Tưa lưỡi

(0 / 0)

Rất nhiều trẻ sinh sơ sinh sinh ra đã có hiện tượng bị tưa lưỡi, lưỡi bị đóng trắng. Bệnh tưa lưỡi là bệnh không nguy hiểm nhưng lại khiến bé hay quấy khóc, bỏ ăn vì đau. Vậy nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào? Bài này sẽ giải thích cho các bạn các vấn đề trên.

Nguyên nhân gây ra tưa lưỡi ở trẻ em

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tưa lưỡi nhất vì các bé có sức đề kháng yếu, rất dễ để bị các bệnh từ bên ngoài hoặc từ chính mẹ, nguyên nhân gây ra tưa lưỡi ở trẻ em là do nhiễm nấm candida albicans bao gồm: 

Bé có khả năng bị nấm miệng do 2 nguyên nhân: 

Bình thường trong cơ thể luôn có các vi khuẩn sống trong miệng, việc đề kháng kém hoặc trong một số bệnh làm suy giảm miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại này phát triển. Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi do đề kháng kém nên rất dễ bị nấm candida albicans phát triển trong miệng. Những mảng nấm lúc đầu trông sẽ rất giống với những mảng sữa trắng lắng đọng trong lưỡi, màu đục. 

Nấm candida albicans khi mang thai có thể lây cho bé, việc mẹ khi mang thai nhiễm nấm candida albicans rất có thể sẽ lấy sang cho con trong quá trình sinh thường. Do đó nếu mẹ bị các bệnh phụ khoa thì nên điều trị dứt điểm trước khi sinh bé hoặc tránh để bé tiếp xúc với những vùng nhạy cảm.

Vú mẹ bị nhiễm nấm cũng là một nguyên nhân lây sang cho bé, chính vì thế việc mẹ bị nhiễm nấm thì hãy đảm bảo núm vú được sạch, tránh hiện tượng nứt cổ gà.

Sự khác nhau giữa tưa lưỡi ( tưa miệng ) và lưỡi đóng trắng

Nấm miệng
Nấm miệng

Lưỡi đóng trắng là hiện tượng sữa đọng ở lưỡi bé: Khi trẻ bú sữa có thể đọng lại trên miệng bé, nếu mẹ không vệ sinh cho bé thì lâu dần sẽ tạo ra những đóng trắng. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé rất dễ nhiễm nấm.

Việc phân biệt dễ nhất của hai hiện tượng này là mẹ dùng gạc rơ lưỡi thì các đốm trắng sẽ bóc ra và để lại những mảng màu hồng khỏe mạnh của lưỡi.

Xem thêm: Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong.

Cách trị tưa lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh

Khi thấy con xuất hiện các hiện tượng lưỡi có các đốm trắng, mẹ cần kiểm tra xem con bị đóng váng sữa hay bị nhiễm nấm ở miệng để có các biện pháp sử lý cho phù hợp.

Nếu lưỡi của bé có vài nốt trắng nhỏ nằm trên cung răng thì đây chính là các nang bã. Nang bã sẽ tự bong tróc dần.

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi bị tưa lưỡi (tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh)

Rơ lưỡi cho trẻ
Rơ lưỡi cho trẻ

 Các mẹ có thể rơ nước muối sinh lý hoặc borate hay denicol, không cần rơ thật sạch.

Nước muối sinh lý:

Dùng nước muối sinh lý 0,1 % hoặc pha nước muối loãng với nước đun sôi để nguội. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm nước muối sinh lý rồi lau miệng cho bé từ từ nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài, đừng thò tay quá sâu vào trong miệng tránh trẻ bị trớ.

Sử dụng borate baking soda (bột nở)

Khi trẻ bị tưa lưỡi nhẹ các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng baking soda để điều trị dứt điểm. Các mẹ có thể làm như sau: Đun sôi 1 cốc nước rồi để nguội, sau đó cho thêm 1/2 muỗng cafe baking soda, trộn đều. Các bước tiếp theo giống với nước muối sinh lý tuy nhiên các mẹ cần đặt bé ngồi thẳng để tránh bé nuốt phải dung dịch này.

Đối với trẻ em bị tưa lưỡi ngoài 6 tháng tuổi 

Ngoài hai phương pháp trên các mẹ có thể tham khảo một số cách làm khác như sau.

Sử dụng trà xanh

Lá trà xanh

Rửa sạch lá trà xanh, đun sôi với một ít nước và vài hạt muối, sau đó để nguội.  Dùng gạc thấm nước trà xanh lau lưỡi và miệng cho bé.

Sử dụng rau ngót

Rau ngót chữa tưa lưỡi

Đối với rau ngót các mẹ cần chọn những loại rau sạch không có chất bảo quản, nhà trồng được thì càng tốt. Các mẹ đem rửa sạch sau đó tráng lại bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót ra và lấy phần nước của nó. Sau đó làm tương tự như đối với trà xanh. Phương pháp này được rất nhiều mẹ tin tưởng thực hiện và rất có hiệu quả.

Xem thêm: 999 mẹo vặt hữu ích cho mẹ và bé.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tưa lưỡi cho trẻ

Trước khi sinh các mẹ cần đảm bảo là mình không bị các bệnh liên quan đến đường sinh dục như bị nấm âm đạo, các tình trạng viêm nhiễm. Nếu bị các mẹ cần điều trị dứt điểm vì các loại vi khuẩn, nấm này có thể lây sang con. 

Các mẹ cần rửa sạch tay khi tiếp xúc với bé nhất là khi thay tã xong để hạn chế tình trạng nấm lây lan.

Nếu núm vú bị nhiễm nấm các mẹ cần điều trị khỏi hẳn, không để tình trạng nứt cổ gà vì rất có thể nấm sẽ lây lan sang cho bé.

Nếu bé đang điều trị kháng sinh kéo dài thì các mẹ có thể bổ sung probiotic để khôi phục lại hệ vi khuẩn tốt giúp bé giảm nguy cơ bị tưa lưỡi.

Có thể bạn quan tâm: 

Top 10 loại thuốc khi mang thai không nên sử dụng

Cao huyết áp khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Bổ sung canxi cho trẻ dưới 2 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here