Nội dung chính
Mang thai là một trải nghiệm đem lại nhiều lo lắng cho phụ nữ, đặc biệt là ở lần đầu làm mẹ. Bài viết này chỉ ra những dấu hiệu và triệu chứng của phụ nữ khi mang thai để giúp bạn có thể nhận biết và có những chuẩn bị phù hợp cho thai kỳ của mình. Tất nhiên để biết chắc chắn, bạn nên sử dụng xét nghiệm chính xác hơn bằng cách xét nghiệm hCG trong nước tiểu (dùng que thử thai) hoặc máu.
Phụ nữ sẽ có những triệu chứng mang thai sau khi trứng đã thụ tinh đã bám vào thành tử cung, tức là khoảng 8-14 ngày sau khi trứng rụng. Sau 8 tuần mang thai, 90% phụ nữ sẽ gặp các triệu chứng mang thai.
Các triệu chứng mang thai sớm và tiền kinh nguyệt thường tương tự nhau, và do đó có thể gây nhầm lẫn. Không phải tất cả phụ nữ sẽ gặp các triệu chứng này. Thông thường bạn sẽ gặp một số triệu chứng được mô tả ở dưới.
Dưới đây là 13 dấu hiệu và triệu chứng chính mà bạn có thể gặp khi mang thai:
Trễ kinh
Trễ kinh thường là dấu hiệu rõ ràng đầu tiên của thai kỳ. Chảy máu một lượng nhỏ có thể là bình thường.
Chảy máu làm tổ (hay xuất huyết làm tổ) có thể xảy ra vào ngày kinh nguyệt thông thường, và điều quan trọng là xác định nguyên nhân chảy máu, vì nó có thể xuất hiện tương tự trong một chu kỳ kinh nguyệt. Chảy máu làm tổ xuất hiện ở khoảng 1/3 phụ nữ có thai, xảy ra do trứng đã thụ tinh (hợp tử) làm tổ trên mạc tử cung.
Buồn nôn
Buồn nôn hay còn gọi là ốm nghén, là triệu chứng phổ biến với một số phụ nữ đang mang thai. Một số phụ nữ không bao giờ cảm thấy buồn nôn, trong khi những người khác lại buồn nôn trong suốt thai kỳ của họ.
Buồn nôn có thể bắt đầu ngay từ tuần thứ năm, hầu hết phụ nữ đều đã trải qua vài mức độ của buồn nôn cho đến tuần thứ tám của thai kỳ.
Những thay đổi ở vú
Những thay đổi ở vú, đặc biệt là khi mang thai lần đầu, có thể đóng vai trò là những dấu hiệu sớm của thai kỳ.
Mô vú tăng sinh và phát triển để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Các tĩnh mạch trên ngực có thể nổi rõ hơn (bạn sẽ nhìn thấy màu xanh qua da). Núm vú có thể bị sẫm màu. Vú và núm vú có thể cảm thấy ngứa ran, đau và nhạy cảm khi chạm vào.
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên thường bắt đầu xảy ra sớm trong thai kỳ. Nguyên nhân gây ra là bởi tử cung đang phát triển, cũng như sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu thông máu đến khung chậu.
Nhiều phụ nữ bị tái phát triệu chứng này trong tam cá nguyệt thứ hai, áp lực của thai nhi tác động lên bàng quang sau này trong thai kỳ có thể gây ra đi tiểu thậm chí còn thường xuyên và khẩn cấp hơn.
Nếu đi tiểu trở nên đau đớn, có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), khi đó cần đến khám bác sĩ hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của mang thai.
Khi mang thai, cảm thấy mệt mỏi là điều bình thường. Trong trường hợp này, phụ nữ đang mang thai nên tăng thời gian ngủ, sử dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên để chống lại sự mệt mỏi này.
Mệt mỏi trong tam cá nguyệt thứ nhất thường được theo sau là sự tăng năng lượng trong tam cá nguyệt thứ hai.
Chuột rút
Chuột rút ở đây cũng tương tự như trong thời kì kinh nguyệt thông thường. Co thắt tử cung nhẹ không đi kèm chảy máu là bình thường trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ và là kết quả của sự mở rộng tử cung.
Nếu bạn đã được xác nhận có thai và bị chuột rút dữ dội hoặc chảy máu âm đạo, nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế phù hợp.
Bụng đầy hơi, táo bón và ợ nóng
Đây là tất cả các triệu chứng bắt đầu ở giai đoạn đầu khi mang thai và sẽ tiếp diễn cho đến toàn bộ thai kỳ.
Sung huyết mũi
Sung huyết mũi là là triệu chứng sớm thường bị bỏ qua trong thai kỳ.
Khi nguồn cung cấp máu tăng lên, sự sưng nhẹ của mạch máu đi qua khoang mũi có thể dẫn đến sung huyết mũi, nghẹt mũi.
Thèm ăn và ác cảm với một số đồ ăn
Thèm ăn và ác cảm với một số đồ ăn khá phổ biến trong thai kỳ sớm và muộn. Không có bằng chứng cho thấy rằng sự thèm ăn liên quan đến việc thiếu một chất dinh dưỡng cụ thể hoặc sự ác cảm với một số loại thực phẩm nhất định là một phần của cơ chế bản năng kích hoạt một số đáp ứng nhất định. Phụ nữ có thai cũng thường tăng cân liên tục theo thời gian do cần phải sử dụng một lượng lớn năng lượng và dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi.
Điều quan trọng đối với sức khỏe của cả phụ nữ mang thai và thai nhi là đảm bảo cung cấp đủ lượng calories từ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong thai kỳ. Cả mẹ và con đều cần nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và acid folic.
Thay đổi tâm trạng
Những thay đổi đột ngột trong tâm trạng có thể liên quan đến thay đổi hormone, mệt mỏi và căng thẳng trong thời kì mang thai sớm. Cảm thấy tăng nhạy cảm cảm xúc và sự thay đổi bất thường đột ngột trong tâm trạng điều là bình thường.
Nếu thay đổi tâm trạng gây trở ngại đến cuộc sống thường ngày và các mối quan hệ của bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Mang thai có thể làm xấu đi các tình trạng có sẵn, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và các tình trạng tâm lý khác không được chẩn đoán.
Mê sảng
Mê sảng (đầu óc quay cuồng) trong khi mang thai có thể là kết quả của sự thay đổi thể tích máu và huyết áp, thay đổi thăng bằng do thay đổi khối lượng và các yếu tố khác, chẳng hạn như thiếu máu do thiếu sắt.
Đau đầu nhẹ có thể xảy ra khi thay đổi tư thế nhanh đột ngột, chẳng hạn như khi đứng hoặc ngồi sau khi nằm.
Thay đổi tư thế chậm hơn, uống nhiều nước và chia các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn có thể giúp giảm tần suất bị mê sảng. Nếu các triệu chứng này vẫn còn, hãy nói chuyện với bác sĩ để được nhận tư vấn kịp thời.
Đau đầu
Đau đầu phổ biến trong thời kỳ mang thai sớm và là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về một danh sách các loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn để sử dụng trong thai kỳ.
Tăng thân nhiệt
Điều này rất phố biến ở phụ nữ mang thai và điều này hoàn toàn bình thường. Sờ vào da của phụ nữ mang thai ta sẽ thấy nóng hơn bình thường. Đây là tác dụng của sự tăng cao hormon progesterone trong cơ thể.
Ngoài 13 dấu hiệu phổ biến trên, bạn có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng khác khi mang thai bao gồm khí hư, đau lưng, đau bụng, đau hông…
Khi gặp các dấu hiệu và triệu chứng như đã nêu ở trên, nên bạn nên thực hiện các xét nghiệm hoặc kiểm tra để chắc chắn mình mang thai và chuẩn bị cho việc chào đón thành viên mới trong gia đình.