Xử trí giai đoạn I và giai đoạn II chuyển dạ: Hướng dẫn thực hành lâm sàng – ACOG 2024

(1 / 5)

Bài viết Xử trí giai đoạn I và giai đoạn II chuyển dạ: Hướng dẫn thực hành lâm sàng – ACOG 2024.

Tác giả: Bộ môn Phụ Sản – Trường đại học Y Dược Huế.

Hiện nay, phần lớn các trường hợp sinh trên thế giới xuất phát từ chuyển dạ tự nhiên hoặc bằng khởi phát chuyển dạ, và kết thúc bằng sinh thường hoặc mổ lấy thai. Các chỉ định phổ biến nhất của mổ lấy thai bao gồm ngôi bất thường, sinh khó,… và đặc biệt là sinh khó trong chuyển dạ. Tỷ lệ mổ lấy thai có xu hướng tăng cao trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (Điều tra MICS) thì tỷ lệ mổ lấy thai chiếm tới 34,4% các trường hợp sinh. Trong đó, 13,9% được quyết định sau khi bắt đầu cơn đau chuyển dạ và 20,5% trường hợp được quyết định trước đó. Mặc dù mổ lấy thai giúp hỗ trợ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong một số trường hợp như ngôi bất thường hay thai suy,… Tuy nhiên, đối với những trường hợp ít nguy cơ thì mổ lấy thai liên quan đến tăng tỷ suất bệnh tật và tử vong.

Vào tháng 01/2024, Hiệp hội Sản Phụ Hoa Kỳ (ACOG) ban hành Hướng dẫn thực hành lâm sàng về quản lý giai đoạn I và II của chuyển dạ: cập nhật các định nghĩa về chuyển dạ đình trệ, cùng với các khuyến cáo về xử trí các trường hợp sinh khó, giúp tối ưu các chỉ định mổ lấy thai.

Chuyển dạ và chuyển dạ đình trệ

  1. Cổ tử cung mở 6cm là mốc bắt đầu của pha tích cực trong chuyển dạ (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng trung bình).
  2. Chuyển dạ đình trệ trong pha tích cực được định nghĩa khi không có sự tiến triển cổ tử cung ở sản phụ chuyển dạ có cổ tử cung mở 6cm kèm ối vỡ ít nhất 4 tiếng nếu có cơn go tử cung phù hợp và 6 tiếng nếu cơn go tử cung không phù hợp có hỗ trợ bằng Oxytocin (Khuyến cáo chọn lọc, mức độ bằng chứng thấp).
  3. Chuyển dạ kéo dài trong giai đoạn II được định nghĩa là thời gian rặn sổ kéo dài hơn 3 giờ ở sản phụ mang thai con so và hơn 2 giờ ở sản phụ mang thai con rạ. Đối với chẩn đoán chuyển dạ đình trệ ở giai đoạn II: cần cá nhân hóa, kết hợp các thông tin về tiến triển, các yếu tố lâm sàng có thể ảnh hưởng như sinh đường âm đạo, tư vấn các nguy cơ và lợi ích của các biện pháp can thiệp hiện có, cần ưu tiên cá thể hóa khi thời gian đoạn II vượt các mốc trên. (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng cao).
  4. Chuyển dạ đình trệ trong giai đoạn II có thể chẩn đoán sớm hơn khi thiếu sự xoay ngôi thai hoặc sự đi xuống ngôi thai mặc dù cơ go tử cung, khả năng rặn sổ và thời gian phù hợp (Điểm thực hành lâm sàng tốt).
  5. Có thể thực hiện gây tê giảm đau trong chuyển dạ ở bất kỳ giai đoạn nào của chuyển dạ (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng trung bình).

Xử trí sinh khó trong giai đoạn I của chuyển dạ

  1. Nên bấm ối cho sản phụ có hỗ trợ cơn go hoặc khởi phát chuyển dạ nhằm rút ngắn thời gian chuyển dạ (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng cao).
  2. Cả hai phác đồ Oxytocin liều cao và liều thấp đều có thể sử dụng trong chuyển dạ nhằm giảm tỷ lệ mổ lấy thai (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng cao).
  3. Sử dụng catheter đo áp lực buồng tử cung ở các sản phụ ối vỡ nhằm xác định mức độ cơn go tử cung ở những sản phụ chuyển dạ tích cực kéo dài hoặc khi cơn go tử cung khó xác định chính xác từ bên ngoài (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng thấp).

Xử trí sinh khó trong giai đoạn II của chuyển dạ

Nên bắt đầu rặn ngay khi cổ tử cung mở hết (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng cao).

Xử trí chuyển dạ đình trệ

  1. Chỉ định mổ lấy thai ở những sản phụ chuyển dạ đình trệ ở giai đoạn tích cực (Khuyến cáo mức độ mạnh, mức độ bằng chứng thấp).
  2. Đánh giá khả năng sinh đường âm đạo trước khi chỉ định mổ lấy thai cho các trường hợp chuyển dạ đình trệ trong giai đoạn II chuyển dạ (Khuyến cáo chọn lọc, mức độ bằng chứng thấp).

Tài liệu tham khảo

  1. First and second stage labor management. Clinical Practice Guideline No. 8. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2024;143:144-62. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38096556/
  2. Betran, Ana Pilar, et al. “Trends and projections of caesarean section rates: global and regional estimates.” BMJ global health 6.6 (2021): e005671. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8208001/

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here