Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Bostacet tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Bostacet là thuốc gì? Thuốc Bostacet có tác dụng gì? Thuốc Bostacet giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Hoạt chất chính trong một viên nén bao gồm
Paracetamol (acetaminophen)………………………………325 mg
Tramadol hydroclorid……………………………………………37.5 mg
Tá dược
Tinh bột biến tính vật lý, tinh bột natri glycolat, Avicel, magnesi stearat, HPMC (Hydroxypropyl Methylcellulose), PEG 6000 (Polyethylene Glycol 6000), titan dioxid (TiO2) vừa đủ.
Thuốc Bostacet giá bao nhiêu?
Thuốc Bostacet do công ty cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam hiện nay đang có giá trên thị trường là 50.000 VNĐ/ Hộp ( giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi giữa các nhà thuốc)
Tác dụng
Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhưng không kháng viêm. Theo Aronoff và các cộng sự (2009), paracetamol ức chế phản ứng peroxidase, tuy nhiên tác dụng ức chế bị vượt qua khi nồng độ Lipid Hydroperoxides (HETEs) quá cao được sản xuất bởi bạch cầu và tiểu cầu đã được hoạt hóa, điều này ngăn chặn paracetamol làm giảm phản ứng viêm. Nhưng nhờ nồng độ HETEs tương đối thấp trong các tế bào nội mô mạch máu và tế bào thần kinh, paracetamol có thể gây ra tác dụng hạ sốt và giảm đau bằng cách ngăn chặn sự sản xuất của các prostaglandin (PGs) ở những vị trí này.
Tramadol là một thuốc giảm đau thuộc nhóm Opioids (morphin cũng thuộc nhóm này). Thuốc có hai cơ chế giảm đau: Thứ nhất là nó liên kết với các thụ thể opioid (cơ chế chung của opioids), thứ hai là nó ức chế sự tái thu hồi serotonin và norepinephrin (noradrenalin). Trong cơ thể nó được chuyển thành O-desmethyltramadol, là một opioid có tác dụng mạnh hơn.
Trên động vật thí nghiệm, phối hợp paracetamol với tramadol cho thấy tác dụng hiệp đồng.
Công dụng – Chỉ định
Dùng giảm đau, hạ sốt mức độ trung bình: đau răng, đau đầu, đau họng, đau cơ, đau ở nội tạng…
Cách dùng – Liều dùng
Người trên 16 tuổi: Liều tối đa 1-2 viên/lần, mỗi lần cách nhau 4-6h và không dùng quá 8 viên/ngày.
Người dưới 16 tuổi: Chưa có nghiên cứu nào đánh giá độ an toàn và hiệu quả ở trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc cho đối tượng này.
Cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận (tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ). Bệnh nhân suy gan không nên dùng thuốc.
Tác dụng phụ
1-10%: Lo lắng, suy nhược, mất ngủ, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, khô miệng, hưng phấn, mệt mỏi, ngứa, phát ban, đổ mồ hôi.
< 1%: Bất thường chức năng gan, vấn đề về tầm nhìn, tăng huyết áp, hạ huyết áp, đau nửa đầu, chóng mặt, thiểu niệu, bí tiểu, albumin niệu, mất trí nhớ, thiếu máu, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, đánh trống ngực, đau ngực, co giật, trầm cảm, lạm dụng thuốc, khó thở, rối loạn cảm xúc, ảo giác, liệt dương, sút cân, hội chứng cai.
Không xác định được tỉ lệ: phản ứng dị ứng (sốc phản vệ, nổi mày đay, hội chứng Stevens-Johnson), rối loạn chức năng nhận thức, khó tập trung, xuất huyết dạ dày.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Ngộ độc cấp tính với rượu, ma túy, thuốc ngủ, thuốc phiện, thuốc giảm đau tác dụng trung tâm hoặc các loại thuốc hướng thần khác.
Trẻ em < 12 tuổi.
Xử trí sau cắt amidan ở trẻ em <18 tuổi.
Suy hô hấp đáng kể.
Nghi ngờ tắc nghẽn đường tiêu hóa (bao gồm cả liệt ruột).
Sử dụng đồng thời với các IMAOs (thuốc ức chế các monoamin oxydase sinh học) hoặc sử dụng IMAOs trong 14 ngày qua.
Thận trọng
Phụ nữ có thai và cho con bú: độ an toàn chưa được kiểm chứng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thận trọng với người có nguy cơ suy hô hấp.
Thận trọng khi dùng cùng rượu, thuốc hướng thần, các loại opioids khác.
Thận trọng khi dùng chung với các SSRIs (thuốc ức chế tái thu hồi serotonin), TCAs (thuốc chống trầm cảm ba vòng), bệnh nhân bị động kinh, có tiền sử co giật vì tăng nguy cơ gây co giật.
Thận trọng cho bệnh nhân có tiền sử nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
Thận trọng cho bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ.
Thận trọng cho bệnh nhân suy gan, suy thận (tuân theo hướng dẫn của bác sĩ).
Thận trọng khi dùng với các thuốc chứa paracetamol hay tramadol khác vì nguy cơ quá liều (tham khảo ý kiến bác sĩ).
Tương tác thuốc
IMAOs, SSRIs, TCAs: tăng nguy cơ co giật, hội chứng serotonin.
Carbamazepin: tăng chuyển hóa tramadol, giảm tác dụng giảm đau.
Thuốc kháng vitamin K (chống đông máu): làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân.
Quinidin, thuốc ức chế CYP2D6: tăng hàm lượng tramadol trong huyết tương.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Khi có các triệu chứng quá liều (quá liều tramadol gây co giật, quá liều paracetamol gây viêm gan cấp), ngưng sử dụng thuốc và đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Khi quên liều, vẫn uống thuốc như bình thường, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo liều và khoảng cách liều như trên (liều tối đa 1-2 viên/lần, mỗi lần cách nhau 4-6h và không dùng quá 8 viên/ngày với người trên 16 tuổi). Không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau. Nếu cần, tham khỏa ý kiến bác sĩ.