TRIỆU CHỨNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM MẮC COVID-19

(1 / 5)

Thời kỳ ủ bệnh của SARS-CoV-2 ở trẻ em tương tự người lớn, tức là vào khoảng 2-14 ngày, trung bình khoảng 6 ngày.

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em bao gồm:

Sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ho, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng, thở gấp hoặc khó thở, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn hoặc bú kém.

Trẻ bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể có các triệu chứng không điển hình, chỉ có một số triệu chứng liên quan đường hô hấp và tiêu hóa hoặc không có triệu chứng. Các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em là ho có kèm sốt hoặc không. Một phân tích tổng hợp (meta analysis) cho thấy 16% trẻ em bị nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng.[2]

Các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em tương tự các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn khác bao gồm cúm, viêm họng do liên cầu và viêm mũi dị ứng.

Mức độ nặng ở trẻ em

Trong số những trẻ em đã tiến triển bệnh nặng do COVID-19 thì hầu hết đều đã có mang bệnh nền.

Các bằng chứng hiện tại cho thấy bệnh nền làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh nặng ở trẻ em. Bao gồm các bệnh mạn như đái tháo đường, béo phì, hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, các bệnh liên quan đến di truyền, thần kinh, chuyển hóa hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh….[4]

Các nghiên cứu ở trẻ em nhập viện đã phát hiện ra rằng béo phì là tình trạng phổ biến nhất dẫn đến tiến triển bệnh nặng.[6] Cần có các nghiên cứu bổ sung để xác định mối liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 và béo phì để tìm ra các biện pháp can thiệp lâm sàng có thể có và các chiến lược để giảm nguy cơ nhập viện.

Tương tự như người lớn, trẻ em bị COVID-19 nặng có thể bị suy hô hấp, viêm cơ tim, sốc, suy thận cấp, rối loạn đông máu và suy đa cơ quan. Ngoài ra, còn có các vấn đề nghiêm trọng khác như lồng ruột, nhiễm toan ceton do tiểu đường…..

Xử lý và chăm sóc:[8]

+ Tiến hành xét nghiệm sàng lọc khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ.

+ Giữ khoảng cách giữa mọi người và vật nuôi trong nhà.

+ Nên có một người chăm sóc trẻ bị bệnh và giữ khoảng cách để tránh người chăm sóc phơi nhiễm.

+ Nếu trẻ trên 2 tuổi và có thể đeo khẩu trang mà không cảm thấy khó thở, hãy cho trẻ và người chăm sóc đeo khẩu trang khi đang ở cùng phòng. Không nên để trẻ một mình khi đang đeo khẩu trang.

+ Nếu có thể, trẻ bị bệnh nên dùng phòng tắm riêng. Nếu không thể, hãy vệ sinh nhà tắm thường xuyên.

+ Mọi người trong gia đình nên rửa tay thường xuyên và luôn giữ sạch sẽ. Rửa bằng xà phòng với nước trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.

+ Vệ sinh những vật thường xuyên chạm tay vào (tay nắm cửa, công tắc đèn, đồ chơi, điều khiển từ xa, điện thoại, …) bằng chất tẩy rửa gia dụng hoặc khăn lau thường xuyên.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Centers for Disease Control and Prevention. (n.d.). Information for Pediatric Healthcare Providers. Centers for Disease Control and Prevention.

[2]. Assaker R, et al. Presenting Symptoms of COVID-19 in Children: A Meta-Analysis of Published Studies. Br J Anaesth. 2020;125(3):e330-e332. doi:10.1016/j.bja.2020.05.026

[3]. Poline J, et al. Systematic Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 Screening at Hospital Admission in Children: A French Prospective Multicenter Study. Clin Infect Dis. 2020;ciaa1044. doi:10.1093/cid/ciaa1044

[4]. Kim L, Whitaker M, et al. Hospitalization Rates and Characteristics of Children Aged <18 Years Hospitalized with Laboratory-Confirmed COVID-19 – COVID-NET, 14 States, March 1-July 25, 2020. MMWR. 2020;69(32):1081-1088. doi:10.15585/mmwr.mm6932e3

[5]. Kim L, Garg S, O’Halloran A, et al. Risk Factors for Intensive Care Unit Admission and In-hospital Mortality among Hospitalized Adults Identified through the U.S. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)-Associated Hospitalization Surveillance Network (COVID-NET). Clin Infect Dis. 2020;ciaa1012. doi:10.1093/cid/ciaa1012

[6]. Maltezou HC, Magaziotou I, et al. Children and Adolescents With SARS-CoV-2 Infection: Epidemiology, Clinical Course and Viral Loads. Pediatr Infect Dis J. 2020;39(12):e388-e392. doi:10.1097/INF.0000000000002899

[7]. Boulad F, Kamboj M, et al. COVID-19 in Children With Cancer in New York City. JAMA Oncol. 2020;6(9):1459-1460. doi:10.1001/jamaoncol.2020.2028

[8]. Jonathan M. Miller, et al. Coronavirus (COVID-19): What to do if your child is sick (for parents) – nemours kidshealth. KidsHealth. https://kidshealth.org/en/parents/coronavirus-child-is-sick.html

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here