VÌ SAO CẦN QUAN TÂM VẤN ĐỀ HỌC NÓI Ở TRẺ EM

(1 / 5)

Một nghiên cứu trên gần 900 trẻ dưới 2 tuổi tại Canada cho thấy có khoảng 20% trẻ em có thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử cầm tay trung bình là 28 phút mỗi ngày. Một điều bất ngờ khác đó là cứ tăng thêm 30 phút sử dụng thiết bị màn hình điện tử trong ngày thì đứa trẻ đó có nguy cơ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ tăng lên đến 49%. Đó là kết quả từ một nhóm nghiên cứu từ BV Sick Children và đã được đăng tải trên cổng thông tin của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ. Bạn biết không, trong độ tuổi học nói, trẻ bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, hiểu cách cha mẹ mình giao tiếp và học cách bắt chước. Điều này không chỉ tốt cho việc học nói mà cả cảm xúc biểu cảm trẻ có và trẻ sử dụng trong suốt quá trình học hỏi này. Quá nhiều thời gian trên thế giới ảo làm trẻ có quá nhiều sao nhãng với thế giới thực và việc ít giao tiếp, ít tương tác và bắt chước là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em ngày nay bị chậm nói. Vậy làm sao có thể khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ.

VÌ SAO CẦN QUAN TÂM VẤN ĐỀ HỌC NÓI Ở TRẺ EM
VÌ SAO CẦN QUAN TÂM VẤN ĐỀ HỌC NÓI Ở TRẺ EM

HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ GIÚP TRẺ HỌC NÓI

Quy trình học nói là gồm nhiều bước, bắt đầu với âm (nguyên âm – phụ âm), đến ghép kết hợp hiểu (ngôn ngữ và mệnh lệnh). Và tương tác là cách tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như học cách giao tiếp.

HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ GIÚP TRẺ HỌC NÓI
HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ GIÚP TRẺ HỌC NÓI

THỜI GIAN GIAO TIẾP TÍCH CỰC

Thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm bé vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia hoặc hiểu những gì bạn đang giao tiếp. VD. Bạn dành 10 phút chỉ đọc sách cho trẻ mà không quan tâm đến sự tham gia của trẻ thì vẫn tính là 0, nhưng chỉ cần 2 phút bạn làm trẻ hứng thú nhìn và chịu lật trang sách thì đó là 2 phút tích cực.

Thời gian giao tiếp tích cực cần tăng ¼ thời gian bạn bên trẻ cho mỗi độ tuổi tính từ 1 -4 tuổi để có thể phát triển cả ngôn ngữ và giao tiếp.

VD: Trẻ 1 tuổi cần 25% thời gian, thì trẻ 2 tuổi cần 50%.

Nếu 1 ngày bạn dành 100 phút thì ít nhất có 25 phút là giao tiếp tích cực với trẻ 1 tuổi để giúp trẻ phát triển cả ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

GỢI Ý CHA MẸ NÊN LÀM GÌ TRONG THỜI GIAN GIAO TIẾP TÍCH CỰC?

TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI

Trẻ làm quen với âm thanh và lời nói của cha mẹ ngay khi bước qua 1 tháng tuổi.

Từ 9 tháng tuổi, trẻ có thể ghép âm. Trẻ thích các từ tượng thanh và tượng hình khi nghe cha mẹ nói chuyện với bé tầm từ 5-9 tháng tuổi. Dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể “nháy” giọng ngọng nghịu của trẻ để trẻ quen nguyên âm. Một số nguyên âm cha mẹ cần giúp bé phát triển là a, e, o.

TRẺ TỪ 12-17 THÁNG TUỔI

Trẻ từ 12-17 tháng tuổi, trẻ bắt đầu làm quen dần với phụ âm gần gũi như: (p, b, m, d, or n) cả tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, cha mẹ nên sử dụng nhiều từ có phụ âm này trong nói chuyện. VD như ba ba, bong bóng…Nếu nói chuyện bằng tiếng Anh cho bé, nên dùng nhiều từ có phụ âm này: Ball, Baby, bottle, daddy. Giai đoạn từ 12-18 tháng tuổi, trẻ thích cha mẹ nói rõ âm, rõ từ, kết hợp 2-3 từ.

TRẺ TỪ 18-30 THÁNG TUỔI

Trước khi bé 18 tháng tuổi, trẻ có thể nói tầm 20 từ. Từ 18-30 tháng tuổi, trẻ thực sự thích cách mà bạn dùng mệnh lệnh khi hướng dẫn trò chơi với trẻ. Một số mệnh lệnh như:

Nhặt cái … lên, và đưa cho mẹ nào!

Hãy ngồi xuống và đứng lên

Con nhìn mẹ nè và hãy chạm mũi của mẹ

Câu mệnh lệnh, nên gồm 2-3 bước sẽ giúp bé học cách ghép từ cũng như ngôn ngữ

TRẺ TỪ 2.5 -4 TUỔI

Trẻ sẽ phát triển 1 lượng lớn từ vựng. Một số cách bạn có thể giúp trẻ sử dụng động từ. Điều này đặc biệt có ích cho các bé chậm nói. Bạn dùng mệnh lệnh 1 động từ trong cách nói và kết hợp thêm đồ vật hoặc nơi chốn của đồ vật đó.

Có một vài hoạt động bạn nên làm để tăng cơ hội giúp bé giao tiếp như:

HƯỚNG DẪN ĐÁNH RĂNG

Hướng dẫn trẻ đánh răng
Hướng dẫn trẻ đánh răng

Mở nắp kem đánh răng

Đánh răng

Rửa sạch

Đặt nắp đậy lên

Mỗi kỹ năng cần được chỉ và chia nhỏ thành các bước nhỏ: Khi bạn nói: Mở nắp kem đánh rang thì cho trẻ cơ hội để đáp ứng

Nhắc nhở: Gợi ý để giúp trẻ phản ứng chính xác nếu cần: dùng tay bạn đặt tay bé lên nắp và hổ trợ mở

Khuyến khích khen ngợi khi các bước được hoàn thành. Củng cố mỗi bước với một ví dụ khác như nắp chai.

Kiên nhẫn thực hành từng bước một cho đến khi trẻ làm được mà không cần nhắc nhở.

Khi chơi với bé, bạn hãy yêu cầu bé như

Đặt cái này lên bàn, hoặc đặt cái kia dưới giường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Maura R. McL et al. (2011) Speech and Language Delay in Children. Am Fam Physician. 83(10):1183-1188

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here