Lyodura

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Lyodura tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Lyodura là thuốc gì? Thuốc Lyodura có tác dụng gì? Thuốc Lyodura giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Hộp thuốc Lyodura
Hình ảnh: Hộp thuốc Lyodura

Lyodura thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm, hộp gồm 4 vỉ, mỗi vỉ 15 viên.

Thành phần trong 1 viên Lyodura gồm có:

Acid alpha lipoic (hàm lượng 100mg)

Tá dược vừa đủ một viên

Thuốc Lyodura giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Lyodura
Hình ảnh: Thuốc Lyodura

Lyodura được sản xuất bởi Công ty Cổ phần dược phẩm CPC1 hiện được bán tại 1 số nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá khoảng 300.000 VNĐ/ hộp 60 viên.

Hãy liên hệ các địa chỉ nhà thuốc uy tín để mua được thuốc đảm bảo chất lượng.

Tác dụng

Lyodura chứa thành phần chính là acid Alpha Lipoic (ALA).

Trong cơ thể, ALA tồn tại dưới 2 dạng đồng phân là R-ALA và S-ALA, được tổng hợp trong ty thể của tế bào, có vai trò là coezyme cho sự tổng hợp ra: enzyme Pyruvate Dehydrogenase và enzyme Ketoglutarate-Dehydrogenase.

ALA có tác dụng dọn gốc tự do, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa tế bào, do vậy ALA thường được sử dụng trong các chế phẩm làm đẹp da, chống lão hóa và bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, Alpha-lipoic acid còn có khả năng kích thích sản sinh vitamin E và vitamin C, cải thiện hoạt động dẫn truyền của các tế bào thần kinh đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. ALA để phá vỡ các carbohydrate, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Tuy vậy, nồng độ ALA trong cơ thể không phải hằng định và đáng tiếc là nó giảm dần theo tuổi, khi cơ thể dần lão hóa, từ đó gây ra các triệu chứng do thiếu hụt ALA. 

Khi sử dụng Lyodura, cơ thể sẽ được cung cấp bổ sung ALA, giúp cải thiện tình trạng cũng như các dấu hiệu do giảm ALA, trẻ hóa tế bào và tăng khả năng dọn gốc tự do, chống lão hóa.

Công dụng – Chỉ định

Lyodura được chỉ định trong các trường hợp:

Hỗ trợ và điều trị các bệnh gan cấp và mạn tính: viêm gan virus, ngộ độ gan do rượu bia, kim loại nặng như thủy ngân và các hợp chất liên quan…

Hỗ trợ điều trị và dự phòng các bệnh lí: vữa xơ động mạch, cao huyết áp, viêm não tủy tự miễn, hoại tử não cấp, Alzeimer.

Ngừa suy giảm thính giác ở người cao tuổi, người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn…

Hỗ trợ điều trị và dự phòng biến chứng tiểu đường như đục thủy tinh thể, nhiễm trùng, thoái hóa võng mạc, biến chứng trên thần kinh, thận, mắt….

Hỗ trợ điều trị và dự phòng đột quỵ do tai biến mạch máu não. 

Điều trị và dự phòng glaucoma

Stress, sau chấn thương, sau hóa trị liệu ung thư.

Nám da, đồi mồi ở phụ nữ.

Cách dùng – Liều dùng

Vỉ thuốc Lyodura
Hình ảnh: Vỉ thuốc Lyodura

Cách dùng: Lyodura được dùng theo đường uống, khi dùng bạn nên sử dụng cùng với 1 cốc nước sôi để nguội. Trong quá trình sử dụng thuốc bạn không nên nhai viên thuốc ra. Tham khảo thêm ý kiến của dược sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Liều dùng: Lyodura được chia liều theo chỉ định:

Hỗ trợ điều trị và bảo vệ gan: uống 2 viên/ ngày

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: uống 2 viên/ ngày

Hỗ trợ ngăn ngừa nám, tàn nhang, đồi mồi: uống 2 viên/ngày

Dự phòng thoái hóa thủy tinh thể: uống 2 viên/ ngày.

Hỗ trợ và điều trị bệnh Alzeimer: uống 2 viên/ lần, ngày uống 3 lần

Hỗ trợ và dự phòng đột quỵ, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch: uống 1 viên/ ngày

Đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều để phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hãy tuân thủ theo liều dùng bác sĩ đưa ra.

Chống chỉ định

Không dùng Lyodura trong trường hợp:

Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có thêm các tư vấn cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể khi dùng thuốc.

Không tự ý kết hợp các loại thuốc và sử dụng khi chưa có sự tư vấn của người có chuyên môn.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng Lyodura có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:

  • Đau dạ dày
  • Tê cứng chân tay
  • Ngứa rát, phát ban, kích ứng da 
  • Mệt mỏi, choáng váng
  • Đau đầu, vọp bẻ

Trên đây không phải đầy đủ những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Lyodura. Trong trường hợp bạn dùng thuốc mà gặp phải bất kì tác dụng không mong muốn nào, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để có được lời khuyên cũng như biện pháp hỗ trợ thích hợp để khắc phục chúng, cần thiết có thể thay đổi thuốc điều trị.

Chú ý – Thận trọng

Xem kĩ nhãn thuốc, hạn dùng và hạn sử dụng cũng như đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Cung cấp đầy đủ thông tin về trình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng và các thuốc đang dùng (nếu có) cho bác sĩ để nhận được các tư vấn đầy đủ.

Lưu ý khi dùng chung với thuốc khác

Khi dùng đồng thời Lyodura với:

Các thuốc gây cảm ứng enzyme (như Phenobarbital, Phenylbutazon, Rifampicin…) các thuốc này gây cảm ứng enzyme gan làm kích thích quá trình giáng hóa và chuyển hóa thuốc, Lyodura bị đào thải nhanh, giảm nồng độ, do đó giảm hoặc mất tác dụng điều trị. Cần tăng liều Lyodura khi dùng đồng thời các thuốc này.

Các thuốc ức chế enzyme (Cimetidin, Metronidazol, Cloramphenicol, Isoniazid…) làm ức chế quá trình giáng hóa thuốc gây tăng nồng độ Lyodura trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ quá liều thuốc, tăng độc tính thuốc. Cần xem xét hạ liều Lyodura khi dùng đồng thời các thuốc này.

Hãy hỏi kĩ bác sĩ về các tương tác có thể xảy ra khi dùng Lyodura với các thuốc khác bạn đang sử dụng cũng như chế độ dinh dưỡng áp dụng để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: Sau khi dùng quá liều Lyodura, nếu cơ thể xuất hiện bất cứ biểu hiện khác thường nào, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời và trao đổi với bác sĩ điều trị để lựa chọn thuốc phù hợp.

Quên liều:

Nếu bạn quên dùng Lyodura, tuyệt đối không tự ý gộp liều để uống bù. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp dùng thuốc đúng nhất.

Bạn nên duy trì việc uống thuốc theo giờ cố định để tránh việc quên liều.

Lời khuyên dành cho bạn để tránh xảy ra tình trạng quá liều hay quên liều, hãy đặt lời nhắc uống thuốc kèm theo liều dùng cho bản thân bằng điện thoại để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here