DANH Y HOÀNG NGUYÊN CÁT VÀ Sự NGHIỆP Y HỌC (1702-1799)

(0 / 0)

Bài viết DANH Y HOÀNG NGUYÊN CÁT VÀ Sự NGHIỆP Y HỌC (1702-1799)

Nguồn: Lương y Lê Quý Ngưu – Thừa Thiên – Huế

DANH Y HOÀNG NGUYÊN CÁT
DANH Y HOÀNG NGUYÊN CÁT

TIỂU SỬ

Hoàng Nguyên Cát hiệu là Long Môn iiFT bút hiệu là Quỳ Viên n ®, thường được người đời gọi là Long Môn tiên sinh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1702) ở làng Vạn Lộc, huyện Chân Phúc (nay là phường Nghi Tân thuộc thị xã Cửa Lò) tỉnh Nghệ An là một lương y nổi tiếng một thời tại đất Nghệ An. Khoa thi năm Quỷ Mào triều Lê, ông trúng Thu cách (Trúng cách kỳ thi Hương). Ồng nhờ văn chương, y học mà nổi danh khắp châu huyện.

Hoàng Nguyên Cát là con cháu thuộc đời thứ 7 của dòng họ Hoàng (theo thứ tự chữ lót qua từng đời: Thế, Sùng, Chân, Đạo; Quốc, Bạt, Nguyên…), sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống nho y, thế y. Thân phụ của ông là Hoàng Bạt Đặng, đồ Hiệu sinh khoa Giáp Ngọ (1714), cũng từng là một thầy thuốc nổi tiểng ở huyện Chân Phúc.

Quỳ viên n [3: Vườn rau quỳ, nơi chỗ đất để trồng hoa quả, rau dưa của người hưởng nhàn, nghỉ ngơi. Quỳ cũng là tên một loài cây, hoa nở xoay theo hướng mặt trời, nên gọi là hoa hướng dương, hoa mặt trời. Chỉ lòng dạ trung thành, người dưới ngường mộ người trên. Có từ câu ở Đại Nam Quốc Sơn là: Tấm lòng quỳ hoắc cùng đều hướng dương.

Ông sinh và mất (1702-1779) trước cụ Hải Thượng Làn Ông, ông sống cùng thời với cụ Hải Thượng mặc dù lớn hơn cụ Hải Thượng (1720-1791) 18 tuổi. Đà từng cùng với cụ Lê Hữu Trác đàm đạo và hội chẩn một sổ bệnh hiểm nghèo ghi trong Quỳ Viên Gia Học.

Ông đi vào cõi vinh hằng vào ngày 29 tháng 4 năm Kỷ Hợi (1779), thọ 77 tuổi. Mộ táng ở núi Bụt Sơn, sau cải táng về xứ Khúc Trong ở Eo Cáo thuộc bản ấp.

NGHỀ THUỐC

Mặc dù cha cũng làm nghề thuốc nhưng sự nghiệp y học của Hoàng Nguyên Cát có thế được đánh dấư và gắn liền từ lúc ông theo học nghề thuốc với bố vợ là Chân Vạn tiên sinh, quê ở làng Thượng Thọ, xã Trung Lâm, tống Võ Liệt, huyện Thanh Chương, nay thuộc xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Qua tài liệu của ông trong Quỳ Viên Gia Học có ghi: “Cát tôi sớm được Thái ông là Chãn Vạn tiên sinh truyền thụ cho những môn độc đảo của tiên sinh, nhưng tiếc rằng tiên sinh không thọ được lâu. Tôi noi theo chỉ hướng của tiên sinh, ngày đêm dày công nghiên cửu thuôc, thỉ nghiêm đã ngoài 10 năm. Tù’ lúc chữa bệnh trong gia đình cho đên lủc chữa bệnh ở ngoài, những nơi xa gần ở địa phương, tôi không cần mang theo sách thuốc, mà cũng không cần mờ quyển sách thuốc nào ra xem lại nữa. Không có gì khác là do nghĩa lý sách tôi đã nghiên cửu kỹ, đã in sâu vào tâm trí, ứng cứu với bệnh tật một cách tự nhiên. Từ đó khách ra vào tấp nập, kẻ đón, người mời, họ ca ngợi Quỳ Viền là một bậc danh y, ví như Hạnh Lâm của Đông Phụng đời Đường, như Quât Tích của Tô Đan đời Tống. Nhưng Cát này không dám dựa vào kỹ xảo ấy mà quảng cảo khoe khoang

Trong thời gian học và chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc Phùng thị cấm nang và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ồng Chân Vạn thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho con rễ. vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí dam mê học thuốc. Vì dam mê y học ông đà từ khước sự giao du, ông sống tạm trên núi Thượng Thọ ở trong rừng tại huyện Thanh Chương, đóng cửa để hành nghề thuốc, đọc sách, viết sách, vừa học tập vừa nghiên cứu và lắng nghe con bệnh từ việc chữa bệnh.

Mười năm sau tiếng tăm nghề làm thuốc của ông đà nổi tiếng ở vùng Hoan Châu. Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hoàng Nguyên Cát đà nghiên cứu rất sâu lý luận Đông y qua các sách kinh điển Nôi kinh, Nan kinh, Thương hàn luận, Kim quỹ yếu lược và tìm tòi cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm dân gian của y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đỏng y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ Quỳ Viên Gia Học Viên Gia Truyền Kinh Nghiệm

Sế bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Phương thuốc, Dược vật, Kinh nghiệm trị bệnh… Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hoàng Nguyên Cát. Quỳ Viên Gia Học là một sách thuốc quỷ do Hoàng Nguyên Cát tự tay biên soạn. Lời tựa cùa tập sách ông viết vào tháng Mộ Xuân (tháng 3) năm Mậu Thìn (1748) nhằm lúc ông 46 tuổi. Tập sách này gồm 12 quyển, dày khoảng 1000 trang bằng, sách được viết bằng chữ Hán. Tập sách đã đề cập từ lý pháp đến phương dược bao gồm 2 phần: Lý luận cơ bản về y học và những kinh nghiệm cùng các bài học chữa bệnh của ông. Đây là tài liệu để ông giảng dạy cho học trò thời bấy giờ và lưu truyền cho hậu thế. Trải qua bao cơn binh biến, thiên tai, nhưng nhờ cố gắng cất giữ và bảo quản của con cháu trong gia đình nên bộ sách Quỳ Viên Gia Học vẫn giữ được mãi đến ngày hôm nay. Năm 1974, Hội Đông y Nghệ An đã tổ chức dịch một phần ra Quốc ngữ, nhưng do khó khăn về kinh phí để hiệu đính và in ấn, nên đến nay bộ sách quý này vẫn chưa được xuất bản đế phục vụ rộng rài đông đảo bạn đọc và nhân dân. Ngày nay, cuối năm 2022, dưới sự hiểu biết đây là một tài liệu quý nên Hội Đông Y Nghệ An, đứng đầu là chủ tịch Hội, Dược sĩ Hoàng Văn Hảo đã vận động tỉnh nhà cho dịch thuật, hiệu đính xong toàn bộ Quỳ Viên Gia Học, đó là điều vinh dự cuộc đời làm thuốc cho ông và dòng họ của ông trong tỉnh nhà.

Trải qua gần 50 năm hành nghề thuốc, Hoàng Nguyên Cát đà chuyển hoạ thành phúc cho hàng ngàn người bệnh, trở thành thầy thuốc nổi tiếng khắp các phủ, huyện, nhất là vùng Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn, Hương Sơn… tỉnh Nghệ An không đâu mà không biết tới danh ông.

SOẠN SÁCH, ĐƯỜNG LỐI VÀ KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH

Hoàng Nguyên Cát là danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, ngoài cố phưong sử dụng thuốc Bắc ra, ồng còn kế thừa xuất sắc sự nghiệp Nam dược trị Nam nhân của Tuê Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Quỳ Vỉên Gia Học gồm 12 quyển bao gồm cả lý luận y học, kinh nghiệm trị bệnh và những bài thuốc quý dày trên 1000 trang trị đủ các bệnh thuộc các khoa nam, phụ, lão, ấu trị được nội, ngoại, phụ, sản, nhi, ngũ quan, tạp bệnh. Tài liệu chắt lọc tinh hoa của y học cố truyền, được đánh giá là một trong những công trình y học xuất sắc trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn kinh nghiệm, ỵ học gia truyền không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Có người cho rằng, thuốc gia truyền kinh nghiệm là những phương thang độc đáo, hề gặp bệnh là cứ y như rằng cho uống, chẳng cần phải xét đoán đến mạch lạc gì cả. Đối Hoàng Nguyên Cát, ông không cho như vậy. Ồng chỉ áp dụng kinh nghiệm và thuốc gia truyền khi bệnh trạng còn có thể cho phép, nghĩa là khi bệnh trạng chưa đến nỗi phức tạp, nguy nan, cơ thể người bệnh còn có thể chịu đựng và thích hợp với thứ thuốc gia truyền kinh nghiệm ấy, tuyệt đối ông không dùng bừa bãi. Ồng nói: Bệnh biến phải cỏ nguyên nhản, và cũng thay đôi từng thời kỳ môi lúc một khác. Khi lâm sàng có thê áp dụng được hay không là cốt ỡ cho thông minh xét đoản của thầy thuốc chịu trách nhiệm trước người bệnh lúc đó. Ồng hoàn toàn phản đối những dung y không học, chỉ dựa vào mấy quyến sách chết và mấy phương thuốc chết, không có giá trị tuyệt đối trong mọi thời gian và không gian. Ồng cho đó là những kẻ sát nhân, những kẻ coi sinh mạng bệnh nhân như cỏ rác dọc đường.

Sinh thời ông giỏi về xem mạch và giỏi về tiên lượng bệnh. Trong tập Quỳ Viên Gia Học đà ghi lại nhiểu bệnh án, cùng nhiều câu chuyện kể về việc Hoàng Nguyên Cát xem mạch, cho thấy ông là một thầy thuốc hiểu biết rất sâu sắc về mạch lý. Ồng hết sức cấn thận khi xem mạch. Đối với những bệnh nhân được ông chẩn mạch qua nhiều lần, ông đều ghi lại, so sánh đối chiếu rồi mới rút ra kết luận về bệnh lý. Còn nhừng bệnh nhân mới xem mạch lần đầu, nếu chẩn thấy mạch hoạt, đại hoặc tế, như muốn tuyệt, nhưng xét thấy triệu chứng chưa đến nỗi khó khăn, nguy hiểm thì ông kết hợp tham khảo với vọng, văn, vấn để chẩn đoán chứ không chỉ bằng cứ vào một thiết mà thôi. Một vài bệnh án để chứng minh điều ấy:

  • Một ông già khoảng 70 tuổi, sau khi khỏi bệnh sốt rét, biến chứng ra kém ăn, ngực bụng đầy chướng, sưng hai chân. Ông xem mạch vào giữa mùa thu thấy mạch sáu bộ đều trầm, huyền riêng hữu quan lại rất trầm, thực. Ông nghĩ rằng trời đang mùa thu mà mạch lại thuộc mùa xuân, đang cách một mùa đông nừa mà nguyên khí đâ phát tiết ra ngoài rồi, mặt khác thổ bị mộc khắc là một nguy cơ. Ông đoán: Đến sau ngày Sương giáng (tiết khí tháng 10) thì bệnh nguy. Quả nhiên đến hạ tuần tháng 10 thì ông già ấy mất.
  • Một bà già ngoài 70 tuổi, hình dung béo đẫy, không có bệnh gì trầm trọng lắm, chỉ thường đau đầu gối và khớp xương chân mà thôi. Ồng xem mạch thấy cả 3 bộ ở bên tả cực trầm, cực vi, ba bộ ở bên hữu lại hổng, đại gấp bội mạch bình thương. Ông nói: Mạch quá trầm vì trong âm không có âm. Đó là hiện tượng âm sắp đến ngày bị quyết… Quả nhiên, hơn tháng sau, bà cụ này đang đêm ra dạo chơi ở sân, tự nhiên ngã xuống không nói được rồi chết.
  • về mùa đông ông xem mạch cho một người vô bệnh (chỉ có hơi kém ăn, lao động nhiều thì hơi mệt), thấy sáu bô mạch đều phù, đại cả. Ồng liên hệ Nội Kinh nói: “Người không bệnh mà mạch bệnh là một cái thây biết đi”. Kim quỹ yếu lược cũng nói: “Người thường mà mạch đại thì nhọc mệt”, Mạch kinh cũng nói: “Người không có vị khí thì chết, mạch không có vị khí cũng chết”. Từ đó ông đoán: “Mạch người này hầu như thái quá, khí dương hỏa đáng lẽ tàng phục, mà lại không tàng phục, sợ đến mùa xuân sau sẽ không nảy nở được nữa”. Quả nhiên, đến thượng tuần tháng 2 năm ấy người này chết.

Qua các tài liệu của Hoàng Nguyên Cát để lại, chúng ta thấy rằng, biện chứng luận trị cho một chứng bệnh ông thường đặt nặng. Ông chịu ảnh hưởng của các học thuyết:

  • Học thuyết thuỷ hỏa của Triệu Dường Quỳ, Phùng Triệu Tương,
  • Học thuyết ôn bổ của Trương Cảnh Nhạc.

Quan niệm y học của các y gia trên, chỉ đạo xuyên suốt qua tác phâm của Hoàng Nguyên Cát là chuyên chú trọng về hai mặt tiên thiên và hậu thiên của con người:

  • Bồi bổ thuỷ hoả, nhằm điều hoà cho tiên thiên.
  • Bổ tỳ thổ nhằm phục vụ cho hậu thiên.

Quan niệm này của Hoàng Nguyên Cát được xây dựng trên Thiên – Địa – Nhân. Con người và trời đất là một, con người là một tiểu thiên địa, trời đất nhỏ thu hẹp. Đó là cơ sở xét đoán mối quan hệ tương quan ảnh hưởng giữa môi trường sống của con người và bệnh tật.

Thuốc chữa các bệnh về tiên thiên

Ồng cho rằng trời đất không có thúy hoả thì không phát triển được cái công tạo hoá, con người không có thuỷ hoả thì không hổ trợ được cái lẽ hoá sinh. Bài Lục vị địa hoàng là một tể thuốc nhỏ để bồi bổ âm; bài Bát vị địa hoàng là một tể thuốc to để bồi bổ dương. Trong thuỷ tìm ra được hoả, thì trong hoả cứ sáng mãi không tắt; trong hoả tìm ra được thuỷ, thì thuỷ vẫn đầy mãi không khô. uống thuốc lâu mà không xảy ra tai nạn thiên thắng, bố nhiều tả ít, tà khí lui dần, lại càng thấy công hiệu rở rệt, vừa gây lợi chung, vừa giúp sức chung cho cả năm tạng được làm tròn chức năng. Gốc rễ tươi tốt, thì cành lá sẽ nẩy nở xum xuê. Nếu gặp những chứng bệnh không giống nhau, thì cứ dùng y nguyên phương, rồi tuỳ bệnh nặng nhẹ mà thêm bớt liều lượng, hoặc gia vào một vài thuốc đồng đội nữa, thế là vẫn nguyên phương thuốc, mà còn biểu lộ được công năng giúp đờ mạnh thêm khí lực.

– Lục vị địa hoàng hoàn: Thục địa 320g (lúc dùng thì giã dập ra), Sơn dược 160g (sao qua), Sơn thù 160g (sao với rượu), Mẩu đơn 120 (sao với rượu), Phục linh 120g (tẩm sửa sao), Trạch tả 120g (tẩm nước muối sao).

Cách uống: Các vị đều tán nhỏ, nhào với cao Thục địa, rồi thêm mật vào, luyện kỹ làm hoàn, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 100 viên, uống nước muối hơi nhạt vào buổi sáng đang đói bụng. Neu dùng thuốc chén thì bớt liều lượng nhưng vẫn giữ tỷ lệ vị thuốc.

Phương thuốc Lục vị chủ trị can âm và thận âm đều suy yếu, gây ra các chứng đầu nặng xây xẩm, mờ mắt, mắt đổ đom đóm, ù tai mởi chân yếu đuối, đau lưng, di tinh, đại tiện ra máu, đái nhắt, tiểu tiện không tụ’ chù, nhiều đờm, ho hen, lao nhiệt, phát nóng, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộn, long răng, sưng lợi răng, đau mắt cá bộ phận dưới, ghẻ lở đầu và húp mặt, trẻ em chậm đi, chậm mọc răng, rộng thóp, nghiêng xương đầu và các bệnh âm hư sinh nội nhiệt. Chủ yếu làm cho mạnh chân thuỷ để trấn giữ dương quang.

Kinh nghiệm: Người ta dùng bài Lục vị thường phạm vào bốn điếm sai lầm: 1. Dùng Thục địa mà không có Chánh hoài thì mong sức; 2. chưng sái không đủ chín lần thì Thục địa khồng chín; 3. nghi Thục địa hay nê, giảm đi thì quân chủ kém sức; 4. bảo Trạch tả là thấm lợi, giảm đi thì việc dẫn thuốc bị yếu.

Gia giám: 1. Hình thế gầy gò, đen hãm, khô nám bội Thục địa, bó Trạch tá. 2. Hay nóng về buổi nửa chiều về đêm, bội Mầu đơn. 3. Dương hoá cực mạnh, hai mạch xích đều hồng, đại, gia Tri mầu, Hoàng bá (tam nước đái trẻ em rồi sao khô). 4. Can dương khí cấp, hay giận dữ, mạch tà quan huyền, giám Sơn thù, bội Mầu đơn, gia Bạch thược, Sài hồ. 5. Tỳ hư, ít ăn, bội Phục linh, sơn dược, bó Mầu đơn. 6. Eo lưng, đầu gối đều đau nhức, gia Đồ trọng, Ngưu tất. 7. Tinh hoạt, đầu nặng choáng, bội Sơn thù. 8. Đái láu bó Trạch tá, gia ích trí, Ngũ vị. 9. Đau sán khí, gia Tiều hồi, Quất hạch. 10. Can khí xông lên, đau mắt, gia Đương qui, Bạch thược, Cúc hoa. 11. Ho lao, gia Mạch môn, Ngũ vị. 12. Thổ huyết gia Mạch môn, A giao. 13. Phụ nữ huyết khô, kinh bế, gia Đương qui, Bạch thược, Nhục quế. 14. Tré em cám nóng, dương hư, gay gò đều dùng bài này được cả. 15. Cam nhãn, gia Cúc hoa, Bạch tật lê. Ngũ nhuyến và ngũ trì (chậm lớn, yếu mềm) thì gia Lộc nhung.

– Bát vị địa hoàng hoàn: Tức là bài Lục vị gia: Nhục quế 40g, Phụ từ 40g. Các vị đều tán nhó, nhào với cao Địa hoàng, thêm mật vào làm hoàn, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 100 viên. Chủ trị các chứng mệnh môn suy hoả, tướng hoá không đú, hoá không sinh được thồ, gây ra tỳ vị hư hàn, khí lực kém, gầy gò, hơi ngắn, không muốn ăn, đại tiện phân lóng, đau bụng, đau vùng rốn, đêm đi đái luôn; hoặc hoá suy sinh nhiều đờm, các chứng âm thịnh dương cách; trong ruột thực rét à ngoài da lại giả nóng (dương hư). Phương Bát vị cốt để bổ hoá, nham loại trừ hẳn các thứ âm ế.

Gia giảm: 1. Thận hư tá lỵ lâu ngày, bó Trạch tà gia Thăng ma, Phá cố chi, Ngũ vị. 2. Âm khí thiếu nhiều, mạch tả xích hồng mà sác, bội Thục địa. 3. Dương khí thiếu nhiều, mạch hữu xích vi tế, gia bội Nhục quế, Phụ tứ. 4. Can khí không đủ, mạch tá quan vô lực, bội Phục linh, Sơn dược. 5. Tỳ vị không đủ, mạch hữu quan vô lực, bội Sơn thù. 5. Tỳ vị không đủ, mạch hữu quan vô lực, bội Phục linh, Sơn dược. 6. Ọuá trưa thi nóng, lờ mồm, hay đói bụng, khát nước, giám Trạch tá, bội Mầu đơn. 7. Khí cô dương phù việt lên, khô mồm. đó mặt, gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất. 8. Vị khí suy nhược, giám Mầu đơn. 9. Thiếu tinh, thiếu huyết gia Lộc nhung, Từ hà xa. 10. Thận hư, không nạp được khí trớ về nơi gốc, gây ra các chứng đầy hơi, hư suyễn, mừa, thở xốc lên, phát nóng, bôn đồn, gia bội Ngưu tất, giúp sức cho Phục linh, Trạch tả, đế đưa khí đi xuống các bộ phận ờ dưới, Ngũ vị đề liềm nạp khí lại. 11. Tỳ hư, thận hàn, không nghiền ngấu nát được các thức ăn, không bế tàng được dương khí, gây ra chứng tiết tá về buối tờ mờ sáng, gia Bố cốt chi, Thó ty tử, đề kiêm bô cá tỳ dương và thận dương. 12. Khí hư đã lâu, đau bụng lai rai mãi, gia Ngô thù, Tiếu hồi. 13. Thận hư, đau sán khí, sìa dái, gia Xuyên luyện, Quất hạch, Ngô thù. 14. Trẻ em mắc các chưng hư hàn, bỏ Mầu đơn, gia Nhục quế, Phụ tứ. 15. Phụ nữ huyết hư, kinh bế, hoặc đau bụng, đau lưng, gia Đương qui, Bạch thược, Đồ trọng; nếu có cà chứng bạch Đương qui, Bạch thược, Đồ trọng; nêu có cá chứng bạch đái thì gia Phá cổ chi.

Cách uống: 1. Dùng nước muối hơi nhạt làm thang mà uống, vì muổi có tính nhuận hạ, nếu có hư hoả thì đưa hư hoá đi xuống. 2. Dùng nước gạo làm thang mà uống, vì tỳ dược là những vị thuốc có tính cách điềm đạm, sinh tinh khí rất nhanh, ý muốn nhân khi bồ thận lại bồ luôn cả tỳ. 3. Dùng nước lã đun sôi đề ấm mà uổng, vì lấy nghĩa là không nhanh quá, không chậm quá, không khô táo quá. 4. Dùng rượu ấm làm thang mà uống, vì rượu có sức dẫn được mạnh; về tiết mùa đông lại chống được rét. 5. Dùng nước uống bài Bố trung làm thang mà uống, vì nhân chứng nguyên khí hạ hãm, muốn cúng cố lại căn bàn, nhưng lại e chạy xuống quá mạnh, thì dưới thực mà trên hư, nên phái bố khí cho thăng đề lên. khiến cho khí cùa tam tiêu vẫn ớ vị trí thường trú. 6. Dùng nước thuốc bài Lý trung làm thang mà uống, vì tỳ vị trầm, hàn, thì phái điều lý của khí trung cung trước, mới lưu thông xuống các bộ phận dưới được. 7. Dùng nước thuốc bài Sinh mạch tản làm thang mà uống, vì lấy nghĩa sinh thuý, khiến cho mẹ được tương sinh, phế khí đóng ờ thận tạng mà hình thành ra huyết; lại đưa khí đến được tạng thuý mà sinh âm khí. 8. Dùng nước thuốc bài Quy tỳ làm thang mà uống, là ý muốn cho thúy hoả, khí huyết đều được bồi dưỡng cá. 9. Dùng nước thuốc Nhân sâm (sao gạo) làm thang mà uống, là ý muốn dẫn dược vào tỳ vị để sinh dương khí. Ờ trên, sắc lấy thuốc nước làm thang để uổng thuốc hoàn, là đều vì các bệnh cấp tính, không có thể đế chậm, kéo dây dưa dài ngày; đồng thời phái chừa cá ngọn lần gốc, cho nên phái mượn sức mạnh của thuốc nước, đê mớ đường cho đạo quân tiền phong tiến lên trước, rồi sau sẽ chuyền vận các binh chủng bô thuý, bồ hoà, đóng giữ ờ đan điền, đê báo vệ khí nguyên dương cho vững chắc. Uống cá thuốc nước, uống cá thuốc hoàn, theo từ căn bán các tạng cho liên hệ đến tam tiêu, khí dương hoà lần được luôn luôn lưu trú điều hòa ờ trong cơ thể, thật là một ý kiến sáng tạo rất cao siêu!

– Biến phương cùa thang Lục vị và Bát vị: 1. Thất vị địa hoàng hoàn: Tức là bài Lục vị gia Nhục quế 40g, chú trị bệnh thận thuỷ thiếu, hư hoả bốc khí nóng lên, phát sốt, khát nước, lở mồm, lờ lưỡi, nứt né lợi răng, sưng đau cồ họng. Bài này có hiệu lực đưa hoá vô căn trớ về yên nghĩ ớ nội tạng. 2. Bát vị tri bá hoàn: tức là bài Lục vị gia Tri mầu 40g và Hoàng bá 40g, chù trị các chứng âm hư hoà động, còi xương, khô tuý hai mạch xích đại. 3. Kim quỹ thận khí hoàn: Tức là bài Bát vị gia Ngưu tất, Xa tiền tử (hoàn với mật, uốn với nước lã đun sôi để ấm), chú trị ba kinh: tỳ, phế, thận đều hư nhược, lưng nặng, gót chân nặng, tiếu tiện không lợi, lồ rốn và bụng dưới đều thũng trướng, tay chân sưng; thờ xốc lên, nhiều đờm, ủng tắc tam tiêu, gây thành chứng cồ trướng, hoặc khí hư, nước trồi lên làm thành đờm. Bài này cá bồ, cá công lại chữa được chứng cước khí xung lên bụng dưới và phụ nữ chuyền bào, tiều tiện không thông lợi. 4. Đô khi hoàn: Tức là bài Lục vị gia Ngũ vị 80g, chú lợi. 4. Đô khi hoàn: Tức là bài Lục vị gia Ngũ vị 80g, chù trị chứng ho lao, bô khí đế sinh thận thuỷ. 5. Bát tiên trường thọ hoàn: Tức là bài Lục vị gia Ngũ vị, Mạch môn, chú trị bệnh ho lao, phát sốt. 6. Minh mục địa hoàng hoàn, cũng tức là bài Lục vị gia Đương qui, Ngũ vị, Sài hồ (mật hoàn, dùng Châu sa làm áo), chu trị bệnh thận hư, mắt mờ, gia Sài hồ đế thăng đề dương khí lên trên.

Thuốc chữa các bệnh về hậu thiên

Trong cơ thể có tỳ, vị làm chú. Vị có chức năng thu nạp các thức ăn thuỳ cốc, tỳ có chức năng chuyền vận chất tinh vi cúa các thức ăn thuý cốc đi nuôi cơ thế. Bộ máy thu nạp và bộ máy vận chuyển đều hoạt động được tốt, thì sinh hoá được đầy tinh khí. Tân dịch đi lên, cặn bã đi xuống, thì không bao giờ sinh ra bệnh tật. Neu vì lao dịch quá độ, thân thể nhọc mệt, khí sắc suy yếu thì cốc khí sè phái đình trệ, không lưu hành, dưới không thông đạt, sinh ra các chứng nội thương, không đù sức để nuôi dường cơ thể nữa. Phương thuốc dưới đây, lấy thăng làm giáng, chủ yếu là bồi bồ hậu thiên, y theo kinh văn đã nói: “Nhọc mệt thì phái ôn bổ, tồn thương thì phải bồi dưỡng”.

– Bố trung ích khi thang: Nhân sâm 4g, Hoàng kỳ 6g (sao mật), Bạch truật 6g, Đương qui 4g, Cam tháo 4g, Trần bì 2g, Sài hồ lg20, Thăng ma 1 g20, Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 quà. Chú trị các chứng thân thế mệt nhọc, ăn uống tích trệ, nội thương thất tinh, mình nóng, chân tay rũ mói, nóng rét, tâm bứt rứt, đau đầu, sợ rét, ra nhiều mồ hôi, không muốn nói, không muốn ăn, suyễn xốc, khát nước hoặc dương hư, nóng ngoài da hoặc khí hư không cầm giữ được huyết đi bậy ra ngoài gây ra thô huyết, hạ huyết, hoặc sốt rét lâu ngày biến chứng tá lỵ; tỳ hư, khí thanh dương hãm xuống, khí trung châu không đù, buồn rầu, đầy ách, tích tụ, ách nghịch, đau bụng vv… Mạch hồng đại hoặc vi, tế, nhuyến, nhược.

Gia giám: 1. Tinh thần bạc nhược khí đoán bội Nhân sâm, gia Ngũ vị. 2. Phát nóng sợ rét, không ra mồ hôi, mạch phù mà khấn gia Ma hoàng, Quế chi. 3. Đau đầu, nghẹt đờm là bệnh thuộc kinh Thái âm, gia Bán hạ, Thăng ma. 4. VỊ khí lạnh và trệ mói gia Thanh bi, Tháo đậu khấu, Mộc hương. 5. Sợ rét quá gia Càn khương, Phụ từ. 6. Bệnh giống như sốt rét đã lâu ngày gia Bán hạ, Ỏi khương, Hà thủ ô. 7. Khí trệ đau lưng bội Thăng ma. 8. Quá trưa thì nóng, bụng đầy hơi là bệnh thuộc tỳ hư, không thu liềm được dương khí, gia Phụ tử, Ngũ vị. 9. Tỳ hư đi tà, bó Đương qui, gia Nhân sâm, Bạch thược.

Cấm kỵ: Các chứng dưới đây không dùng bài Bố trung. 1. Nhiệt lỵ mới phát, lý cấp hậu trọng. 2. Dương hư, hoá vô căn bốc lên sinh ra các chứng dương hư, cách dương. 3. Thuý hóa đều suy nhược, sinh ra các chứng thố huyết, nục huyết. 4. Các chứng cùa tré em, nếu có dùng thì phải rất thận trọng.

Tứ quân tứ thang: Tính hoà hoãn, không táo bạo, không giúp sức cho hư dương, cho nên đặt tên là Quân tử. Chú trị các chứng tỳ vị hư hàn, không muốn ăn, hoặc đi ia sọt soẹt, phân lóng; người gầy, mặt vàng, chân tay yếu ớt, mạch nhuyễn nhược. Sau ngày mắc bệnh nặng mới khói, và tré em tỳ vị không điều hoà, rất nên dùng bài này. Gồm: Nhân sâm 12g (Bô khí ờ trung châu), Bạch truật 8g (giúp sức cho tỳ vị), Phục linh 8g (Dường tâm lợi thuỳ), Chích thào 4g (điều hoà trung khí, giáng hoà), gia Sinh khương 3 lát, Đại táo 2 quá.

Gia giám: 1. Dương hư, mạch trầm, nhược gia Càn khương, Phụ từ. 2. Khí hư, mạch tế, nhược gia Quan quế, Hoàng kỳ. 3. Vị lạnh, mửa khan, gia Đinh hương, Sa sâm. 4. Thố tá gia Hoắc hương, Biển đậu. 5. Tâm bứt rứt, phiền não gia Mạch môn, Liên nhục. 6. Tré em, trong bụng rét, ách tức, đầy hơi gia Càn khương.

Biến phương của bài Tứ quân: ỉ. Ngũ vị dĩ công tản: Tức là bài Tứ quân gia Trần bì, chú trị sau lúc khói bệnh nặng, điều lý lại tỳ, vị và chừa chứng đầy trướng, khí nghịch. 2. Lục quán tứ thang: Tức là bài Tứ quân gia Tran bì, Bán hạ, Sinh khương, Đại táo, chú trị các chứng tỳ khí hư nhược, không thèm ăn, ấu thổ, ợ chua, ho đờm. Ncu trung khí hư hàn thì gia Bào khương. 3. Hương sa lục quân: tức là bài Tứ quân gia Trần bì, Bán hạ, Hoắc hương, Sa nhân, chù trị các chứng tỳ hư, ăn ít, oẹ mửa, trung khí hư trệ lợm giọng đay trướng. 4. Thất vị bạch truật tán: Tire là bài Tứ quân gia Mộc hương, Hoắc hương, Càn khương, Cát căn, chú trị các chứng trẻ em tỳ hư, đi tá, mình nóng, khát nước. 5. Lục thần tán: Tức là bài Tứ quân gia Sơn dược, Biển đậu, chú trị các chứng trè em gầy gò, nóng ngoài da, là vì dương khí không yên nghi ờ nội tạng, phái phù việt ra ngoài, không nên dùng lương dược, mà nên dùng bài này, gia gạo tẻ vào, độ một nhúm 16g, mà sac lấy nước uống.

Cấm kỵ: Các chứng bệnh dưới này không nên dùng bài Tứ quân và các bài giống như bài Tứ quân: 1. Các chứng âm hư hoà động. 2. Neu bố khí không được, thế phái dùng tạm, thì Phục linh phải tâm sữa sao, Bạch truật phải tấm mật sao, Cam tháo phái uống sống. 3. Trẻ em hình thề gầy yếu, đen sấm, nóng ham, nóng độc nhiệt, tân dịch khô kiệt, khát nước, đại tiện táo bón.

Tứ vật thang: Chú trị các chứng khí huyết hư nhược; giữa buổi phát sốt, đến quá trưa lại có từng cơn nóng nhất định, phụ nữ kinh nguyệt không đều, trệ mói, đau bụng, băng huyết, lậu huyết, động thai, huyết ra không chí, sán hậu huyêt hư, phát nóng. Đàn ông thiếu máu. Nói chung tất cà các bệnh thuộc huyết đều dùng bài Tứ vật làm chú yếu. Công thức gồm: Thục địa 12g (tư âm sinh huyết), Đương qui 12g (ấm trung cung, sinh huyết), Bạch thược 8g (ấm trung cung mát huyết), Xuyên khung 4g (thông huyết, hành huyết).

Gia giảm: 1. Tâm và can huyết nóng, mạch phù, sác, thay Thục địa làm Sinh địa, gia Đơn bì, Chi tử. 2. Huyết hư dưới gan bàn chân nóng, gia Qui bản, Ngưu tất. 3. Huyết khô táo gia sữa người Mạch môn. 4. Huyết ứ trệ gia Đào nhân, Hồng hoa, Huyền hồ, Nhục quế. 5. Huyết hư đau bụng gia Quan quế. 6. Trường phong hạ huyết (huyết ra đường ruột gia Hoè hoa, Kinh giới tuệ (sao cháy đen). 7. Hiệp với phong tà, các khớp xương đều đau nhức, gia Phòng phong, Khương hoạt. 8. Phụ nữ nóng hầm trong xương gia Đan bì, Địa cốt bì. 9. Phụ nữ ra huyết mất nhiều gia A giao, Ngải diệp. 10. Phụ nữ có thai, lậu huyết, gia A giao, Ngải diệp, Bồ hoàng (sao). 11. Huyết nóng đau mắt, kiêm cả chứn phong gia Cúc hoa, Bạch trật lê, Thảo quyết minh, Mộc tặc.

Biến phương của bài Tứ vật: 1. Tư âm giáng hoả thang: tức là bài Tứ vật gia Tri mẫu, Hoàng bá, Huyền sâm, chủ trị chứng âm hư có hoả nhiệt; sáu mạch đều hồng. 2. Sài hồ tứ vật thang: tức là bài Tứ vật hợp với bài Tiếu sài hồ gia Sài hồ, Hoàng cầm, Nhân sâm, Bán hạ, Cam thảo, chủ trị các chứng nhọc mệt, tổn thương, nóng nhiều, rét ít, mạch hoạt mà sác. 3. Nhĩ liên tứ vật thang: tức là bài Tứ vật gia Xuyên liên, Hồ hoàng liên, chủ trị các chứng huyết hư, nóng về buổi nửa chiều, về đêm; các tạng đều nóng hồi hộp, bứt rứt, mạch hồng mà sác. 4. Trị phong lục hợp thang: tức là bài Tứ vật gia Phòng phong, Khương hoạt, Tần giao, chủ trị các chứng khí hư, huyền vựng, phong tà bế tắc, khó đi đại tiểu tiện.

CÂU NÓI ĐỂ ĐỜI

Suốt đời, Hoàng Nguyên Cát không vướng vào vòng danh lợi, ông chỉ lo việc chữa bệnh cho bá tánh và un đúc hiếu hiền cho con cháu trong dòng họ:

TỐ công tông đức bách thế bất thiên Tử hiếu tôn từ vạn đại như kiến. Công tổ đức tông trăm năm vẫn chẳng đổi Con hiếu cháu hiền muôn đời như còn thấy.

Công tô đức tông trăm năm vẫn chăng đôi

Con hiếu cháu hiền muôn đời như còn thấy.

Nghề làm thuốc tuy là một kỹ thuật nhỏ, nhưng quan hệ rất lớn đến tính mệnh con người. Vì vậy mồi khi lâm sàng Hoàng Nguyên Cát thường “căn cứ vào mạch tượng là chủ yếu, còn triệu chứng và các phương pháp chẩn đoản còn lại đê làm kết hợp tham khảo”. Trên thực tế ông đã chứng minh câu nói cùa các tiền y mạch là bản chất của bệnh, còn triệu chứng chỉ là hiện tượng của bệnh là hoàn toàn đúng đắn, chứng tỏ việc tinh mạch lúc chẩn đoán của ông đã đạt đến đỉnh cao.

“Nước Nam ta từ năm Binh Ngọ (1726 ) trở về sau loạn lạc liên miên, nhân dãn đểu bị đói rét, túng thiếu, lo lắng kinh sợ, trung khí bị hao ton nhiêu , do vây đại đa so thuộc hư. Vả lại Nghệ An là nơi âm nóng, nên bệnh do hàn tà xâm nhập rất ít. Thế mà những thầy thuốc lúc bấy giờ hễ gặp chứng phát nóng đều đoán ngay là “bệnh thương hàn” roi vội đem các phương thang lập thành của Trọng Cảnh ra chừa một cách quả máy móc liều lĩnh, giết nhầm nhiều sinh mạng, thật đau lòng” “Y lý thật là bao la rộng rãi, chẳng khác gì rừng rậm và biên cả. Người thầy thuốc đủng là phải gỡ mở cho được muôn ngàn sợi dây, chắp lại thành một mối; phải thâu tóm muôn ngàn bệnh trạng vào đầu ba ngón tay. Lúc yên, lúc nguy, khi biến, khi thường, xử sự đều bình tĩnh, mà trách nhiệm người thầy thuốc cũng chưa đầy đủ được ”.

“Đọc sách Trọng Cảnh, nên phục tấm lòng Trọng Cảnh, chứ không nên câu nệ phương thang của Trọng Cảnh ”. “He bệnh hơi thuộc hư thì dùng thuốc bô khỉ; bổ khỉ chù yếu là bồi bô chính khỉ trước, sau mới gia một ít Tử tô, Sài bồ, Cát căn, Sinh khương… để giải cơ. Nhưng cũng chì cho uống một vài thang rồi lại bỏ các vị ấy đi, vì chính khi đã mạnh thì tà khí phải hư. Còn những bệnh đại hư nhược thì chì dùng những vị bô thuỳ, bo hoả mà thôi ”.

“Hoài sơn vị ngọt, tỉnh hoãn. Sơn thù vị chua, tính hậu, Đơn bì thương vị, Trạch tá ráo ảm. Trong khi muốn cho chân khi mau trở về gốc, cho nên chì dùng những vị thuần bổ, không dùng nhừng vị trì trệ nào. Đúng như Phùng Triệu Trương nói: Tỳ vị quá hư hàn, Đơn bì, Trạch tả không thể dùng được”, chính đã học Phùng thị ở chỗ đó

“Bệnh biến phải cỏ nguyên nhân, thời kỳ cùng có thay đôi, mỗi lúc một khác. Khi lãm sàng có áp dụng được hay không cốt ở cho thông minh xét đoán của thầy thuốc chịu trách nhiệm với người hệnh lúc đó

‘”Bệnh biến phải có nguyên nhân, thời kỳ cũng có thay đôi, moi lủc một khác. Khi lâm sàng có ảp dụng được hay không cốt ở cho thông mỉnh xét đoán của thầy thuốc chịu trách nhiệm với người hênh lúc đó”.

“Điều cốt yếu của học Y cũng như học Nho, trước hết là phải lập chỉ, không dông dài hờ hững, không đứng vào những chó không nên đứng, lan man hồ đô, không có căn bản vững chắc

VINH DANH

Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: Chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm để hoàn chỉnh bộ Quỳ Viên Gia Học. Hoàng Nguyên Cát không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Với bấy nhiêu cứ liệu trên có thể cho ta đi đến nhận xét rằng: Hoàng Nguyên Cát cũng như đàn em là đại danh y Lê Hữu Trác không chỉ là những người đặt nền móng cho nền y học dân tộc mà còn là những người khởi xướng và kiên trì thực hiện những đạo lý tốt đẹp cùa người thầy thuốc, mà ngày nay y học hiện đại đà phát triển thành y đức đề giáo dục và rèn luyện cho người thầy thuốc. 300 năm trôi qua, tư tưởng về Y học và Đạo lý của những người thầy thuốc như Hải Thượng Lãn Ông, như Hoàng Nguyên Cát vẫn mãi mãi đáng để chúng ta học tập và noi theo.

Từ những kết quả của con người làm nên sự nghiệp ấy. Nên chăng? tỉnh Nghệ An tố chức hội thảo khoa học đế đặt tên đường cho ông? hoặc các Trung tâm y học nên lấy tên ông làm danh hiệu hoặc tôn vinh ông làm đại diện cho danh y của tỉnh nhà? Hay hon nữa nên vinh danh ông làm y tổ cho y học tỉnh Nghệ An để kỷ niệm cho một danh y, một nhà y học lớn của một địa phương có tính hiếu học vang bóng mọi thời?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here