NHỮNG VIÊN THUỐC NÀO KHÔNG ĐƯỢC BẺ HAY NGHIỀN NÁT?

(1 / 5)

DS Huỳnh Lời – 17-Mar-2023

Không phải tất cả các loại thuốc đều thích hợp để nghiền nát hay nhai. Dưới đây là những viên thuốc không được bẻ hay nghiền nát:

1. Được thiết kế để phóng thích có kiểm soát (CR, LA, LP, MR, SR…)

2. Được bao để bảo vệ hoặc che hương vị (EC, EN = Enteric Coating, Diclofenac EC)

3. Do tính hòa tan của thuốc (ODT, SL=sublingual): thuốc hấp thu dưới lưỡi.

4. Viên nang gel chứa chất lỏng (Drisdol (ergocalciferol), Dulcolax (bisacodyl).

5. Thuốc gguy hiểm, độc. Thuốc có thề gây ung thư hay nguy hiểm cho trẻ. Thường là thuốc hóa trị ung thư hay hormone. Tamoxifen; Methotrexate; Dutasteride; Finasteride.

6. Thuốc kích ứng, nếu nhai sẽ gây hại đường tiêu hóa hay gây kích ứng. IR = Irritant; MMI = Mucous membrane irritant. Actonel (risedronate), Zolinza (vorinostat)

7. Thuốc có cửa sổ trị liệu hẹp. Nhai sẽ làm tăng hay giảm liều. Warfarin or levothyroxine.

8. Ngoại lệ: Một số viên giải phóng chậm được ghi ký hiệu và có thể được chia hoặc bẻ đôi, nhưng không bị nghiền nát. THuốc có thể bẻ đôi có rãnh ở giữa và trong hướng dẫn có ghi. Các ví dụ bao gồm Toprol XL (metoprolol succinate) và Sinemet CR (carbidopa và levodopa). Một số viên nang tác dụng kéo dài cũng có thể được mở và và đổ thuốc ra mà không nhai hoặc nghiền nát. Các ví dụ bao gồm Kadian (morphine) và Xtampza ER (oxycodone).

Viên thuốc không nhai thường có các chữ cái hoặc ký hiệu đặc biệt kèm với tên thuôc, chẳng hạn như:

• 12-hour or 24-hour: Mucinex-D 12 hour (guaifenesin and pseudoephedrine hydrochloride)

• CC = Coat Core (công nghệ bào chế bao lõi, vd: Adalat CC 30 mg. 60 mg, 90 mg)

• CD = Controlled Delivery (Phóng thích có kiểm soát)

• CR = Controlled Release (Phóng thích có kiểm soát)

• CRT = Controlled-release Tablet(Phóng thích có kiểm soát)

• DA = Delayed Absorption (hấp thu chậm)

• DR = Delayed Release ((phóng thích chậm)

• EC, EN = Enteric Coating (viên bao tan trong ruột), Diclofenac EC (diclofenac); Ecotrin (aspirin); Ery-Tab (erythromycin)

• ER = Extended Release (phóng thích kéo dài)

• IR = Irritant; kích ứng, nhai có thề gây loét hay kích ứng. Actonel (risedronate); Zolinza (vorinostat)

• LA = Long Acting (tác dụng kéo dài), Detrol LA (tolterodine)

• LC = Liquid within capsule (viên nang chứa chất lỏng), LF = Liquid filled (viên nang chứa chất lỏng). Loại này nếu cắn vỡ dẫn đến sai liều. Drisdol (ergocalciferol), Dulcolax (bisacodyl).

• LP = Libération Prolongée (phóng thích kéo dài), Adalat 30 LP

• MF = Micronized Formulations: viên kích thước vi hạt. Lipanthyl 200 M.

• MMI = Mucous membrane irritant, kích ứng niêm mạc. Isotretinoin; Afinitor (everolimus); Fosamax (alendronate); Valcyte (valganciclovir)

• MR = Modified Release: phóng thích có kiểm soát. Diamicron MR

• ODT (Orally Disintegrating Tablets), SL (Sublingual) = Viên ngậm ở lưỡi hay dưới lưỡi, cắn hay nhai có thể mất liều dùng. Lamictal ODT solute (lamotrigine), Zofran ODT (ondansetron), Maxalt-MLT (rizatriptan), Zomig-ZMT (zolmitriptan). Nitrostat (nitroglycerin); Zubsolv (buprenorphine and naloxone)

• PA = Prolonged Action (tác dụng kéo dài)

• SA = Sustained Action (tác dụng kéo dài)

• SL = Slow Release (phóng thích chậm)

• SPT — Strong, persistent taste (che mùi vị)

• SR = Sustained Release (or Slow Release) (phóng thích chậm) (Isosorbide SR (isosorbide mononitrate))

• TD = Time Delay (phóng thích chậm)

• TR = Time release (phóng thích chậm)

• TS — Taste (che mùi vị) Ceftin (cefuroxime); Motrin (ibuprofen); Topamax Sprinkle (topiramate); Vesicare (solifenacin)

• XL, XT = Extended Release (phóng thích kéo dài) (Procardia XL (nifedipine), Cardura XL (doxazosin); Cartia XT (diltiazem))

• XR = Extended Release (phóng thích kéo dài), Adderall XR (amphetamine and dextroamphetamine)

Điều quan trọng nhất là ĐỌC KỸ HƯỚNG D ̃N TRƯỚC KHI DÙNG.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here