Cetiam Inj 1g

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Cetiam Inj 1g tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Cetiam Inj 1g là thuốc gì? Thuốc Cetiam Inj 1g có tác dụng gì? Thuốc Cetiam Inj 1g giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thuốc Cetiam Inj 1g là thuốc gì?

Bác sĩ tư vấn sử dụng Cetiam Inj 1g
Hình ảnh minh họa: Bác sĩ tư vấn sử dụng Cetiam Inj 1g

Nhóm thuốc: Kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus, chống kí sinh trùng.

Dạng bào chế: Bột pha tiêm.

Hàm lượng hoạt chất: Cefotiam dưới dạng Cefotiam dihydrochloride hàm lượng 1g

Cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Cetiam Inj 1g giá bao nhiêu?

Thuốc Cetiam Inj 1g được sản xuất bởi Suheung Capsule Co., Ltd – HÀN QUỐC, có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc.

Hiện nay, thuốc Cetiam Inj 1g được bán với giá là 89.000 đồng/hộp  10 ống. Tuy nhiên giá bán có thể khác nhau ở các nhà thuốc hay nhà phân phối thuốc khác nhau.

Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được loại thuốc đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí. Tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái, không có tác dụng như mong muốn.

Tác dụng

Thuốc có thành phần chính là Cefotiam, đây là một kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được sử dụng theo đường tiêm. Thuốc tác dụng theo cơ chế như sau:

Cefotiam có cấu trúc kém bền với acid dịch vị và vi khuẩn đường ruột, do đó Cefotiam được chỉ định dùng theo đường tiêm.

Cefotiam là 1 kháng sinh có cấu trúc beta lactam, chính cấu trúc này quyết định tác dụng dược lí của thuốc.

Cefotiam sau khi vào trong cơ thể theo đường tiêm thì không xảy ra quá trình hấp thu, thuốc được đưa trực tiếp vào máu, sau đó đi khắp cơ thể. Cefotiam có ái tính với các tế bào vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt là các tế bào đang trong giai đoạn hình thành vách tế bào, một mặt Cefotiam ức chế enzyme tổng hợp thành phần peptidoglycan quan trọng, mặt khác Cefotiam hoạt hóa enzyme thủy phân peptidoglycan, phá hủy thành tế bào vi khuẩn, không có thành tế bào vi khuẩn không có khả năng tự bảo vệ và kháng các tác nhân bên ngoài, dưỡng chất từ trong thoát ra  ngoài tế bào mà không được giữ lại bởi thành tế bào không hoàn chỉnh, kết quả là vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.

Cefotiam có thể nói là kháng sinh phụ thuộc thời gian, vì đích tác dụng của Cefotiam là thành tế bào nên cần phải qua thời gian đủ chu kì của vi khuẩn thì Cefotiam mới có thể can thiệp làm chết tế bào vi khuẩn.

Phổ tác dụng của Cefotiam rất rộng:

Vi khuẩn Gram(+): Staphylococcus sp., Streptococcus, Pneumoccocus,…

Vi khuẩn Gram(-): H.influenzae, E.coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter spp., Citrobacter spp, Proteus mirabilis, P.vulgaris,…

Công dụng và chỉ định           

Thuốc là 1 kháng sinh tổng hợp và được sử dụng đường tiêm nên thuốc được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp nhiễm khuẩn vừa và nặng bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm như:

Nhiễm trùng sau phẫu thuật, ổ áp xe, chữa nhiễm trùng nặng ở da gây mụn nhọt

Viêm xương khớp có mủ.

Viêm tủy xương.

Cetiam Inj 1g điều trị viêm tủy xương
Hình ảnh: Cetiam Inj 1g điều trị viêm tủy xương

Các loại viêm phổi như viêm phế quản, viêm phổi nhiễm trùng.

Viêm phúc mạc.

Viêm màng não, màng tim.

Nhiễm khuẩn huyết.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên được chỉ định dùng bằng cách pha bột với nước cất vừa đủ sau đó tiến hành tiêm, dùng thuốc cần có sự thực hiện của người có chuyên môn.

Liều dùng: thay đổi theo đối tượng và mục đích dùng thuốc

Người lớn: dùng liều 0,5g – 2g 1 ngày  chia làm 2 – 4 lần tiêm tĩnh mạch

Trẻ em: dùng liều 40mg – 80 mg/kg thể trọng 1 ngày chia làm 3 – 4 lần tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Cetiam Inj 1g có thể gây nhức đầu
Hình ảnh minh họa: Cetiam Inj 1g có thể gây nhức đầu

Các tác dụng không mong muốn của thuốc là:

Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

Thận: viêm thận kẽ, suy thận khi dùng liều cao kéo dài.

Đôi khi có phản ứng dị ứng với các biểu hiện ban đỏ trên da, mẩn ngứa, mề đay, sốc phản vệ tuy nhiên rất hiếm gặp.

Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với các bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và tá dược.

Đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh Beta lactam.

Đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Cephalosporin.

Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.

Chống chỉ định sử dụng Cetiam Inj 1g với bệnh nhân suy thận nặng
Hình ảnh minh họa: Chống chỉ định sử dụng Cetiam Inj 1g với bệnh nhân suy thận nặng

Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.

Một số tương tác thuốc thường gặp như:

Không phối hợp với các thuốc lợi tiểu Furosemid.

Không phối hợp với các thuốc gây độc tính trên thận như Aminosid.

Không phối hợp với các chế phẩm chứa Calci.

Tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi, đảm bảo cho việc điều trị của thuốc đạt hiệu quả tối ưu.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Chú ý: đây la thuốc kê đơn, bệnh nhân chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, do thuốc được bào chế dùng theo đường tiêm nên cần có sự thực hiện của người có chuyên môn, đọc kĩ hạn sử dụng của thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc đã được chỉ định

Thận trọng:

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc.

Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.

Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ban đỏ trên da, ngứa, kích ứng da, suy thận cấp,… Khi xảy ra quá liều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quên liều: tiêm sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó tiêm liều kế tiếp như bình thường, không tiêm thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here