Bromhexine

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Bromhexine tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Bromhexine là thuốc gì? Thuốc Bromhexine có tác dụng gì? Thuốc Bromhexine giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Bromhexine là thuốc gì?

Thuốc Bromhexine
Hình ảnh: Thuốc Bromhexine

Bromhexine là một thuốc thuộc nhóm thuốc ho và long đờm, có tác dụng làm dịu cơn ho, giảm cường độ ho và long đờm.

Bromhexine được sản xuất bởi Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén chứa trong hộp 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén.

Bromhexine có thành phần chính là Bromhexine dưới dạng Bromhexine HCl hàm lượng 8mg cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bromhexine mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bromhexine hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Bromhexine được bán với giá khoảng 18.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên nén.

Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.

Tác dụng của thuốc

Lọ thuốc Bromhexine
Hình ảnh: Lọ thuốc Bromhexine

Bromhexine có thành phần chính là Bromhexine dưới dạng Bromhexin HCl, Bromhexin HCl sau khi vào trong cơ thể sẽ chuyển thành Bromhexin có hoạt tính, và tác dụng theo cơ chế sau:

Bromhexin hydroclorid sau khi vào trong cơ thể, hấp thu vào máu, sau đó theo máu lên đường hô hấp, rồi thể hiện tác dụng tại đây. Do cấu trúc của Bromhexin có tính khử mạnh, do đó khử các nhóm –S thành nhóm –SH ở các phân tử đờm, làm cho các phân tử này trở nên tự do và không gắn kết được vào nhau, đồng thời phá vỡ các sợi mucopolysaccharid, từ đó làm loãng đờm, làm giảm độ quánh của đờm, nên đờm giảm khả năng bám dính vào niêm mạc đường hô hấp, dễ bị tấn công và loại bỏ bởi hệ thống lông mao chuyển động của đường hô hấp. Do đó chỉ cần ho hay khạc nhẹ thì đờm đã bong ra khỏi niêm mạc khí phế quản và bị các lông mao chuyển động đẩy ra ngoài.

Đờm chính là 1 tác nhân lạ của đường hô hấp. chính sự có mặt của đờm là yếu tố kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ra ho và cảm giác khó thở, khó chịu. do đó sự loại bỏ đờm là cần thiết để giảm ho trong các trường hợp có ho nhiều.

Như vậy, thuốc có tác dụng long đờm, từ đó có tác dụng giảm ho hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Công dụng và chỉ định

Bromhexine điều trị viêm phế quản, viêm phổi
Hình ảnh minh họa: Bromhexine điều trị viêm phế quản, viêm phổi

Thuốc có công dụng làm lỏng dịch tiết khí phế quản, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đờm bong ra và dễ khạc đờm, làm dịu ho, do đó thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp điều trị ho ở các bệnh nhân có viêm thanh quản cấp hay mạn, viêm phế quản, khí quản, viêm phổi,… ngoài ra còn được chỉ định trong chuẩn bị trước và sau phẫu thuật ở phổi, phế quản và khí quản.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng: thuốc được bào chế dạng viên nén nên được chỉ định dùng theo đường uống với nước, thường uống sau ăn, uống nhiều nước để cải thiện độ tan của thuốc.

Liều dùng: thay đổi theo đối tượng dùng thuốc.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 3 viên 1 ngày chia 3 lần.

Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi: uống mỗi lần 3/2 viên 1 ngày chia 3 lần.

Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Bên cạnh tác dụng điều trị, thuốc có thể gây ra 1 số tác dụng không mong muốn như:

Thần kinh: có khả năng tích lũy do cấu trúc phân tử  khá thân dầu dẫn đến nguy cơ quá liều nếu dùng kéo dài với cùng 1 liều lượng, thuốc có khả năng đi qua hàng rào máu não dẫn đến các rối loạn vận động, đau đầu, uể oải, lờ đờ, kém tập trung.

Tiêu hóa: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Bromhexine có thể làm bệnh nhân có cảm giác chán ăn
Hình ảnh minh họa: Bromhexine có thể làm bệnh nhân có cảm giác chán ăn

Hiếm khi có phản ứng dị ứng với các biểu hiện: mề đay, nổi ban da, mẩn ngứa,..

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đối với bệnh nhân có phù phổi cấp.

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý, thận trọng khi dùng

Chú ý: đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều dùng và chế độ dùng thuốc.

Thận trọng:

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc hoạt hóa enzyme chuyển hóa thuốc ở gan như phenobarbital, rifampicin ,… do làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương.

Thận trọng khi phối hợp cùng với 1 số loại kháng sinh như Amoxicillin,…vì làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

Phối hợp với chế độ ăn uống hợp lí.

Không dùng thuốc chung với rượu và đồ uống có cồn, không uống rượu trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc hoặc kể cả khi ngưng thuốc.

Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ.

Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đôi khi có phản ứng dị ứng,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: dùng sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó dùng liều kế tiếp như bình thường, không dùng thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here