Diphenhydramine

(0 / 0)

Diphenhydramin là thuốc kháng H1 thế hệ 1, được chỉ định chủ yếu để điều trị dị ứng. cũng như các thuốc thế hệ 1 khác, diphenhydramine còn được chỉ định trong buồn nôn, say tàu xe, chứng mất ngủ, các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Hiện nay nó được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Năm 2016, diphenhydramine được kê đơn nhiều thứ 210 tại Mỹ với hơn  2 triệu đơn.

Lịch sử nghiên cứu và phát triển

Diphenhydramine lần đầu tiên được phát hiện năm 1943 bởi Geogre Riefchl – 1 cựu giáo sư tại đại học Cincinnati. Năm 1946, nó là thuốc kháng histamine kê đơn đầu tiên được phê duyệt bởi FDA.

Công thức hóa học Diphenhydramine
Hình ảnh: Công thức hóa học Diphenhydramine

Những năm 1960, diphenhydramine các nghiên cứu đã chỉ ra thuốc còn tác dụng ức chế tái thu hồi serotonyl( 1 chất dẫn truyền thần kinh ở não) . sự phát hiện này đã mở ra cơ hội tìm kiếm các thuốc chống trầm cảm có cấu trúc tương tự và ít tác dụng phụ hơn , đặc biệt là sự phát minh ra fluoxetine một thuốc ức chế tái thu hồi serotonin một cách chọn lọc (SSRI). Một nghiên cứu tương tự trước đó đã tạo ra SSRI đầu tiên Zimelidin từ brompheniramin cũng là 1 thuốc kháng histamine.

Sơ đồ tổng hợp diphenhydramine: đi từ diphenylmethan
Hình ảnh: Sơ đồ tổng hợp diphenhydramine: đi từ diphenylmethan

Dược lực học

Diphenhydramin hoạt động theo cơ chế đối kháng thụ thể H1 (histamin1) . Các thụ thể H1 nằm trên thành mạch, cơ trơn hô hấp , tế bào nội mô, đường tiêu hóa, tế bào miễn dịch , mô tim và thần kinh trung ương. Khi các thụ thể này được kích thích sẽ dẫn đến 1 loạt quá trình làm tăng tính thấm thành mạch , giãn mạch gây đỏ mặt , giảm thời gian dẫn truyền nút nhĩ thất, kích thích các giây thần kinh cảm giác ở đường hô hấp gây ra ho, co thắt cơ trơn phế quản và tăng bạch cầu ái toan thúc đẩy phản ứng miễn dịch .

Diphenhydramine hoạt động như chất đối vận receptor H1 do đó ức chế tác dụng của histamine trên mao mạch , làm giảm các triệu chứng viêm. Hơn nữa dyphenhydramin là thuốc kháng H1 thế hệ 1 nên nó dễ dàng qua hàng rào máu não và gây ức chế các thụ thể CSN H1 dẫn đến buồn ngủ và ức chế trung tâm ho ở hành não.

Hơn nữa, các thụ thể H1 có cấu trúc tương tự thụ thể muscarinic. Do đó diphenhydramine hoạt động như 1 chất kháng muscarinic thông qua việc đối kháng cạnh tranh với acetylcholine trên các thụ thể M kết quả nó được sử dụng như 1 thuốc điều trị Parkinson.

Ngoài ra, diphenhydramine hoạt động như 1 chất ức chế kênh Na+ nội bào , dẫn đến khả năng gây tê cục bộ. 

Cơ chế hoạt động của diphenhydramine thông qua việc ức chế cạnh tranh với histamine trên thụ thể H1
Hình ảnh: Cơ chế hoạt động của diphenhydramine thông qua việc ức chế cạnh tranh với histamine trên thụ thể H1

Một số thử nghiêm lâm sàng

Thử nghiệm lâm sàng thuốc diphenhydramine
Hình ảnh: Thử nghiệm lâm sàng thuốc diphenhydramine

Độ an toàn của sử dụng diphenhydramine dưới da ở bệnh nhân nội trú.

Tác giả :

University of Miami/JFK Medical Center Palm Beach Regional Graduate Medical Education Consortium, Hospice and Palliative Medicine Program, West Palm Beach, FL, USA

Trustbridge Health, West Palm Beach, Florida, FL, USA.

Tổng quan: Diphenhydramine(DPH) được sử dụng nhiều nhất qua đường uống , tiêm bắp , tiêm tĩnh mạch, tại chỗ để điều trị ngứa, kiểm soát hội chứng ngoại tháp, điều trị Parkinson, và các phản ứng dị ứng. Tuy nhiên với nhiều bệnh nhân nguy kịch không thể dùng thuốc đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch và đường tại chỗ có độ hấp thu tương đối chậm. Vì vậy trong điều kiện đó, diphenhydramine được sử dụng qua đường dưới da như là biện pháp thứ cấp để dễ tiếp cận, tỷ lệ nhiễm trùng và mức độ khó chịu thấp. ngược lại trong tình trạng bệnh thông thường, DPH không được sử dụng rộng rãi chủ yếu là do báo caó năm 1990 về hoại tử khi tiêm dưới da DHP để gây tê. Tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu khác để chứng minh báo cáo đó. Mục đích của nghiên cứu này là các cung cấp các dữ liệu khách quan liên quan đến việc sử dụng an toàn DHP dưới da , như 1 lỗ lực trong thực hành an toàn trong điều trị.

Phương pháp: Đây là 1 đánh giá hồi cứu hồ sơ từ 6 đơn vị bệnh nhân nội trú thu thập từ cở sở dữ liệu dược phẩm cho những bệnh nhân đã tiêm ít nhất 1 lần DHP trong giai đoạn từ 2012-2015. Các bệnh nhân sau đó được kiểm tra hoại tử sau khi dùng , cũng như được ghi lại trong cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng trong cùng khoảng thời gian.

Kết quả: Tổng cộng có 648 liều  thuốc DHP tiêm dưới da cho 109 bệnh nhân . không ai trong số này được báo cáo xuất hiện các phản ứng bất lợi.

Kết luận: Đánh giá hồi cứu này cho thấy việc xử dụng DHP dưới da là biện pháp thay thế cho đường uống và đường tiêm khác, và có thể có giá trị đăc biệt quan trong trong những bênh nhân nguy kịch thường không thể nuốt hoặc tiêm tĩnh mạch.

Dược động học

Hấp thu: Sinh khả dụng  của đường uống khoảng 42-62%( hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nhưng bị phá hủy do chuyển hóa bước 1 qua gan) , thời gian bắt đầu tác dụng từ 15-30 phút, thời gian tác dụng từ 10-12 h , đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau 2 h uống.

Phân bố: liên kết protein huyết tương 98,5%; thể tích phân bố 22l/kg( trẻ em), 17l/kg ( trưởng thành) , 14l/kg (người già)

Chuyển hóa: Tại gan, qua 2 phản ứng khử liên tiếp của amin bậc 3. Các sản phẩm thu được tiếp tục bị oxy hóa tạo thành acid carboxylic.

Chuyển hóa Diphenhydramine
Hình ảnh: Chuyển hóa Diphenhydramine

Thải trừ: Thời gian bán thải 5h( trẻ em), 13,5h ( người già) , 9h ( người trưởng thành) ; bài xuất chủ yếu qua nước tiểu 50-70% chủ yếu là dạng chuyển hóa.

Chỉ định và liều dùng

Dị ứng: uống 25-50mg/ 6-8h, không vượt quá 300mg/ ngày; tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 10-50mg/6h, không vượt quá 400mg / ngày.

Mất ngủ: 50mg đường uống 30 phút trước khi đi ngủ.

Mất ngủ
Hình ảnh: Mất ngủ

Ho : 25-50mg/4h ( ưu tiên xyro) không vượt quá 150mg/ ngày.

Say xe (điều trị hoặc điều trị dự phòng): 25-50ng/6-8h

Say xe
Hình ảnh: Say xe

Parkinson: uống 25mg trong 8h đầu sau đó uống 50mg / 6h; không vượt quá 300mg/ ngày.

Tác dụng phụ

Thuốc Diphenhydramine
Hình ảnh: Thuốc Diphenhydramine

Các tác dụng phụ tần suất không xác định:

  • An thần , gây ngủ
  • Lú lẫn
  • Kháng cholinergic: bí tiểu , táo bón , Khô miệng , khô niêm mạc mũi, khô họng …
  • Giảm chức năng nhận thức ở người già.
  • Dày đờm phế quản .
  • Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu , tan máu , thiếu máu
  • Co giật
  • Huyết áp thấp , nhịp tim nhanh
  • Lo âu , bồn chồn
  • Nhìn mờ
  • Đánh chống ngực
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Hưng phấn
  • Ù tai
  • Chán ăn

Lưu ý và thận trọng

Suy nhược thần kinh trung ương có thể giảm tỉnh táo khi lái xe hoặc vận hành máy móc

Có thể làm tăng tác dụng của các thuốc an thần, cần giảm liều khi phối hợp

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân glaucoma góc đóng , phì đại tiền liệt tuyến , loét dạ dày tá tràng , tác nghẽn môn vị, rối loạn chức năng tuyến giáp.

Người cao tuổi: nguy cơ cao với nhóm độ tuổi này vì làm tăng nguy cơ té ngã và kháng cholinergic; trầm trọng thêm tình trạng ở đường tiết niệu dưới hoặc tăng sinh tuyến tiền liệt tuyến lành tính ; không được khuyến cáo điều trị chứng mất ngủ vì gây hiện tượng dung nạp thuốc và nguy cơ tăng kháng cholinergic

Người cao tuổi
Hình ảnh: Người cao tuổi

Phụ nữ có thai và cho con bú :

  • Phụ nữ có thai: Cảnh báo độ B , có thể được chấp nhân các nghiên cứu trên động vật không thấy rủi ro và chưa có các nghiên cứu cụ thể trên người.
  • Bà mẹ cho con bú: Thuốc khuếch tán được vào sữa mẹ. Vì vậy chống chỉ định trong trường hợp này.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc

Bệnh đường hô hấp dưới (ví dụ như hen cấp tính)

Trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh

Phụ nữ cho con bú

Sử dụng làm thuốc gây tê

Gây ngủ ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt khi tự điều trị. 

Tương tác thuốc

Tăng cường ức chế thần kinh trung ương: Tương tác dược lý tiềm tàng với rượu và các thuốc ức chế thần trung ương khác (thuốc ngủ , thuốc an thần gây ngủ và thuốc an thần …)

Thuốc ức chế MAO( IMAO): ức chế men MAO kéo dài và tăng cường tác dụng kháng histamine của diphenhydramin

https://www.drugbank.ca/drugs/DB01075

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27625354

https://www.drugs.com/monograph/diphenhydramine-hydrochloride.html

https://www.drugs.com/pregnancy/diphenhydramine.html

https://reference.medscape.com/drug/benadryl-nytol-diphenhydramine-343392

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here