[Tìm hiểu về] Trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên

(1 / 5)

Biên tập: Trần Tú Uyên – SV Dược năm 4- ĐH HUTECH.

Nguồn: National Library of Medicine.Teen Depression.

Sống khỏe mỗi ngày – Chủ đề: Trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên

Trầm cảm ở tuổi Thanh thiếu niên là gì?

Trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên là một bệnh lý nghiêm trọng. Tình trạng này bao gồm cảm giác buồn bã hoặc chán nản trong một vài ngày. Nghiêm trọng hơn là cảm giác tuyệt vọng và tức giận kéo dài. Từ đó dẫn đến khó khăn khi tập trung và không có động lực cũng như năng lượng, khiến bệnh nhân cảm thấy khó tận hưởng cuộc sống. Thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên bao gồm:

– Di truyền: trầm cảm có thể di truyền trong gia đình.
– Sinh học: do sự thay đổi hormone.
– Các vấn đề về não bộ: các biến cố căng thẳng thời thơ ấu như chấn thương, mất mát khi mất đi người thân, bạo lực…

Những thanh thiếu niên có nguy cơ bị trầm cảm

Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên. Một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn như:
– Mắc đồng thời các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như: lo lắng, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, sử dụng chất kích thích…
– Mắc các bệnh nền như tiểu đường, ung thư và các bệnh lý liên quan đến tim…
– Sống trong gia đình có nhiều mâu thuẫn/xung đột
– Gặp vấn đề với bạn bè ở trường
– Gặp vấn đề trong học tập hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
– Đã từng bị kích động/chấn thương trong thời thơ ấu
– Nhìn nhận mọi thứ bi quan
– Là thành viên của cộng đồng LGBT+ nhưng gia đình không ủng hộ

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên là gì?

– Sầu não: cảm giác trống rỗng, cảm giác vô vọng, tức giận, cáu kỉnh hoặc thất vọng với ngay cả những điều nhỏ nhặt.
– Không còn quan tâm đến những thứ bạn từng thích nữa, thay đổi cân nặng bất thường( giảm cân khi không ăn kiêng hoặc tăng cân do ăn quá nhiều).
– Thay đổi giấc ngủ: khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
– Cảm thấy rất mệt mỏi, bồn chồn hoặc khó ngồi yên. Không có năng lượng, cảm thấy vô giá trị hoặc rất tội lỗi. Khó tập trung, ghi nhớ thông tin và tệ hơn là đưa ra quyết định, suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

Liệu pháp trò chuyện (Talk therapy)

Liệu pháp trò chuyện có thể giúp bệnh nhân hiểu và quản lý tâm trạng, cảm xúc của mình. Bệnh nhân có thể nói ra cảm xúc của mình với những người hiểu và ủng hộ có thể là bác sĩ tâm lý, nhà tâm lý học,… Người bệnh cũng có thể học cách ngừng suy nghĩ tiêu cực và bắt đầu nhìn vào những mặt tích cực trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp họ xây dựng sự tự tin và cảm thấy tốt hơn về bản thân.

Có nhiều loại liệu pháp trò chuyện khác nhau gồm
– Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy): giúp người bệnh có thể xác định và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và không có ích. Từ đó giúp họ xây dựng các kỹ năng đối phó và thay đổi các hành vi.
– Liệu pháp mối quan hệ (Interpersonal therapy): tập trung vào việc cải thiện các mối quan hệ của người bệnh. Nó giúp bệnh nhân tìm ra và học cách đối diện với các mối quan hệ có thể góp phần vào bệnh trầm cảm của họ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here