Mezathion

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Mezathion tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Mezathion là thuốc gì? Thuốc Mezathion có tác dụng gì? Thuốc Mezathion giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Trong một viên nén có chứa:

Spironolacton……………………….25 mg

Tá dược bao gồm:

  • Microcrystalline cellulose
  • Crospovidone
  • Magnesi stearat
  • Talc
  • Cellactose 80

Tác dụng của thuốc 

Thuốc Mezathion có thành phần chính là Spironolacton – Một chất lợi tiểu giữ kali đối kháng cạnh tranh với aldosterol. Thuốc có tác dụng đặc biệt lên ống lượn xa, làm ức chế sự giữ nước và Na+ tại ống lượn xa đồng thời làm giảm thải trừ K+. Ngoài ra Spironolacton còn ức chế thải trừ H+ vào nước tiểu. Thông qua đó Spironolacton có tác dụng làm giảm huyết áp.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Mezathion được các bác sĩ chỉ định trong điều trị: 

Tăng aldosteron huyết nguyên phát hoặc thứ phát.

Phù do hội chứng thận hư. Thường phối hợp với các thuốc lợi tiểu khác.

Tăng huyết áp do tình trạng rối loạn hệ Renin Angiotensin Aldosterol. Thường phối hợp với các thuốc lợi tiểu khác hoặc thuốc chống tăng huyết áp.

Thông thường sẽ phối hợp với các thuốc lợi tiểu giảm K+ máu để điều trị phù do suy tim mạn, phù do suy tim có sung huyết, phù do xơ gan cổ trướng.

Giảm kali huyết, phòng ngừa tình trạng giảm kali huyết khi bệnh nhân đang điều trị digitalis.

Cách dùng – liều dùng

Cách dùng: Thuốc Mezathion được dùng đường uống. Bạn có thể dùng thuốc với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày, dùng thuốc chung với hoa quả, siro để uống. Tuy nhiên phải tránh các thực phẩm chứa kali như:

  • Rau màu xanh như rau muống, rau cải….
  • Thịt màu đỏ như thịt bò…
  • Quả màu vàng như chuối, đu đủ,…
 Thuốc mezathion
Hình ảnh: Thuốc mezathion

Liều lượng:

Người lớn

Điều trị phù do: Suy tim sung huyết, xơ gan, hội chứng thận hư: 100mg/ ngày chia làm 2 lần. Sau 5 ngày điều trị nếu đáp ứng không tốt sử dụng thêm một lợi niệu thiazid hoặc lợi liệu quai

Cường aldosterol: Uống 100-400mg/ ngày trước phẩu thuật. Dùng chung với các thuốc lợi tiểu khác để giảm tác dụng không mong muốn của thuốc. Nếu bệnh nhân không phẫu thuật liều ban đầu là 400mg/ngày, liều duy trì 100-300mg/ngày. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả nếu điều trị duy trì trong thời gian dài.

Giảm kali huyết (do điều trị thuốc lợi tiểu hoặc khi bổ sung kali không đủ): dùng liều 25-100mg/ngày.

Cao huyết áp: Liều khởi đầu là 50 – 100 mg/ngày, chia làm 2 lần. Thường sử dụng chung với các thuốc điều trị cao huyết áp khác ( Tránh nhóm ức chế thụ thể vì nhóm này sẽ làm tăng K+ huyết)

Suy tim sung huyết: Thông thường sẽ dùng spironolacton là 12,5-25mg/ngày cùng với 1 thuốc ức chế ACE và một thuốc lợi tiểu quai kèm hoặc không kèm glycosid tim.

Trẻ em

Lợi tiểu khi phù trong suy tim, cổ trướng do xơ gan hoặc chống tăng huyết áp:

Trẻ sơ sinh: uống 1 -2mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia nhỏ dùng 2 lần.

Từ 1 tháng đến 12 tuổi: uống 1-3mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia nhỏ dùng 2 lần.

Từ 12-18 tuổi: 50-100mg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia nhỏ dùng 2 lần.

Liều được điều chỉnh sau 5 ngày.

Người cao tuổi

Liều ban đầu 12,5-50mg/ngày, uống 1-2 lần, khi cần có thể tăng dần lên đến 25-50mg mỗi 5 ngày. Điểu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận.

Đối tượng không được sử dụng thuốc Mezathion

Không sử dụng thuốc Mezathion cho những bệnh nhân:

  • Nhiễm toan, tăng K+
  • Rối loạn chức năng gan
  • Suy thận cấp
  • Mẫn cảm với spironolacton hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Vô niệu
  • Khi nồng độ creatinin huyết thanh hoặc nitơ huyết cao hơn gấp 2 lẩn bình thường

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp phải khi sử dụng thuốc Mezathion là tăng kali huyết, giảm natri huyết, mệt mỏi, đau đầu, ngủ gà, liệt dương, lãng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.

Hiếm khi xuất hiện các phản ứng như ban đỏ, ngoại ban, mày đay, chuột rút/co thắt cơ, dị cảm, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Dùng thuốc chung với:

Silysilate: Làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu

Thuốc ức chế men chuyển: Tăng K+ huyết nặng

Thuốc chống đông của coumarin, heparin bị giảm khi dùng cùng với spironolacton.

Thuốc NSAID: Giảm tác dụng chống tăng huyết áp của spironolacton. 

Thuốc chứa Lithi: Gây ra ngộ độc do gairm độ thanh thải

Thuốc lợi tiểu giữ Kali khác: Làm tăng tác dụng phụ tăng K+ huyết

Carbenoxolon:  Giảm khả năng chống loét

Tacrolimus: Tăng tác dụng phụ của thuốc tacrolimus

Tránh dùng với cam thảo tự nhiên (do hoạt tính mineralocorticoid).

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Các triệu chứng quá liều: Lo lắng, yếu cơ, khó thở

Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu, dùng thuốc lợi tiểu thải kali hoặc tiêm glucose + insulin. Trong trường hợp quá nặng tiến hành thẩm phân máu. Rửa dạ dày, dùng than hoạt.

Một số đề nghị khi tăng K+ quá mức:

Tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat

Tiêm tĩnh mạch calci gluconat

Sử dụng nhựa trao đổi ion: Kayexalate

Thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu nếu K+ > 6.5 bình thường ( 3.5 – 4.5 )

Thuốc Mezathion giá bao nhiêu?

Thuốc Mezathion do công ty dược phẩm Hà Tây sản xuất hiện nay trên thị trường có giá 70.000 VNĐ / Hộp 4 vỉ x 12 viên ( giá chỉ mang tính chất tham khảo)

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here