Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Efferalgan 80mg tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Efferalgan 80mg là thuốc gì? Thuốc Efferalgan 80mg có tác dụng gì? Thuốc Efferalgan 80mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Trong một gói Efferalgan 80mg có chứa
Hoạt chất: Paracetamol 80mg
Tá dược vừa đủ 1 gói 0.52g bao gồm:
- Natri hydrogen carbonat
- Acid citric khan
- Sorbitol
- Natri benzoat
- Natri carbonat khan
- Natri docusat
- Povidon
- Natri saccharin
Tác dụng
Thuốc Efferalgan 80mg có thành phần chính là Paracetamol liều thấp là một thuốc thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên Paracetamol khác với các thuốc trong nhóm NSAID, Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt, không có tác dụng chống viêm và không gây kích ứng dạ dày.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc chứa paracetamol được dùng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, tình trạng như cúm, đau răng, nhức mỏi cơ, sốt không liên quan đến nội tạng. Thuốc được dùng điều trị cho trẻ em cân nặng từ 6 – 20 kg.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng thuốc: Thuốc được bào chế ở dạng bột nên đổ bột thuốc vào cốc sạch, sau đó cho thêm một chút đồ uống như nước ấm, sữa, nước trái cây rồi hòa tan hoàn toàn.
Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 °C thì các mẹ có thể cho trẻ uống thêm chất lỏng nhất là chất điện giải. Hãy cởi bớt quần áo của trẻ và không để trẻ ở những nơi quá nóng.
Liều dùng thuốc: Thuốc được dùng cho trẻ độ tuổi từ 1 – 7 tuổi vì vậy lượng dùng phụ thuộc vào độ tuổi.
Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Uống 1 gói/ lần, mỗi lần cách nhau 6h. Mỗi gói 80mg. Tối đa 1 ngày uống 4 lần ( tổng cộng 360 mg)
Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Uống 1 gói/ lần, mỗi lần cách nhau 4h. Tối đa 1 ngày uống 6 lần ( tổng cộng 480 mg)
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Uống 2 gói/ lần, mỗi lần cách nhau 6h. Tối đa 1 ngày uống 8 lần ( tổng cộng 640 mg)
Trẻ từ 6 – 7 tuổi: Uống 2 gói/ lần, mỗi lần cách nhau 4h. Tối đa 1 ngày uống 12 lần ( tổng cộng 960 mg)
Đối với trẻ em trên 7 tuổi nên dùng thuốc dạng bào chế khác.
Liều dùng đối với bệnh nhân suy gan: Đối với những bệnh nhân suy tế bào gan, mạn tính hoặc bệnh gan còn bù thể hoạt động hoặc những bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, kém dự trữ glutathion nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Liều dùng đối với bệnh nhân suy thận: Cần điều chỉnh khoảng cách dùng thuốc giữa các lần tùy theo độ thanh thải creatinin
Độ thanh thải creatinin ≥ 50 ml/phút: Khoảng cách giữa các lần là 4h
Độ thanh thải creatinin 10 – 50 ml/phút: Khoảng cách giữa các lần là 6h
Độ thanh thải < 10 ml/phút: Khoảng cách giữa các lần là 8h
Không dùng thuốc những bệnh nhân
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.
Bệnh nhân thiếu hụt men Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase (G6PD).
Bệnh nhân bị suy gan nặng hoặc bệnh gan đang tiến triển.
Bệnh nhân không dung nạp với fructose (vì sự có mặt của sorbitol).
Chú ý – Thận trong
Ở những bệnh nhân đang thực hiện chế độ ăn giảm muối cần nhớ trong 1 gói thuốc có chứa 66mg Natri để cộng vào khẩu phần ăn.
Nếu điều trị đau dai dẳng 5 ngày liền tục không khỏi hoặc 3 ngày sốt không đỡ thì cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bệnh nhân bị suy gan nặng,suy thận, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể xảy ra là tăng men gan, rối loạn tiêu hóa, giảm lượng tiểu cầu, bạch cầu trung tính, phản ứng phản vệ, phù Quincke, phản ứng quá mẫn như mày đay, ban đỏ, hội chứng Stevens-Johnson.
Chú ý khi bạn sử đang sử dụng thuốc khác
Bệnh nhân đang dùng thuốc chứa hoạt chất probenecid: probenecid làm giảm 2 lần độ thanh thải của paracetamol
Bệnh nhân đang dùng thuốc chứa hoạt chất phenytoin: Làm giảm hiệu quả của paracetamol và tăng độc tính với gan.
Bệnh nhân đang dùng thuốc chứa hoạt chất salicylamid có thể kéo dài thời gian bán thải của paracetamol.
Chú ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các thuốc gây cảm ứng enzym như carbamazepin, barbiturat, isoniazid, rifampin và ethanol.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Nếu bạn dùng quá 10g trong một liều đối với người lớn hoặc 140mg/kg thể trọng ở trẻ em sẽ gây ra ngộ độc tế bào gan dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không phục hồi. Các triệu chứng tiếp theo có thể là nhiễm toan chuyển hóa, và bệnh não gan.
Các dấu hiệu có thể xuất hiện trong 24 giờ đầu, gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, da tái, khó chịu và đổ mồ hôi.
Xét nghiệm cho thấy các chỉ số AST, ALT, lactat dehydrogenase và bilirubin tăng cao.
Xử trí: Đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất, tiến hành rửa dạ dày. Cách giải độc chính paracetamol bằng các hợp chất Sulfhydryl như methionin hoặc N-acetylcystein.
Quên liều: Không nên dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, do việc này không giúp bạn bù lại liều đã quên mà còn làm tăng nguy cơ quá liều thuốc.
Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng thuốc này hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.