Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu (Acute Glomerulonephritis/Acute Nephritis Syndrome)

(0 / 0)

Hiện nay nước ta ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt không ngừng tăng lên chính vì thế việc bị viêm cầu thận cấp do nhiễm liên cầu ngày càng trở nên hiếm. Tuy nhiên ở một số vùng miền núi thì điều kiện vệ sinh cho trẻ em chưa được phổ cập rộng rãi nên còn nhiều trường hợp mắc căn bệnh này. Vậy viêm cầu thận cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị của bệnh như thế nào? Bài này sẽ giải đáp các câu hỏi trên của các bạn. 

Viêm cầu thận cấp là gì?

Tế bào thận sau khi bị nhiễm trùng
Hình ảnh minh họa: Tế bào thận sau khi bị nhiễm trùng

Bệnh viêm cầu thận cấp là quá trình viêm lan tỏa không nung mủ ở tất cả các cầu thận của cả 2 thận. Bệnh xuất hiện sau nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc ngoài da do liên cầu tan huyết β nhóm A. Bệnh có cơ chế miễn dịch điển hình (Không dùng thuốc ức chế miễn dịch vì tỷ lệ tử vong cao hơn do mắc thêm nhiễm trùng cơ hội). Nếu phát hiện và chữa trị kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh. 

Bệnh thường gặp ở trẻ em tuổi đi học: 6-10 tuổi (90%) (người trưởng thành thường gặp viêm thận mạn). 

Khởi phát:

  • Sau nhiễm khuẩn hầu họng: 1-3 tuần
  • Sau nhiễm khuẩn ngoài da (mụn trên da) 3-6 tuần.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là do cơ thể bị nhiễm liên cầu tan huyết β nhóm A:

  • Typ 12 (Sau nhiễm trùng đường hô hấp trên);  
  • Typ 49, 55, 57, 60 (Sau nhiễm trùng ngoài da). (5 chủng này có ái tính đặc biệt với màng đáy cầu thận).

Chỉ có 5 typ này có khả năng gây bệnh viêm cầu thận cấp. Các typ liên cầu khác gây bệnh thấp tim.

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn liên cầu 

Cơ chế gây ra bệnh viêm cầu thận cấp
Cơ chế gây ra bệnh viêm cầu thận cấp

Liên cầu (KN) xâm nhập qua đường hô hấp trên/qua da. Khi đó theo đáp ứng miễn dịch cơ thể sẽ kích thích sinh KT: ASLO (anti streptolysin O), ASK (anti streptokinase), AHL (anti hyaluronidase) chống lại kháng nguyên của cơ thể tạo thành phức hợp KN-KT. Do có ái tính với màng lọc cầu thận, hơn nữa do mạng lưới mạch máu ở thận dày đặc nên sẽ làm phức hợp này càng lắng đọng nhiều ở cầu thận.

Khi lắng đọng ở màng đáy cầu thận (ái tính đặc biệt) một loại quá trình sẽ sảy ra như hoạt hóa bổ thể, quá trình viêm…

Thật không may là các kháng thể của cơ thể chúng ta sinh ra để chống lại kháng nguyên lại nhận nhầm màng đáy cầu thận với màng nguyên sinh chất của vi khuẩn liên cầu. Điều này dẫn đến các kháng thể cơ thể sản xuất ra sẽ ngăn cản hoạt động của màng lọc cầu thận dẫn đến bệnh càng nặng hơn.

Triệu chứng viêm cầu thận cấp

Dấu hiệu báo trước

Như đã đề cập ở trên, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu thường là do nhiễm khuẩn ngoài da hoặc nhiễm khuẩn hầu họng nhưng đa phần sẽ gặp các ca nhiễm khuẩn hầu họng. 

Một trong những dấu hiệu quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh là bệnh nhân trước khi có biểu hiện của bệnh thì bệnh nhân cảm thấy như thế nào trong tuần trước đó.

Thông thường nếu bệnh nhân bị nhiễm liên cầu typ 12 ( gây bệnh trên đường hô hấp) thì bệnh nhân sẽ bị sốt, ho, mệt mỏi, khạc đờm xanh. Điển hiền nhất là khi nhìn vào amidan của bệnh nhân sẽ thấy các nốt mủ trắng. Khoảng 7-10 ngày sau thì bệnh nhân có các biểu hiện như đái ra máu, phù, không đi tiểu được.

Phù

Phù mí mắt
Phù mí mắt

Vị trí: Mí mắt, mặt, 2 chân, toàn thân (tổ chức lỏng lẻo).

Mức độ: nhẹ/ trung bình.

Đặc điểm:

  • Phù trắng (suy tim: phù tím), mềm, ấn lõm (do tích nước gian bào).
  • Phù tăng về sáng, giảm về chiều (Sinh lý: GFR giảm thấp nhất về đêm; Suy tim: Phù nhẹ vào buổi sáng, nặng về chiều: do tim chưa hoạt động nhiều) (Thay đổi trong ngày).
  • Ăn nhạt giảm phù (giảm Na+): Thay đổi theo chế độ ăn.

Đái ra máu

Đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu

Đái ra máu đại thể: Nước tiểu đỏ/hồng như nước rửa thịt, xuất hiện sớm và biến mất nhanh trong vòng 10 ngày (do phát hiện và điều trị sớm).

Đái ra máu vi thể: Nước tiểu sẫm màu (xét nghiệm có hồng cầu), kéo dài 3-6 tháng.

Cơ chế: MLCT bị tổn thương à Màng lọc mất tính thấm chọn lọc à Hồng cầu niệu à Đái ra máu.

Tăng huyết áp

Tăng cả HA tâm thu và tâm trương: Trẻ em 140/90 mmHg, người lớn 160/90 mmHg.

Có thể gây tăng HA kịch phát (HA> 180/100 mmHg): Đau đầu dữ dội, co giật, hôn mê.

Thiểu niệu, vô niệu

Bình thường màng lọc cầu thận thực hiện chức năng lọc tái hấp thu các chất có giá trị và đào thải các chất cặn bã. Khi màng lọc cầu thận bị tổn thương thì chức năng này sẽ mất đi và gây ra hiện tượng khó đi tiểu, tiểu rất ít.

Số lượng nước tiểu giảm: Thiểu niệu (< 400ml/24h). Vô niệu (<100ml/24h).

Vô niệu kéo dài lớn hơn 4 ngày có thể gây tử vong.

Các xét nghiệm chuẩn đoán viêm cầu thận cấp

Xét nghiệm nước tiểu  
Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu  

– Tiêu chuẩn chẩn đoán bắt buộc:

  • Protein niệu 2-3g/24h.
  • Hồng cầu niệu (+).
  • Trụ hồng cầu, trụ trong, trụ sáp, các tế bào ống thận.

Xét nghiệm phát hiện nhiễm liên cầu:

– Tìm KT kháng liên cầu:

  • ASLO: Bắt đầu tăng trong 1-3 tuần đầu, tối đa sau 3-5 tuần, về bình thường sau 6 tháng. Chỉ số ASLO ở người lớn bình thường là < 150 còn đối với trẻ em là  < 200. Tức là nếu các chỉ số vượt quá các con số trên thì rất có thể bệnh nhân bị nhiễm liên cầu.
  • ASK, AHL.
  • Tìm KN liên cầu: Cấy dịch hầu họng hoặc ngoài da (+) liên cầu.

Xét nghiệm máu:

  • Thiếu máu nhẹ. Tốc độ máu lắng (VSS) tăng. Nồng độ bổ thể C3 máu giảm.
  • Ure, creatinin: Tùy theo tình trạng suy thận.

Sinh thiết thận.

Điều trị viêm cầu thận cấp

Chế độ nghỉ ngơi:

Nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển. Tránh hoạt động thể lực mạnh trong vòng 3-6 tháng sau ra viên hoặc đến khi protein niệu (-).

Tránh nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh.

Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn giảm muối: trong giai đoạn tiến triển.

Lượng nước đưa vào hàng ngày trong giai đoạn tiến triển = Lượng nước tiểu/24h + 500ml.

Hạn chế đạm, các loại thức ăn chứa nhiều Kali: nếu có suy thận.

Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh

Penicillin G: 2.000.000 đv/ngày tiêm bắp ngày 2 lần x 10 ngày.

Dị ứng với penicillin: Erythromycin 1g/ngày (trẻ em) hoặc 2g/ngày (người lớn) uống x 10 ngày

Điều trị triệu chứng

Điều trị phù:  Lợi tiểu dùng furosemid 40mg x 2-3v/ngày (uống) hoặc 2-3 ống/ngày (tiêm tĩnh mạch).

Điều trị tăng huyết áp: Nhóm chẹn kênh calci, ức chế men chuyển.

Điều trị suy tim cấp/suy thận cấp (nếu có).

Dự phòng bệnh viêm cầu thận cấp

– Phát hiện sớm và điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu: Cắt amydal, điều trị viêm tai giữa, điều trị viêm da,…

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Giữ ấm họng vào mùa lạnh, vệ sinh da vào mùa nóng.

– Nâng cao thể trạng, sức đề kháng.

Các cấu hỏi thường gặp khi mắc bệnh viêm cầu thận cấp

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không? có thể gây tử vong không?

Quay lại định nghĩa của bệnh ” Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu là quá trình viêm không mưng mủ ở cả hai cầu thận ” Tức là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu như phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên nếu để một thời gian dài và bị nhiễm nhiều đợt liên cầu tiếp theo thì bệnh sẽ dần chuyển sang viêm thận mạn tính rồi chuyển sang suy thận.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm cầu thận cấp

Bệnh nhân có biểu hiện của “tam chứng” bao gồm:

  • Phù
  • Thiểu niệu, vô niệu
  • Đái ra máu

Xét nghiệm ASLO (+)

Xem thêm: Bệnh án viêm cầu thận cấp

Cập nhật các tin tức y dược tại: Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here