorbat 80, nước tinh khiết)
Thuốc giá bao nhiêu?
Thuốc Tozinax do Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Bình Định – VIỆT NAM sản xuất hiện tại đang có giá trên thị trường là 75.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên ( giá thuốc chỉ mang tính chất tham khảo)
Tác dụng
Thuốc có chứa kẽm dưới dạng hợp chất của kẽm gluconat. Kẽm là kháng chất thiết yếu cần cho hoạt động của tế bào. Kẽm được gọi là nguyên tố vi lượng vì kẽm là nguyên tố vô cơ được bổ sung hằng ngày với lượng rất ít. Cơ thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm được phân bố đều trong các tế bào xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn.
Kẽm tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzym trong cơ thể giúp kích thích hoạt động của rất nhiều enzym. Trong cơ thể kẽm có tác dụng làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, giúp tái tạo lại các tế bào bị gốc tự do làm tổn thương. Ngoài ra kẽm có tác dụng cho quá trình tổng hợp DHA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A đồng thời kích thích hoạt động của thị giác. Trong chu trình mang thai, kẽm hỗ trợ sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:
Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng: Biểu hiện còi xương, suy dinh dưỡng
Rối loạn tiêu hóa: Biếng ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy cấp và mãn tính
Người có nhu cầu cần bổ sung kẽm: Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú
Người thực hiện chế độ ăn kiêng thiếu cân bằng.
Nhiễm trùng tái diễn đường tiêu hóa, đường hô hấp
Bệnh nhân bị khô da, vết thương chậm lành
Đặc biệt thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị thiếu kẽm nặng: biểu hiện là viêm da đầu chi, khô mắt, tiêu chảy, loạn dưỡng móng, viêm ruột.
Cách dùng – liều lượng:
Cách dùng: Thuốc được dùng đường uống. Uống sau bữa ăn. Đối với những trẻ chưa có khả năng uống thuốc viên thì có thể nghiên nát viên thuốc hòa vào nước cho trẻ uống.
Liều dùng: theo sự chỉ đẫn của bác sĩ. Liều dùng phụ thuộc vào bệnh nhân. Tông thường sẽ dùng từ ½ đến 2 viên/ ngày.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ đã được ghi nhận như:
Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, kích thích dạ dày.
Thông báo cho bác sĩ khi bạn gặp phải bất kì triệu chứng nào khác thường khi dùng thuốc.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không sử dụng cho những bệnh nhân suy tuyến thượng thận trầm trọng hoặc suy gan.
Bệnh nhân có tiền căn bệnh sỏi thận.
Chú ý – Thận trọng
Tránh dùng thuốc trong giai đoạn bệnh viêm loét dạ dày tiến triển.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu bạn có đang sử dụng chế phẩm nào có chứa đồng, sắt, canxi thì nên dùng cách xa khoảng 2-3h vì các chất này làm giảm hấp thu kẽm.
Tỷ lệ gặp phải tác dụng phụ sẽ giảm nếu uống thuốc sau ăn.
Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu kẽm tăng lên tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo là không quá 45mg/ ngày để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
Ở phụ nữ cho con bú, chưa có báo cáo về tính an toàn đối với phụ nữ cho con bú nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Qúa trình hấp thu kẽm có thể bị giảm nếu bạn dùng chung với các thuốc như Penicilamin, Tetracyclin hoặc với chế phẩm chứa Sắt, Photpho.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi bạn dùng quá nhiều kẽm trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu đồng. Các triệu chứng thiếu máu do thiếu hồng cầu, giảm bạch cầu trung tính sẽ xuất hiện.
Xử trí: Bạn có thể dùng các thuốc có bản chất là EDTA ( tạp phức với Zn) để loại từ kẽm ra khỏi cơ thể,
Nếu bạn bị ngộ độc caaso tính kẽm thì có thể uống sữa, than hoạt tính hoặc kiềm để xử trí.
Quên liều: Khi quên một liều bạn nên uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu gần thời gian dùng liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua liều vừa quên và đợi dùng liều tiếp theo. Không nên sử dụng thuốc lúc đói vì sẽ tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ