Devodil

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Devodil tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Devodil là thuốc gì? Thuốc Devodil có tác dụng gì? Thuốc Devodil giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Hộp thuốc Devodil
Hình ảnh: Hộp thuốc Devodil

Thuốc Devodil là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần.

Một hộp thuốc Devodil có 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén.

Thuốc có chứa hoạt chất chính là: Sulpiride hàm lượng 50mg

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ bao gồm: Povidon, Lactose, Tinh bột bắp, Natri tinh bột glycolat, Microcrystalline Cellulose, Colloidal Silicon Dioxyd, Magnesi Stearat, Talc, Nước tinh khiết.

Thuốc Devodil giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hộp Devodil
Hình ảnh: Thuốc Devodil điều trị tâm thân phân liệt

Thuốc do công ty Remedica., Ltd, Cộng hòa Síp sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Devodil được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Devodil ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là 56.000 đồng/1 hộp

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tác dụng

Thuốc Devodil chứa hoạt chất chính là Sulpiride được chỉ định điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

Bệnh tâm thần phân liệt âm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân). Bệnh tiến triển mạn tính, bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng lao động, sinh hoạt. Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng dương tính: ảo giác, hoang tưởng, rối loạn ý nghĩ.

Triệu chứng âm tính: xa lánh mọi người, cảm xúc khô lạnh, khó thích ứng với xã hội.

Có nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của bệnh: giả thuyết dopamine (giảm dopamine trên não giữa – hệ viền dẫn đến giảm các triệu chứng dương tính), giả thuyết serotonin (sự gắn serotonin vào receptor của nó trong vùng não giữa – vỏ não làm giảm giải phóng dopamine dẫn đến các triệu chứng âm tính), giả thuyết glutamate (giảm chức năng của NMDA receptor)

Sulpiride là dẫn xuất benzamide, thuộc nhóm chống loạn thần. Sulpiride có ưu điểm so với các loại thuốc chống loạn thần khác là nó là chất đối kháng chọn lọc dopamine D2. Sulpiride hoạt động chủ yếu là chất đối kháng trên thụ thể dopamine D2, nen ngăn chặn hoạt động quá mức của dopamine dẫn đến kiểm soát các triệu chứng loạn thần. Sulpiride ít có hoạt tính đối với các thụ thể norepinephrine, acetylcholine, serotonin, histamine hoặc gamma-aminobutyric (GABA).

Sulpiride có cả tác dụng chống loạn thần và tác dụng an thần.

Dược động học: sau khi uống thuốc, nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương sau 3 – 6 giờ. Thời gian bán hủy trong huyết tương là 8 giờ. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là 40%, 95% sulpiride được đào thải qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc Devodil có công dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.

Thuốc Devodil được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp: tâm thần phân liệt cấp mà mạn tính.

Cách dùng – Liều dùng

Thuốc Devodil
Hình ảnh: Thuốc Devodil

Liều dùng

Người lớn:

Triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt: liều khởi đầu 200 – 400mg/ lần x 2 lần/ ngày. Liều tối đa là 1200mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt: liều khởi đầu 200 – 400mg/ lần x 2 lần/ ngày, tối đa là 800mg/ ngày x 2 lần.

Triệu chứng âm tính và dương tính kết hợp: 400 – 600mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Người cao tuổi: phạm vi liều được áp dụng tương tự cho người cao tuổi, nhưng liều khởi đầu thấp hơn, thường bắt đầu với liều 50 – 100mg/ lần x 2 lần/ ngày, sau đó điều chỉnh liều đến khi đạt kết quả mong muốn.

Trẻ vị thành niên trên 14 tuổi: 3 – 5mg/ kg mối ngày.

Trẻ em dưới 14 tuổi: không nên dùng.

Bệnh nhân suy thận:

Độ thanh thải Creatinin 30 – 60ml/ phút: nên giảm liều xuống bằng 2/3 liều bình thường.

Độ thanh thải Creatinin 10 – 30ml/ phút: nên giảm liều xuống bằng 1/2 liều bình thường.

Độ thanh thải creatinin dưới 10 ml / phút: nên giảm liều dùng xuống bằng 1/3 liều bình thường.

Ngoài ra, khoảng cách liều có thể được kéo dài bởi hệ số 1,5; 2; 3, tương ứng. Tuy nhiên, nên tránh dùng sulpiride nếu có thể ở người suy thận vừa.

Cách dùng: thuốc Devodil ở dạng viên nén nên được dùng theo đường uống. Khi uống thuốc bệnh nhân nên uống cùng một cốc nước.

Tác dụng phụ

Thường xuyên: Mất ngủ hoặc buồn ngủ, hyperprolactinaemia (prolactin trong máu tăng cao), galactorrhoea (hội chứng đa tiết sữa), rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.

Hiếm gặp: trạng thái kích thích, triệu chứng ngoại tháp (bồn chồn, rối loạn trương lực cơ cổ, các cơn vận nhãn); Triệu chứng Parkinson; kéo dài đoạn QT trên điện tâm đồ (rối loạn nhịp tim, xoắn đỉnh).

Rất hiếm khi: Gynaecomastia (nữ hóa tuyến vú), rối loạn vận động chậm, hội chứng ác tính do thuốc an thần (NMS), hạ huyết áp tư thế, nhịp tim chậm hoặc rối loạn nhịp tim, thân nhiệt thấp, nhạy cảm với ánh sáng, vàng da (bao gồm cả ứ mật).

Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Devodil.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Devodil cho người có tiền sử mẫn cảm với hoặc bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.

U tủy thượng thận.

Thần kinh trung ương ở trạng thái ức chế, hôn mê, ngộ độc rượu hoặc chất ức chế thần kinh trung ương.

Rối loạn chuyển hóa Porphyrin cấp.

Ung thư vú, u tuyến yên tiết prolactin (prolactinomas).

Chú ý – Thận trọng

Trong trường hợp tăng thân nhiệt không giải thích được, phải ngừng điều trị tuyệt đối vì đây có thể là một trong những dấu hiệu của hội chứng ác tính do thuốc an thần (NMS).

Cần theo dõi ở bệnh nhân bị hưng cảm bị thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Thận trọng với người cao tuổi vì đối tượng này nhạy cảm hơn với hạ huyết áp tư thế đứng, tác dụng an thần và tác dụng ngoại tháp của thuốc.

Thận trọng với người bị động kinh vì có khả năng giảm ngưỡng co giật.

Không được ngừng thuốc đột ngột vì sẽ xảy ra hội chứng cai thuốc, nên khi ngừng thuốc phải giảm liều từ từ.

Huyết khối tĩnh mạch: Các trường hợp huyết khối tĩnh mạch (VTE) đã được báo cáo khi sử dụng thuốc chống loạn thần. Vì bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống loạn thần thường có các yếu tố nguy cơ đối với VTE, nên tất cả các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với VTE cần được xác định trước và trong khi điều trị bằng thuốc chống loạn thần và có các biện pháp phòng ngừa.

Với bệnh nhân suy thận cần giảm liều, với bệnh nhân suy thận nặng nên điều trị từng đợt gián đoạn.

Phụ nữ mang thai: tốt nhất nên tránh sử dụng sulpiride, đặc biệt là trong 16 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú: Sulpiride có thể được phân bố vào sữa mẹ với nồn độ tương đối lớn và có thể liên quan đến tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh, nên tránh sử dụng cho bà mẹ đang cho con bú.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc

Lưu ý:

Với các thuốc Devodil hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.

Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.

Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Levodopa, thuốc điều trị Parkinson (bao gồm cả ropinirole): gây ra tác dụng đối kháng, nên chống chỉ định phối hợp các thuốc này với sulpiride.

Rượu: làm tăng cường tác dụng an thần của thuốc an thần kinh. Tránh sử dụng đồ uống có cồn và thuốc có chứa cồn.

Kết hợp với các loại thuốc sau đây có thể gây ra xoắn đỉnh hoặc kéo dài khoảng QT:

Thuốc gây chậm nhịp tim như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi như diltiazem và verapamil, clonidine; digitalis.

Các thuốc gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là các thuốc gây hạ kali máu: thuốc lợi tiểu hạ kali, thuốc nhuận tràng kích thích, amphotericin B đường tĩnh mạch, glucocorticoids, tetracosactide.

Thuốc chống loạn nhịp: nhóm IA (quinidine, procainamide, disopyramide), nhóm IC (flecainide), nhóm III (sotalol, ibutilide, amiodarone).

Thuốc an thần: haloperidol, quetiapine, risperidone…

Thuốc chống trầm cảm: Imipramine, venlafaxine…

Thuốc kháng histamine: cimetidine…

Thuốc kháng sinh: azithromycin, clarithromycin, erythromycin, spiramycin, pentamidine, levofloxacin, moxifloxacin…

Các amin gây co mạch: dobutamine, epinephrine, norepinephrine.

Thuốc chống nôn: domperidone, ondansetron, droperidol.

Ephedrine, pseudoephedrine, phenylephrine, phenylpropanolamine.

Thuốc giao cảm / thuốc giãn phế quản: salmeterol, terbutaline.

Và một số thuốc khác: amantadine, chloral hydrate, felbamate, foscarnet, indapamide, isradipine, lithium, methadone, midodrine, octreotide, vincamine, sibutramine, tacrolimus, tamoxifen, tizanidine.

Thuốc điều trị tăng huyết áp: tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.

Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: dẫn xuất morphin, thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine thế hệ 1, barbiturat, thuốc an thần, dẫn đến tăng trầm cảm, có thể gây hậu quả khi lái xe hoặc sử dụng của máy móc.

Thuốc kháng axit và sucralfate: sự hấp thu sulpiride bị giảm. Do đó, nên dùng sulpiride ít nhất 2 giờ trước khi dùng các thuốc này.

Liti: liti làm tăng nguy cơ tác dụng phụ ngoại tháp. Ngừng cả hai loại thuốc khi gặp dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh.

Devodil khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.

Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Triệu chứng: Quá liều thuốc có thể gặp khi dùng từ 1 – 16g, nhưng chưa gặp trường hợp tử vong ngay cả ở liều 16g. Triệu chứng quá liều phụ thuộc vào liều dùng của thuốc.

Với liều 1 – 3g: bồn chồn, không ngủ được, ý thức u ám, hiếm gặp các triệu chứng ngoại tháp.

Với liều 3 – 7g: trạng thái kích động, lú lẫn và các triệu chứng ngoại tháp nhiều hơn.

Với liều hơn 7g: ngoài các triệu chứng trên, còn có thể xảy ra hôn mê, huyết áp thấp.

Thời gian nhiễm độc thường là ngắn, các triệu chứng thường biến mất sau vài giờ, hôn mê do quá liều đã có báo cáo kéo dài đến ngày thứ tư.

Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng với sốc phản vệ vì thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn.

Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here