Nội dung chính
Ngày nay khi Việt Nam ngày càng phát triển thì bên cạnh đó là vấn đề môi trường. Vấn đề môi trường càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và từ đó sinh ra rất nhiều bệnh tật liên quan đến hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn… Ở bài viết này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin giới thiệu tới các bạn bệnh viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Dị nguyên là một chất vô hại gây ra phản ứng dị ứng. Viêm mũi dị ứng, hay còn gọi là sốt cỏ khô, là một phản ứng dị ứng với các dị nguyên cụ thể. Phấn hoa là chất gây dị ứng phổ biến nhất trong viêm mũi dị ứng theo mùa.
Gần 8% người trưởng thành ở hoa Kỳ bị viêm mũi dị ứng, theo Viện hàn lâm Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI). 10-30% dân số thế giới có thể bị viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, nó giải phóng ra histamin, đây là chất trung gian hóa học của cơ thể. Histamin gây viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của nó bao gồm sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt.
Ngoài phấn hoa, các chất gây dị ứng phổ biến khác bao gồm:
- Cỏ dại.
- Mạt bụi.
- Lớp sừng động vật (đây là lớp da chết).
- Nước bọt mèo.
- Mốc.
Các loại viêm mũi dị ứng
Có hai loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và quanh năm. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu, thường do đáp ứng với các dị nguyên ngoài trời như phấn hoa. Viêm mũi dị ứng quanh năm có thể xảy ra vào bất kì thời điểm nào trong năm, thường do đáp ứng với các dị nguyên trong nhà, như mạt bụi hay lớp sừng của động vật.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng bao gồm:
- Hắt xì.
- Sổ mũi.
- Nghẹt mũi.
- Ngứa mũi.
- Đau rát họng.
- Ngứa mắt.
- Chảy nước mắt.
- Quầng thâm dưới mắt.
- Đau đầu thường xuyên.
- Triệu chứng kiểu eczema như da rất khô, ngứa da có thể gây phồng rộp và rỗ tổ ong.
- Mệt mỏi quá mức.
Bạn có thể cảm thấy một hoặc nhiều triệu chứng này ngay sau khi tiếp xúc dị nguyên. Một vài triệu chứng như đau đầu và mệt mỏi chỉ xảy ra khi tiếp xúc lâu dài với dị nguyên. Sốt không phải là một triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Một số ngườ hiếm khi gặp các triệu chứng. Nhiều người khác lại gặp các triệu chứng quanh năm. Nói chuyện với bác sĩ nếu dị ứng kéo ài hơn một vài tuần và dường như không cải thiện.
Các yếu tố nguy cơ của viêm mũi dị ứng
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên tiền sử gia đình là một yếu tố làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng. Hen suyễn hoặc chàm dị ứng cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng.
Một số yếu tố bên ngoài có thể làm khởi phát hoặc làm xấu đi tình trạng này, bao gồm:
- Khói thuốc lá.
- Hóa chất.
- Nhiệt độ lạnh.
- Độ ẩm.
- Gió.
- Ô nhiễm không khí.
- Keo xít tóc.
- Nước hoa.
- Khói.
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Test chích da là phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng một số chất trên da để biết cơ thể bạn phản ứng với từng chất như thế nào. Thông thường nếu bạn dị ứng với một chất nào đó, một vết sưng đỏ nhỏ sẽ xuất hiện.
Xét nghiệm máu, hoặc test chất hấp phụ dị nguyên phóng xạ (RAST) cũng phổ biến. RAST đo lượng kháng thể IgE với các dị nguyên đặc biệt trong máu bạn.
Điều trị viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng histamin H1
Một số thuốc kháng H1 không kê đơn (OTC) phổ biến bao gồm:
- Fexofenadine (Allegra).
- Diphenhydramine (Benadryl).
- Desloratadine (Clarinex).
- Loratadine (Claritin).
- Levocetirizine (Xyzal).
- Cetirizine (Zyrtec).
Thuốc thông mũi
Có thể sử dụng một số thuốc làm thông mũi trong thời gian ngắn, thường không quá 3 ngày để giảm nghẹt mũi và giảm áp lực trong xoang. Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây hiệu ứng bật lại, có nghĩa là khi dừng thuốc các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Các thuốc OTC phổ biến bao gồm:
- Oxymetazoline (Afrin).
- Pseudoephedrine (Sudafed).
- Phenylephrine (Sudafed PE).
- Cetirizine với pseudoephedrine (Zyrtec-D).
Nếu bạn có bệnh tim, nhịp tim bất thường, tiền sử đột qụy, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao hoặc các vấn đề về bàng quang, nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi
Thuốc có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng lâu dài.
Giống như thuốc thông mũi, lạm dụng một số loại thuốc nhỏ mắt và thuốc nhỏ mũi cũng có thể gây ra hiệu ứng bật lại.
Corticoid giúp giảm viêm và giảm đáp ứng miễn dịch. Nó không gây ra hiệu ứng bật lại. Thuốc xịt mũi corticoid thường được khuyên dùng điều trị lâu dài, đem lại hữu ích để kiểm soát các triệu chứng dị ứng.
Liệu pháp miễn dịch
Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch nếu bạn bị dị ứng nặng. Bạn có thể sử dụng kế hoạch điều trị này kết hợp với thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Những mũi tiêm này làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn với các chất gây dị ứng cụ thể theo thời gian. Các bác sĩ yêu cầu cần cam kết lâu dài cho kế hoạch điều trị.
Trong giai đoạn đầu, bạn sẽ đến bác sĩ để tiêm 1 đến 3 lần mỗi tuần trong khoảng 3 đến 6 tháng để cơ thể quen với chất gây dị ứng.
Trong giai đoạn sau, bạn có thể sẽ cần gặp bác sĩ để tiêm mỗi 2 đến 4 tuần trong suốt 3 đến 5 năm. Bạn có thể không nhận thấy sự thay đổi cho đến hơn 1 năm sau khi giai đoạn này bắt đầu. Khi đến thời điểm này, có thể các triệu chứng dị ứng của bạn sẽ mờ dần hoặc biến mất hoàn toàn.
Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng với chất gây dị ứng. Nhiều bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đợi từ 30 đến 45 phút sau khi tiêm để đảm bảo rằng họ không gặp phải phản ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)
SLIT là đặt một viên thuốc chứa hỗn hợp một số chất gây dị ứng dưới lưỡi của bệnh nhân. Nó tương tự như liệu pháp miễn dịch nhưng không phải tiêm. Giống như trên, thuốc được sử dụng thường xuyên trong một khoảng thời gian được xác định bởi bác sĩ.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm ngứa ở miệng hoặc kích thích tai và họng. Trong một số ít trường hợp, phương pháp SLIT có thể gây sốc phản vệ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về SLIT để xem liệu dị ứng của bạn có đáp ứng với phương pháp điều trị này hay không.
Điều trị tại nhà
Biện pháp này phụ thuộc vào chất gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng theo mùa với phấn hoa, có thể thử sử dụng máy điều hòa thay vì mở cửa sổ.
Sử dụng máy hút ẩm hoặc bộ lọc HEPA có thể giúp bạn kiểm soát dị ứng khi ở trong nhà. Nếu bạn bị dị ứng với mạt bụi, hãy giặt khăn trải giường và chăn trong nước nóng trên 54.4°C. Thêm bộ lọc HEPA vào máy hút bụi và hút bụi hàng tuần cũng có thể đem lại lợi ích. Hạn chế sử dụng thảm trong nhà của bạn cũng có thể hữu ích.
Do lo ngại về các tác dụng phụ có thể xảy ra, nhiều người bị viêm mũi dị ứng tìm cách giải quyết các triệu chứng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, cần biết rằng bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể có tác dụng phụ, ngay cả khi nó được coi là tự nhiên. Ngoài các biện pháp điều trị tại nhà, các lựa chọn cũng có thể bao gồm thuốc thay thế miễn phí. Nhược điểm của các phương pháp điều trị này là có ít bằng chứng hỗ trợ chứng minh rằng chúng an toàn hoặc hiệu quả. Liều dùng chính xác cũng khó xác định.
Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có ý định thử các biện pháp sau:
- Châm cứu.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Bổ sung butterbur.
- Mật ong.
- Men vi sinh.
Biến chứng viêm mũi dị ứng
Một số biến chứng có thể phát sinh bao gồm:
- Mất ngủ ban đêm.
- Phát triển, nặng thêm các triệu chứng hen suyễn.
- Nhiễm trùng tai thường xuyên.
- Viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang thường xuyên.
- Đau đầu thường xuyên.
Biến chứng cũng có thể phát sinh từ tác dụng phụ của thuốc kháng histamin H1. Thông thường buồn ngủ có thể xảy ra. Các tác dụng phụ khác bao gồm đau đầu, lo lắng và mất ngủ. Trong một số ít trường hợp, thuốc kháng histamin H1 có thể gây ra tác dụng tiêu hóa, tiết niệu và tuần hoàn.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Trẻ em cũng có thể bị viêm mũi dị ứng, và thường xuất hiện trước 10 tuổi. Nếu bạn nhận thấy con mình có các triệu chứng giống như cảm lạnh vào cùng một thời điểm mỗi năm, có thể chúng bị viêm mũi dị ứng theo mùa.
Các triệu chứng ở trẻ em tương tự như người lớn. Trẻ em thường bị chảy nước mắt, mắt đỏ ngầu, gọi là viêm kết mạc dị ứng . Nếu bạn nhận thấy con mình khò khè hoặc khó thở ngoài các triệu chứng khác, có thể con bạn bị hen suyễn.
Nếu con bạn bị dị ứng theo mùa đáng kể, hãy hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng bằng cách giữ chúng trong nhà khi lượng phấn hoa cao. Giặt quần áo và khăn trải giường, hút bụi thường xuyên trong mùa dị ứng cũng có thể hữu ích. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để điều trị dị ứng. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ngay cả với liều lượng nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này.
Viêm mũi dị ứng theo mùa thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát tốt bằng thuốc. Tuy nhiên, các dạng nghiêm trọng của tình trạng này có thể sẽ cần điều trị lâu dài.
Mẹo ngăn ngừa dị ứng
Ở trong nhà khi lượng phấn hoa cao.
Tránh tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm.
Tắm ngay sau khi ra ngoài về.
Giữ cửa sổ và cửa ra vào đóng thường xuyên nhất có thể trong mùa dị ứng.
Giữ gìn miệng và mũi của bạn khi thực hiện công việc ngoài sân.
Cố gắng không cào lá hoặc cắt cỏ.
Tắm cho chó ít nhất hai lần mỗi tuần.
Bỏ thảm phòng ngủ nếu bạn dị ứng với mạt bụi.