Scolanzo

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Scolanzo tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Scolanzo là thuốc gì? Thuốc Scolanzo có tác dụng gì? Thuốc Scolanzo giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Scolanzo là thuốc gì?

Bác sĩ tư vấn sử dụng Scolanzo
Hình ảnh minh họa: Bác sĩ tư vấn sử dụng Scolanzo

Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa.

Dạng bào chế: viên bao tan trong ruột.

Hàm lượng hoạt chất: Lansoprazol hàm lượng 15mg.

Cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Scolanzo giá bao nhiêu?

Thuốc Scolanzo được sản xuất bởi Laboratorios Liconsa, S.A – TÂY BAN NHA, có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.

Hiện nay, thuốc Scolanzo được bán với giá là 125.000 đồng/hộp 4 vỉ x 7 viên. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.

Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.

Tác dụng

Thuốc có thành phần chính là Lansoprazol. Đây là 1 thuốc khá điển hình trong điều trị tăng bài tiết acid dịch vị, thuộc nhóm ức chế tế bào viền bài tiết acid hay còn gọi là thuốc kháng acid dịch vị PPI.

Lansoprazol ra đời vào năm 1995, sau thuốc cùng nhóm đầu tiên là Omeprazole. Lansoprazol với cấu trúc benzimidazole, nên có cơ chế tác dụng tương tự các thuốc cùng nhóm.

Lansoprazol tác dụng như sau:

Ngay sau khi vào trong cơ thể theo đường uống, Lansoprazol được giải phóng ở ruột, sau đó mới được hấp thu vào tuần hoàn chung. Lansoprazol có ái lực khá cao và chọn lọc với các bơm proton trong tế bào viền, cụ thể là bơm H+/K+ ATPase, sự gắn của Lansoprazol với bơm này có thuận nghịch, tuy nhiên gắn trong khoảng thời gian khá dài từ 12 giờ đến 24 giờ. Lansoprazol gắn với bơm này nhằm ức chế sự hoạt động của bơm này.

Cơ chế tạo acid dịch vị của cơ thể: Sau khi tế bào viền đã thu gom được 1 lượng lớn Cl- cùng với K+, và 1 lượng nhỏ H+, thì bơm H+/K+ ATPase sẽ bơm ion K+ ra ngoài tế bào và bơm ion H+ vào bên trong tế bào viền kết hợp với Cl- có sẵn trong tế bào để tạo thành acid rồi đưa vào trong lòng dạ dày theo kênh vận chuyển riêng.

Như vậy, hoạt động ức chế bơm proton của Lansoprazol như đã nói ở trên đã ức chế khâu cuối cùng của tạo acid dịch vị, làm giảm đáng kể lượng acid được tạo thành, từ đó giảm nồng độ acid dịch vị.

Tuy nhiên thuốc kém bền dưới tác động của acid dịch vị do thay đổi cấu trúc và mất hoạt tính, nên thuốc được bào chế bằng cách thêm 1 lớp màng bảo vệ bên ngoài để tránh tác động của môi trường acid mạnh.

Công dụng và chỉ định 

Scolanzo điều trị loét dạ dày
Hình ảnh minh họa: Scolanzo điều trị loét dạ dày

Thuốc có công dụng ức chế sự tạo thành acid dịch vị từ tế bào viền thông qua cơ chế ức chế bơm proton làm giảm lượng acid bài tiết vào dạ dày nên thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân có viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Bệnh nhân có bệnh tăng tiết acid dịch vị.
  • Bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản.
  • Bệnh nhân có hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách dùng và liều dùng

Sử dụng Scolanzo
Hình ảnh: Sử dụng Scolanzo

Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột

nên được chỉ định dùng bằng đường uống nguyên viên với nước. khi dùng thuốc cần lưu ý không được bẻ viên thuốc thành nhiều mảnh vì sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Thường uống thuốc vào buổi sáng trước bữa ăn và uống 1 lần duy nhất trong ngày.

Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc.

Liều thường dùng: uống 2 viên 1 lần 1 ngày với đợt điều trị kéo dài:

Loét dạ dày tá tràng: 4 đến 8 tuần

Trào ngược dạ dày thực quản: 8 tuần

Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Thuốc tuy có tác dụng điều trị khá tốt nhưng lại có nhiều tác dụng không mong muốn cho người sử dụng.

Các tác dụng không mong muốn của thuốc là:

Thần kinh: chóng mặt, đau đầu, rối loạn thần kinh,…

Da: ban đỏ trên da, ngứa, nổi mề đay, phù mạch,…

Scolanzo có thể gây đầy bụng
Hình ảnh minh họa: Scolanzo có thể gây đầy bụng

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng,…

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần

thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi.

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc làm tăng hoặc giảm hoạt tính của các enzyme

chuyển hóa thuốc ở gan như Erythromycin, Phenobarbital,…

Không phối hợp với Sucralfat do làm giảm hấp thu Lansoprazol.

Không phối hợp với các thuốc hấp thu phụ thuộc vào nồng độ acid

dịch vị như Ketoconazol, Itraconazol,…

Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Chú ý: đây là thuốc kê đơn, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định.

Thuốc sử dụng theo đường tiêm nên khi sử dụng cần có sự thực hiện của bác sĩ chuyên môn.

Thận trọng:

Đối với phụ nữ có thai sau 3 tháng đầu và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ban đỏ trên da, ngứa, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: uống sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường, không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here