Nội dung chính
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Ameflu tuy nhiên lại không đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được giải đáp cho bạn các câu hỏi: Ameflu là thuốc gì? Thuốc Ameflu có tác dụng gì? Thuốc Ameflugiá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thành phần
Trong 1 viên nén bao phim New Ameflu day time +C:
Hoạt chất
Paracetamol (Acetaminophen)……………500mg
Guaifenesin……………………………………..200mg
Phenylephrin hydroclorid…………………..10mg
Dextromethophan hydrobromid………….15mg
Vitamin C…………………………………………100mg
Tá dược vừa đủ.
Trong 1 viên nén bao phim New Ameflu night time:
Hoạt chất
Paracetamol (Acetaminophen)…………500mg
Phenylephrin hydroclorid………………..10mg
Dextromethophan hydrobromid……….15mg
Clopheniramin maleat…………………….4mg
Tá dược vừa đủ.
Thuốc Ameflu giá bao nhiêu?
Giá thuốc: 120,000VNĐ/1 hộp New Ameflu day time +C hoặc 100,000VNĐ/1 hộp New Ameflu night time.
Giá một số biệt dược khác cũng có tên Ameflu trên thị trường:
86,000VNĐ/1 hộp Ameflu day time.
100,000VNĐ/1 hộp Ameflu day time +C.
80,000VNĐ/1 hộp Ameflu night time.
100,000VNĐ/1 hộp New Ameflu night time.
18,000VNĐ/1 lọ Ameflu Multi-Symptom Relief.
20,000VNĐ/1 lọ New Ameflu Multi-Symptom Relief.
21,000VNĐ/1 lọ New Ameflu Expectorant.
Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể khác nhau giữa các nhà thuốc.
Tác dụng
Paracetamol: Tác dụng hạ sốt, giảm đau nhưng không kháng viêm. Theo Aronoff và các cộng sự (2009), paracetamol ức chế phản ứng peroxidase, tuy nhiên tác dụng ức chế bị vượt qua khi nồng độ Lipid Hydroperoxides (HETEs) quá cao được sản xuất bởi bạch cầu và tiểu cầu đã được hoạt hóa, điều này ngăn chặn paracetamol làm giảm phản ứng viêm. Nhưng nhờ nồng độ HETEs tương đối thấp trong các tế bào nội mô mạch máu và tế bào thần kinh, paracetamol có thể gây ra tác dụng hạ sốt và giảm đau bằng cách ngăn chặn sự sản xuất của các prostaglandin (PGs) ở những vị trí này.
Phenylephrin: Chất chủ vận α-adrenergic, làm co mạch mũi, giảm các triệu chứng cảm cúm thông thường như tắc mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.
Guaifenesin: Tăng thể tích, giảm độ nhớt của các chất tiết trong khí và phế quản, làm trơn đường hô hấp, tạo điều kiện cho việc tống đờm ra ngoài được dễ dàng.
Dextromethophan: Ức chế trung tâm ho ở hành não giúp giảm ho.
Clopheniramin: Thuốc kháng histamin H1, giúp giảm các phản ứng dị ứng ở đường hô hấp trên, từ đó giúp giảm đáng kể các triệu chứng cảm cúm.
Vitamin C: Có nhiều tác dụng nhưng trong điều trị cảm cúm tác dụng chính của nó là nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Công dụng – Chỉ định
Các thuốc có công dụng tùy thuộc vào thành phần hoạt chất, nhưng nhìn chung gồm có: hạ sốt, giảm đau (paracetamol), giảm các triệu chứng cảm cúm (phenylephrin, clopheniramin), giảm ho (dextromethophan), long đờm (guaifenesin) và nâng cao đề kháng (vitamin C).
Các thuốc được chỉ định cho các trường hợp (phụ thuộc vào từng loại biệt dược):
Cảm cúm (giảm triệu chứng tắc mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi).
Sốt, đau nhức cơ, khớp (paracetamol).
Ho (dextromethophan), có đờm trong đường hô hấp (guaifenesin).
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng dùng là viên nén bao phim. Thuốc được dùng đường uống.
Liều dùng
New Ameflu day time +C:
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống 1 viên, cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 6 viên/24 giờ.
Trẻ 6-12 tuổi: Uống ½ viên cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 3 viên/24 giờ.
New Ameflu night time:
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Uống 1 viên, cách mỗi 4-6 giờ. Không dùng quá 6 viên/24 giờ.
Tác dụng phụ
Paracetamol:
Ít gặp: Phản ứng dị ứng: Ban đỏ, mày đay, buồn nôn, nôn, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, độc tính trên thận.
Hiếm gặp: Hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell…
Phenylephrin:
Thường gặp: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, mất ngủ, yếu mệt, choáng váng, đau ngực, run rẩy, tăng huyết áp. Da nhợt, trắng bệch, lạnh da.
Ít gặp: Phù phổi, suy hô hấp, loạn nhịp tim, ảo giác, hoang tưởng…
Hiếm gặp: Xuất huyết dưới màng ngoài tim, viêm cơ tim.
Dextromethophan:
Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, da đỏ, nhịp tim nhanh.
Ít gặp: Mày đay.
Hiếm gặp: Rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ nhẹ.
Clopheniramin:
Thường gặp: Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn vận động. Khô miệng, bí tiểu, táo bón…
Ít gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, loạn nhịp tim, đánh trống ngực, phát ban, co thắt phế quản, sốc phản vệ…
Hiếm gặp: Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, co giật, tác dụng ngoại tháp, trầm cảm, hạ huyết áp…
Vitamin C: Sỏi oxalat.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc (chống chỉ định chung).
New Ameflu day time +C: Trẻ dưới 6 tuổi. Đang dùng thuốc IMAO (ức chế enzym oxy hóa các monoamin sinh học), thuốc chống trầm cảm ba vòng, cường giáp, tăng huyết áp nặng, bệnh mạch vành nặng, thiếu G6PD, suy gan, thận nặng, tăng oxalat niệu, sỏi oxalat.
New Ameflu night time: Trẻ dưới 6 tuổi. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Bệnh nhân hen cấp tính. Đang dùng thuốc IMAO, thuốc chống trầm cảm ba vòng, cường giáp, tăng huyết áp nặng, bệnh mạch vành nặng, thiếu G6PD, suy gan, thận nặng, glaucom góc đóng, phì đại tiền liệt tuyến, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày – tá tràng.
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
New Ameflu day time +C: Các bệnh lý có liên quan đến gan, thận, tuyến giáp, tăng nhãn áp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, sỏi oxalat, ho mạn tính, phì đại tiền liệt tuyến.
New Ameflu night time: Các bệnh lý có liên quan đến gan, thận, tuyến giáp, tăng nhãn áp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ho mạn tính, phì đại tiền liệt tuyến. Thận trọng với bệnh nhân điều khiển xe và vận hành máy móc.
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
New Ameflu day time +C: Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc sau:
- IMAO (thuốc điều trị trầm cảm, Parkinson), thuốc chồng trầm cảm ba vòng.
- Thuốc chống co giật (barbiturat, phenytoin, carbamazepin), isoniazid.
- Các amin tác dụng giống giao cảm.
- Thuốc chẹn β-adrenergic.
- Atropin và các thuốc hủy phó giao cảm khác.
- Các digitalis (glycosid trợ tim có nguồn gốc từ các Digitalis spp.).
- Alcaloid nấm cựa gà (ergotamin và methylsergid).
- Thuốc bổ sung sắt.
- Vitamin B12.
New Ameflu night time: Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc sau:
- IMAO (thuốc điều trị trầm cảm, Parkinson), thuốc chồng trầm cảm ba vòng.
- Thuốc chống co giật (barbiturat, phenytoin, carbamazepin), isoniazid.
- Các amin tác dụng giống giao cảm.
- Thuốc chẹn β-adrenergic.
- Ethanol, các thuốc an thần.
- Atropin và các thuốc hủy phó giao cảm khác.
- Các digitalis (glycosid trợ tim có nguồn gốc từ các Digitalis spp.).
- Alcaloid nấm cựa gà (ergotamin và methylsergid).
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Nếu quá liều, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở ý tế gần nhất.
Quá liều paracetamol gây hoại tử tế bào gan vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Thường được cấp cứu bằng cách gây nôn, rửa dạ dày và giải độc bằng N-acetylcystein.
Quá liều phenylephrin gây tăng huyết áp, đánh trống ngực, nhức đầu, nguy hiểm nhất là xuất huyết não. Thường gây nôn, rửa dạ dày và chỉ điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
Quá liều dextromethophan gây ảo giác, suy hô hấp, co giật. Thường gây nôn, rửa dạ dày và điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Có thể giải độc bằng naloxon.
Quá liều vitamin C gây sỏi thận, tiêu chảy. Thường xử trí bằng gây lợi tiểu nhờ truyền dịch.
Quá liều clopheniramin gây loạn thần, động kinh, co giật, ngừng thở, tác dụng kháng acetylcholin, loạn nhịp, trụy mạch. Xử trí bằng gây nôn, rửa dạ dày, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.