Triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai và cách điều trị

(0 / 0)

Trong suốt quá trình mang thai, do sức đề kháng bị suy giảm mẹ bầu sẽ dễ gặp phải rất nhiều những vấn đề không mong muốn và một trong số đó chính là  bệnh trĩ  – 1 loại bệnh khá nhạy cảm. Nếu không can thiệp kịp thời các biến chứng của bệnh sẽ rất khó điều trị và gây nguy hiểm cho con. Vậy nguyên nhân gì khiến các bà bầu bị bệnh trĩ và việc bị bệnh có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Bài viết “Triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai và cách điều trị” sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi này.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một loại bệnh do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) gây viêm hoặc xuất huyết tại hậu môn. Căn cứ trên lâm sàng chia làm 2 loại bệnh trĩ là: Trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội xảy ra ở bên trong trực tràng, tuy không gây ra đau đớn nhưng lại có xu hướng chảy máu. Còn bệnh trĩ ngoại là sự hình thành cục u mềm xung quanh hậu môn và có thể dẫn đến xuất huyết nhỏ dưới da.

Bà bầu bị trĩ có thể thuộc 1 trong 3 cấp độ sau:

+Trĩ độ một: không xuất huyết tại hậu môn, triệu chứng duy nhất là bị xuất huyết sau khi đi vệ sinh.

+Trĩ độ hai: nhô ra khỏi hậu môn thành một chỗ sưng gây khó chịu nhưng có thể  tự rút vào.

+Trĩ độ ba: ở lại bên ngoài hậu môn và không thể tự rút vào cần phải đẩy vào.

 Bà bầu bị trĩ thường gặp những triệu chứng gì?

Bà bầu bị trĩ rất khó chịu
Ảnh minh họa: Bà bầu bị trĩ rất khó chịu
  •  Khó chịu, đau rát hậu môn trong khi đi đại tiện
  • Thấy máu khèm theo trên giấy vệ sinh hoặc phân
  • Cảm giác ngứa ngáy, hậu môn sưng, nổi cục
  • Đại tiện khó, cảm giác chưa đại tiện hết
  • Ở giai đoạn nặng búi trĩ có thể bị sa hẳn ra ngoài và không có khả năng tự co lên gây vướng víu, bất tiện.

 Nguyên nhân gì khiến bà bầu bị trĩ?

Phần lớn các bà bầu bị bệnh trĩ thường dễ mắc bệnh nhất trong 3 tháng cuối của thai kì. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh có thể do chế độ ăn uống ít chất xơ và nhiều đồ cay nóng tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ trong giai đoạn này chủ yếu là do tiền sử người nhà mắc bệnh trĩ, táo bón hay do kích thước em bé trong bụng có cân nặng lớn chèn ép lên tử cung làm gia tăng áp lực lên trực tràng hậu môn. Cụ thể:

    + Khi có thai, cơ thể người mẹ sẽ phải cung cấp thêm một lượng máu lớn cho thai nhi, ở các tháng cuối cân nặng thai nhi cũng gây nên áp lực khá lớn vào đáy xương chậu và trực tràng dễ gây nên bệnh trĩ. Lượng máu lớn trong khi mang thai cũng có thể làm giãn tĩnh mạch ở hậu môn khiến các búi tĩnh mạch sưng to chèn ép khu vực hậu môn gây ra các cảm giác khó chịu.

+ Ngoài ra, trong khi mang thai phụ nữ thường gặp các vấn đề như lo lắng, buồn nôn, ốm nghén, stress hay ăn uống không đầy đủ và có thể gây ra chứng táo bón  làm cho tình trạng đi đại tiện khó khăn, đau rát hơn. Nếu tình trạng này kéo dài táo bón ngày càng nặng phân bị ứ lại tại trực tràng càng lâu càng gây tổn thương các tĩnh mạch tại đây gây chảy máu. Mẹ bầu cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình và đi gặp bác sĩ nếu thấy có các biểu hiện của trĩ ở ngay giai đoạn đầu như: đau bụng và khu vực hậu môn kéo dài hơn 1 tuần.

 Bệnh trĩ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu như thế nào?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trĩ mà có thể sẽ gây nên những tác hại khác nhau tới mẹ bầu và thai nhi. Các nghiên cứu trên lâm sàng đã chỉ ra rằng bệnh trĩ thực chất không gây ảnh trực tiếp tới thai nhi trọng bụng mẹ, trẻ vẫn có thể phát triển một cách bình thường nếu các mẹ điều trị và khắc phục bệnh kịp thời và đúng cách.

Tuy nhiên, bệnh trĩ khi mang thai có diễn biến phức tạp và thêm vào đó các yếu tố cơ hội khiến bệnh nặng lên và gây ra một số tác hại như:

   + Thiếu máu:  Thời điểm mang thai mẹ cần một lượng máu nhất định để nuôi dưỡng thai nhi, tuy nhiên bệnh trĩ gây chảy máu hậu môn dẫn đến mất máu và số lượng máu mất càng nhiều nếu bệnh càng nặng sẽ khiến cơ thể mẹ xanh xao, ốm  yếu, mệt mỏi ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

   + Ảnh hưởng tâm lý:  Các triệu chứng của trĩ như đau rát, khó chịu sẽ khiến tâm lý của mẹ bị ảnh hưởng khá nhiều. Lo lắng bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hay cảm giác mệt mỏi dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài,…Đồng hồ sinh học của cơ thể mẹ vì vậy mà cũng thay đổi và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.

Bà bầu bị stress
Ảnh minh họa: Bà bầu bị stress

   + Gây ra các biến chứng nguy hiểm:  Nếu bị trĩ ở giai đoạn nặng mẹ bầu có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn ống trực tràng do búi trĩ phát triển lớn, áp xe hậu môn, hoại tử hậu môn, apxe trực tràng,… Những biến chứng này sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường tích giữ một lượng nước lớn, các cơ vòng bị nhão ra nhiều. Nếu bị bệnh trĩ, khi sinh thường khiến các mẹ rất đau đớn và phải đối mặt với nhiều vấn đề sau sinh như: tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn,…. Bởi vậy, bác sĩ khoa sản khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ và điều trị bệnh trĩ một cách triệt để bệnh trĩ để tránh các tác hại khi mang thai.

 Làm cách nào để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ khi mang thai?

– Để hạn chế bị bệnh trĩ các mẹ cần chú ý duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng dinh dưỡng cung cấp đầy đủ chất xơ khi ăn uống để tránh bị táo bón. Chất xơ có vai trò  rất quan trọng trong viêc ngăn chặn bệnh. Bà bầu có thể tăng lượng chất xơ bằng cách ăn các loại hoa quả, rau củ, bánh mì, ngũ cốc, đỗ…

– Một điều rất quan trọng là cần phải uồng nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả nhưng cần phải tránh hoặc hạn chế các loại nước uống chứa nhiều cafein như cà phê.

– Tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục là hoạt động không thể thiếu để có một sức đề kháng khỏe mạnh, ví dụ như bơi sẽ kích thích ruột, tăng khả năng tiêu hóa.

Bà bầu nên tập thể dục
Ảnh minh họa: Bà bầu nên tập thể dục

– Khi cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nhịn vì nếu nhịn càng lâu phân và nước tiểu càng bị giữ lại trong trực tràng càng tăng tính thấm ngược chất độc vào cơ thể.

– Khi đi vệ sinh cần cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế.

– Khi phát hiện bị bệnh trĩ các mẹ cần điều trị dứt điểm ưu tiên sử dụng các thuốc thảo mộc tự nhiên thay vì dùng thuốc kê đơn và dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Một số cách dân gian điều trị bệnh trĩ ở những tháng cuối của thai kỳ:

– Tắm với nước ấm vừa đủ và ngồi trong bồn tắm có nước ấm để thư giãn toàn thân vài lần trong ngày, mỗi lần 5-10 phút.

–  Có thể sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, massage để lưu thông mạch máu.

– Sử dụng dầu cây phỉ hoặc cồn thuốc kim sa để bôi lên khu vực hậu môn.

– Không gãi mạnh hay làm trầy xước, loét vùng da hậu môn để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm hậu môn.

Và cuối cùng khi thấy có hiện tượng bệnh chuyển biến nặng hơn như có chảy máu hậu hôn hay sa búi trĩ không tự co lại được, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kịp thời tư vấn và điều trị dứt điểm tránh những ảnh hưởng xấu khi sinh con.

Tham khảo thêm các thông tin y học tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) ngành dược