Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm VPClary tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: VPClary là thuốc gì? Thuốc VPClary có tác dụng gì? Thuốc VPClary giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Thuốc VPClary là thuốc bôi trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần chính là Clarithromycin với hàm lượng 500g; ngoài ra còn có một số tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.
Thuốc VPClary được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Cần Thơ..
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc VPClary gồm 1 vỉ, mỗi vỉ có chứa 10 viên.
Bảo quản thuốc VPClary ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc VPClary giá bao nhiêu? bán ở đâu?
Thuốc VPClary hiện đang được bán với giá 75.000 đồng/hộp bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Lưu ý khi tìm kiếm sản phẩm: Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm hàng nhái hàng kém chất lượng có hình dáng và mẫu mã tương tự như VPClary. Vì vậy người bệnh hãy tìm đến những cơ sở uy tín, quầy thuốc của các bệnh viện để tìm mua sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Tác dụng
VPClary có thành phần chính là Clarithromycin – một kháng sinh thế hệ mới thuộc nhóm Macrolid 14C được bán tổng hợp từ Erythromycin. So với Erythromycin, Clarithromycin tăng tính thân dầu hơn, mở rộng phổ kháng khuẩn và ổn định hơn trong môi trường acid giúp tăng sinh khả dụng, giảm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Với cơ chế tác dụng là tác dụng lên tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn, Clarithromycin giúp ức chế tổng hợp protein vi khuẩn, giúp kháng khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
VPClary thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được chỉ định điều trị trong các trường hợp:
- Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi cộng đồng, viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm Helicobacter Pylori.
- Diều trị nhiễm khuẩn bội nhiễm trên bệnh nhân nhiễm HIV do nhiễm Mycobacterium Avium hoặc Mycobacterium Avium Complex.
- Điều trị nhiễm trùng da và môm mềm mức độ nhẹ và vừa.
Liều dùng – Cách dùng
Cách dùng: Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, dùng uống trực tiếp. Sinh khả dụng của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể uống trước hoặc sau ăn.
Liều dùng: Dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi:
- Nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm: uống ½ viên/lần x 2 lần/ngày x 7 ngày. Trường hợp nặng có thể uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 7 – 14 ngày.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng do Helicobacter Pylori: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 7 – 14 ngày.
- Nhiễm khuẩn bội nhiễm: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày x 20 – 30 ngày. Nếu không hiệu quả uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân suy thận cần giảm một nửa tổng liều điều trị và không sử dụng thuốc quá 14 ngày.
Chống chỉ định của thuốc VPClary
Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không dùng thuốc cho những bênh nhân đang được điều trị bằng Terfenadin, rối loạn điện giải hay có tiền sử bệnh tim.
Không dùng thuốc cho những bệnh nhân đang dùng Pimosid, Cisaprid, Ergotamin.
Thận trọng khi sử dụng thuốc VPClary
Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy chức năng gan và suy thận.
Thận trọng khi sử dụng thuốc kéo dài do có thể gây ra kháng thuốc.
Thuốc VPClary có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc do thuốc không ảnh hưởng đến tâm thần và sự tập trung.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ và đã cân nhắc kỹ lợi ích và tác hại của thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc VPClary hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp vào khi sử dụng thuốc: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rối loạn vị giác, viêm miệng, viêm lưỡi,… hoặc có thể có các phản ứng miễn dịch: nổi mày đay, phát ban, phản ứng phản vệ, hội chứng Stevens – Jonhson.
Tham khảo ngay ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
VPClary khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ như:
- Không kết hợp sử dụng thuốc với các thuốc có thành phần là các dẫn chất alkaloid gây co mạch của nấm cựa lõa mạch như dihydroertamin, ergotamine do thành phần Clarithromycin trong thuốc tương tác với dẫn chất trên và làm tăng độc tính.
- Thận trọng khi kết hợp sử dụng thuốc cùng với các thuốc được chuyển hóa qua hệ cytocrom P450 như: lovastatin, warfarin, phenytoin, triazolam, diospyramid,… do làm tăng nồng độ thuốc trong máu và tăng hiệu lực của các thuốc trên.
- Clarithromycin làm tăng hiệu lực của một số thuốc dùng cùng: carbamazepine, digoxin, warfarin.
- Clarithromycin làm giảm nồng độ zidovudin ở trạng thái bền trên những bệnh nhân nhiễm HIV. Khi kết hợp thuốc cần uống cách nhau 1 – 2 giờ.
- Thận trọng phối hợp thuốc với Terfenadin do Clarithromycin làm giảm chuyển hóa Terfenadin, gây tăng nồng độ trong máu và gây độc tính.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Triệu chứng: Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các độc tính trên thận, gan hoặc gặp một số biểu hiện giống với tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các biểu hiện nhẹ; tuy nhiên nên đề phòng vì sốc phản vệ thường có diễn biến rất nhanh. Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.