Cengreen

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Cengreen tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Cengreen là thuốc gì? Thuốc Cengreen có tác dụng gì? Thuốc Cengreen giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Cengreen
Hình ảnh: Cengreen

Thuốc Cengreen là thuốc thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin.

Một hộp thuốc Cengreen có 12 vỉ, mỗi vỉ có 5 viên nang mềm.

Thuốc có chứa hoạt chất chính là:

  • L-Cystein hàm lượng 60mg
  • Orotic Acid hàm lượng 100mg
  • Nicotinamide hàm lượng 50mg
  • Ascorbic Acid hàm lượng 25mg
  • Pyridoxine Hydrochloride hàm lượng 25mg
  • Calcium Pantothenate hàm lượng 15mg
  • Riboflavin Butyrate hàm lượng 6mg
  • Biotin hàm lượng 250mcg

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: dầu đậu nành, sáp ong trắng, Hydrogenated coconut Palm Oil, Gelatin,  Lecithin, Ethyl vanillin, Glycerin, Methylparaben, Titandioxide, Lake Quinoline Yellow, Lake briant Blue, Erythrosine, nước cất.

Thuốc Cengreen giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do công ty Boram Pharma Co., Ltd, Hàn Quốc sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Cengreen được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Cengreen ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là 330.000 đồng/1 hộp

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tác dụng

Thuốc Cengreen phối hợp nhiều hoạt chất: L – cysteine, Orotic acid, Nicotinamide, Ascorbic acid, Pyridoxine hydrochloride, Calcium pantothenate, Riboflavin butyrate, Biotin:

L – cysteine: là một acid amin có trong cơ thể người, có đặc tính chống oxy hóa. Cysteine là một nguồn lưu huỳnh quan trọng trong quá trình trao đổi chất của con người, và mặc dù nó được phân loại là một acid amin không thiết yếu, cysteine cần thiết cho trẻ sơ sinh, người già và những người mắc một số bệnh chuyển hóa hoặc mắc hội chứng kém hấp thu. Cysteine tại một thời điểm nào đó có thể được công nhận là một acid amin thiết yếu hoặc thiết yếu có điều kiện. Cysteine ​​thường được tổng hợp trong cơ thể người khi có đủ methionine. Đặc tính chống oxy hóa của Cysteine ​​thường được thể hiện trong glutathione tripeptide, xảy ra ở người cũng như các sinh vật khác. Glutathione (GSH) được sinh tổng hợp từ các acid amin cấu thành của nó, cysteine, glycine và acid glutamic. Acid glutamic và glycine có sẵn trong chế độ ăn uống, nhưng cysteine ​​thì hạn chế. Trong quá trình trao đổi chất của con người, cysteine ​​cũng tham gia vào việc tạo ra sulfide có trong các đoạn chứa sắt – lưu huỳnh và nitrogenase bằng cách hoạt động như một tiền chất.

Orotic acid: là một chất trung gian trong quá trình tổng hợp nucleotide pyrimidine xảy ra trong tế bào chất, được tổng hợp từ dihydroorotate bởi enzym dihydroorotase. Sau đó, orotate liên kết cộng hóa trị với một đơn vị ribosyl phosphoryl trong orotate phosphoribosyltransferase (còn gọi là “PRPP transferase”) tạo thành orotidine – 5’ – phosphate. Orotidine – 5’ – phosphate được decarboxyl hóa bởi orotidine – 5′ – phosphate decarboxylase để tạo thành uridine monophosphate (UMP).  Orotic acid có nhiều chức năng trong cơ thể: tham gia quá trình chuyển hóa Vitamin B9 và B12; giúp cho sự hấp thu sắt và canxi; cần thiết để tổng hợp DNA và RNA; hỗ trợ và duy trì sản xuất ATP cung cấp năng lượng cho cơ thể; cần thiết cho chức năng bình thường của tim, não; tham gia tổng hợp methionine cần thiết cho sự phát triển mạch máu của cơ thể; làm đẹp da.

Nicotinamide: là một dạng của Vitamin B3 là hợp chất quan trọng tham gia vào thành phần NAD và NADP coenzyme, NAD coenzyme đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của glucose, sản xuất năng lượng, tổng hợp lipid. Nicotinamide đã được nghiên cứu là có tác dụng chống lại tác động gây ức chế miễn dịch của tia cực tím (UV). Hầu hết các động vật không thể sản xuất hợp chất này với số lượng đủ để ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng và do đó nó phải được bổ sung thông qua chế độ ăn uống.

Ascorbic acid (hay Vitamin C): Acid ascoricic bị oxy hóa ngược thành acid dehydroascorbic trong cơ thể. Hai dạng vitamin này được cho là quan trọng trong các phản ứng oxy hóa – khử, nên có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Vitamin C có liên quan đến chuyển hóa tyrosine, chuyển đổi acid folic thành acid folinic, chuyển hóa carbohydrate, tổng hợp lipid và protein, chuyển hóa sắt, chống nhiễm trùng và hô hấp tế bào. Vitamin C được sử dụng để điều trị thiếu Vitamin C, bệnh Scorbut (Scurvy), phối hợp thuốc chống dị ứng, điều trị thiếu máu, tăng sức đề kháng của cơ thể khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sửa chữa cấu trúc collagen của da, xương, thành mạch máu.

Pyridoxine hydrochlorid ( là dạng 4 – methanol của Vitamin B6): chủ yếu ở dạng coenzyme có hoạt tính sinh học là pyridoxal 5′-phosphate, có liên quan đến một loạt các phản ứng sinh hóa, bao gồm chuyển hóa các acid amin và glycogen, tổng hợp acid nucleic, hemogloblin, sprialomyelin và các spakenolipid khác, tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine, norepinephrine và acid gamma-aminobutyric (GABA). Pyridoxine được sử dụng để phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin B6 (viêm lưỡi, miệng kèm theo co giật; sưng đỏ khớp cổ tay; thiếu máu); phòng viêm dây thần kinh ngoại vi khi dùng isoniazid.

Calcium pantothenate (hay vitamin B5): Pantothenate được sử dụng trong quá trình tổng hợp coenzyme A (CoA). CoA hoạt động như một phân tử chất mang, cho phép sự xâm nhập của các nhóm acyl vào tế bào. Điều này rất quan trọng vì các nhóm acyl này được sử dụng làm chất nền trong chu trình acid tricarboxylic để tạo ra năng lượng và trong quá trình tổng hợp acid béo, cholesterol và acetylcholine. Ngoài ra, CoA là một phần của protein vận chuyển acyl (ACP). Pantothenate ở dạng CoA cũng được cần thiết cho phản ứng acyl hóa và acetyl hóa, ví dụ, có liên quan đến sự tải nạp tín hiệu và hoạt hóa enzyme và khử hoạt tính tương ứng. Vitamin B5 có nhiều tác dụng như: chữa lành vết thương, điều trị mụn chứng cá, béo phì, viêm đa dây thần kinh ngoại biên, nó cũng được sử dụng trong làm đẹp với công dụng phục hồi các tổn thương trên dam dưỡng ẩm, giảm mụn.

Riboflavin butyrate (dạng este của Riboflavin – vitamin B2): khi vào cơ thể giải phòng riboflavin. Riboflavin là tiền chất của flavin mononucleotide (FMN, riboflavin monophosphate) và flavin adenine dinucleotide (FAD). Hoạt tính chống oxy hóa của riboflavin chủ yếu xuất phát từ vai trò là tiền chất của FAD và vai trò của đồng yếu tố này trong việc sản xuất chất chống oxy hóa glutathione. Glutathione là đồng yếu tố của glutathione peroxidase chứa selen. Các peroxidase glutathione là các enzyme chống oxy hóa chính. Vitamin B2 hỗ trợ sản xuất năng lượng bằng cách hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate và protein. Vitamin B2 cũng cần thiết cho sự hình thành và chức năng hô hấp của hồng cầu, sản xuất kháng thể và điều chỉnh sự tăng trưởng và sinh sản của cơ thể. Nó cần thiết cho làn da khỏe mạnh, móng tay, tóc và một sức khỏe tốt nói chung, bao gồm cả điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp. Riboflavin cũng giúp ngăn ngừa hoặc điều trị nhiều loại rối loạn mắt, bao gồm một số trường hợp đục thủy tinh thể.

Biotin: còn được gọi là vitamin H (hoặc vitamin B7) rất quan trọng cho tóc và móng. Biotin được sử dụng trong tăng trưởng tế bào, sản xuất và chuyển hóa chất béo và acid amin, đóng một vai trò quan trọng trong chu trình Krebs, giúp chuyển hóa carbon dioxide. Biotin cũng hữu ích trong việc duy trì lượng đường trong máu ổn định. Biotin thường được khuyên dùng để cải thiện chất lượng tóc và móng. Do đó, nó được tìm thấy trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm và sức khỏe cho tóc và da. Thiếu hụt biotin là một rối loạn dinh dưỡng hiếm gặp. Các triệu chứng ban đầu của tình trạng thiếu biotin bao gồm: Da khô, viêm da tiết bã, nhiễm nấm, phát ban, tóc mỏng và dễ gãy, rụng tóc. Nếu không được điều trị, các triệu chứng thần kinh có thể phát triển, bao gồm trầm cảm nhẹ, có thể tiến triển thành bệnh nặng và cuối cùng là buồn ngủ, mơ màng; thay đổi về tình trạng tâm thần, đau cơ, cường giáp và dị cảm. Điều trị thiếu hụt biotin là chỉ cần bổ sung biotin. Thiếu biotin ở trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là viêm da tiết bã hoặc “nắp nôi”. Thiếu hụt biotin là cực kỳ hiếm ở người lớn nhưng nếu nó xảy ra, nó sẽ dẫn đến thiếu máu, trầm cảm, rụng tóc, tăng đường huyết, đau cơ, buồn nôn, chán ăn và viêm niêm mạc.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Cengreen có công dụng: bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: L – cysteine, Orotic acid, Nicotinamide (Vitamin B3), Ascorbic acid (vitamin C), Pyridoxine hydrochloride (vitamin B6), Calcium pantothenate (vitamin B5), Riboflavin butyrate (vitamin B2), Biotin (vitamin H hay B7); giúp nuôi dưỡng làn da (ngăn ngừa sự hình thành, loại bỏ sắc tố da, nám, tàn nhang), tóc, móng khỏe, đẹp; điều trị các triệu chứng do thiếu hụt các vitamin như: chảy máu nướu, chảy máu mũi, viêm lưỡi, viêm da, rụng tóc, móng, tóc dễ gãy, thiếu máu, bệnh scorbut…

Thuốc Cengreen được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:

Hỗ trợ điều trị cải thiện sắc tố da, nám, tàn nhang, loại bỏ sắc tố da do ánh nắng.

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng: chảy máu nướu, chảy máu mũi, thiếu máu, viêm miệng, hôi miệng, viêm lưỡi, phát ban, mụn trứng cá.

Hỗ trợ điều trị tóc, móng khô, dễ gãy, chẻ.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: thuốc Cengreen ở dạng viên nang mềm nên được dùng theo đường uống. Khi uống thuốc bệnh nhân nên uống cùng một cốc nước.

Liều dùng

Người lớn: 1 – 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày (trong vòng 2 – 3 tháng).

Trẻ em (trên 6 tuổi): 1 viên/ lần x 1 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như: đau đầu, chóng mặt, phát ban, nôn mửa, táo bón, tiểu chảy, viêm dạ dày.

Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Cengreen.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Cengreen cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.

Bệnh nhân có cystin niệu.

Bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận, hôn mê gan.

Chống chỉ định kết hợp với Levodopa.

Chú ý – Thận trọng

Thuốc Cengreen
Hình ảnh: Thuốc Cengreen

Thận trọng dùng vitamin C cho người thiếu máu do thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase (G6PD) ;người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh hồng cấu hình liềm; rối loạn chuyển hóa săt và tăng lưu trữ sắt.

Niacinamide có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng dùng niacinamide ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Niacinamide có thể làm cho vết loét dạ dày tồi tệ hơn, bệnh về túi mật nặng hơn, làm cho dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, tăng lượng đường trong máu.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.

Nếu bạn có bệnh mạn tính cần phải dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, bệnh phổi, gan, thận, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và điều chỉnh liều dùng Cengreen nếu cần thiết.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc

Lưu ý:

Với các thuốc Cengreen hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.

Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Không dùng thuốc Cengreen với: Levodopa.

Acid ascorbic có thể tương tác với: barbiturat, aspirin, flumethazine.

Niacinamide có thể tương tác với: acarbose, acetohexamid, albiglutide, alogliptin.

Cengreen khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.

Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng: Chưa có báo cáo về tình trạng quá liều. Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng bất thường trên gan, tim, thận, tiêu hóa, thần kinh giống tác dụng không mong muốn của thuốc.

Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng với sốc phản vệ vì thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn.

Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here