Hormedi

(1 / 4)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Hormedi tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com)xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Hormedi là thuốc gì? Thuốc Hormedi có tác dụng gì? Thuốc Hormedi giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Hộp thuốc Hormedi 40
Hình ảnh: Hộp thuốc Hormedi 40

Thuốc Hormedi là thuốc thuộc nhóm Hocmon, Nội tiết tố.

Hộp 1 lọ thuốc + 1 ống nước cất pha tiêm 1ml hoặc Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất 2ml

Thuốc có chứa hoạt chất chính là Methylprednisolon hàm lượng 40 mg hoặc 125 mg

(dưới dạng muối methylprednisolon natri succinat)

Ngoài ra, thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ..

Thuốc Hormedi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do công ty công ty cổ phần dược phẩm TW1( Pharbaco) – VIỆT NAM

Hiện nay trên thị trường, thuốc Hormedi được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Hormedi ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thuốc sỉ 35,000 VNĐ/1 lọ Hormedi 40 (40 mg).

Hoặc 62,000 VNĐ/1 lọ Hormedi 125 (125 mg).

Lưu ý: Giá chỉ mang tính chất tham khảo và là giá bán ra cho đại lí cấp 1, có thể khác nhau giữa các nhà thuốc.

Tác dụng

Methylprednisolon là một corticoid bán tổng hợp. Cơ chế hoạt động của nó tương tự như cơ chế chung của các corticoid. Thuốc hoạt động theo hai con đường khác nhau, đó là con đường genomic và con đường nongenomic. Con đường genomic đề cập đến thụ thể glucocorticoid (GR). Khi thuốc kết hợp với GR, GR đi vào nhân tế bào, gây ra các đáp ứng thông qua quá trình phiên mã, dịch mã và tổng hợp protein. Cụ thể hơn, nó tăng cường phiên mã các gen quy định các protein chống viêm (gồm có lipocortin-1, chất đối kháng receptor IL-1…) và giảm phiên mã các gen quy định các protein gây viêm (bao gồm các cytokin, COX-2…). Các protein được tăng cường hay giảm mức độ tổng hợp đều được chỉ ra ở ảnh dưới.

Ảnh: Hoạt động của glucocorticoid ảnh hưởng đến phiên mã gen.

Con đường nongenomic thì không yêu cầu tổng hợp protein mới, nó hoạt động theo hướng điều chỉnh mức độ kích hoạt và đáp ứng các tế bào đích, như bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho T và tiểu cầu. Cơ chế ức chế miễn dịch là do ở nồng độ cao, corticoid ức chế các tế bào T, hoạt hóa quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis), làm giảm lượng tế bào tham gia quá trình miễn dịch. Cơ chế cụ thể được trình bày ở ảnh dưới.

Ảnh: Cơ chế chống viêm, co mạch và ức chế miễn dịch của corticoid.

Công dụng – Chỉ định

Thuốc có công dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:

Điều kiện dị ứng.

Đợt cấp trầm trọng của đa xơ cứng.

Viêm phổi do Pneumocytis carinii hoặc jirovecii ở bệnh nhân AIDS (chỉ định ngoài nhãn).

Tổn thương tủy sống cấp (chỉ định ngoài nhãn).

Viêm thận kẽ do Lupus nặng (chỉ định ngoài nhãn).

Cách dùng – Liều dùng

Lọ thuốc Hormedi 40
Hình ảnh: Lọ thuốc Hormedi 40

Cách dùng

Dạng dùng là bột đông kho pha tiêm.

Liều dùng (tính theo methylprednisolon)

Điều kiện dị ứng: Thường ưu tiên thuốc đường uống hơn.

Đợt cấp trầm trọng của đa xơ cứng: 160 mg IV / ngày trong 1 tuần, sau đó là 64 mg IV / ngày trong 1 tháng.

Viêm phổi do Pneumocytis carinii hoặc jirovecii ở bệnh nhân AIDS (chỉ định ngoài nhãn): 30 mg IV / 12h trong 5 ngày, sau đó 15 mg IV / ngày trong 11 ngày.

Tổn thương tủy sống cấp (chỉ định ngoài nhãn):

Giờ đầu tiên: 30 mg/kg IV trong 15 phút.

23 giờ tiếp theo: 5.4 mg/kg/giờ IV truyền liên tục.

Viêm thận kẽ do Lupus nặng (chỉ định ngoài nhãn): 0.5-1 g IV (truyền trong 1 giờ) / ngày trong 3 ngày.

Tác dụng phụ

Tỉ lệ không xác định: mụn trứng cá, suy chức năng vỏ thượng thận, vô kinh, vết thương lâu lành, mê sảng, đái tháo đường, phù, tích nước, thủng đường tiêu hóa, không dung nạp glucose, ức chế tăng trưởng ở trẻ em, ảo giác, đau đầu, viêm gan, gan to, hạ kali huyết, tăng transaminase huyết, mất ngủ, tăng bạch cầu, kinh nguyệt không đều, bệnh cơ, viêm dây thần kinh, loãng xương, loét dạ dày, ngứa hậu môn, dị hóa protein, tăng áp lực nội sọ, loạn thần, giữ natri và nước, động kinh, loạn nhịp nhanh, loét thực quản, mày đay, viêm mạch, chóng mặt, tăng cân.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với methylprednisolon hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Nhiễm trùng nghiêm trọng chưa được điều trị.

Tăng áp lực nội sọ.

Nhiễm nấm toàn thân (trừ tiêm nội khớp cục bộ).

IM: chống chỉ định trong xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Trẻ sinh non (với công thức chứa alcol benzylic).

Chấn thương sọ não (liều cao).

Vaccin chết hoặc sống giảm độc là chống chỉ định cho bệnh nhân đang dùng corticoid liều cao ức chế miễn dịch.

Chú ý – Thận trọng

Thận trọng với phụ nữ có thai (Danh mục thai kì: C) và cho con bú (do thuốc có thể vào sữa mẹ).

Thận trọng với bệnh nhân xơ gan, nhiễm Heroes virus vùng mắt, tăng huyết áp, viêm túi thừa, suy giáp, nhược cơ, loãng xương, loét dạ dày, viêm loét đại tràng, xu hướng tâm thần, phụ nữ mang thai, đái tháo đường, tiền sử co giật, đa xơ cứng, rối loạn huyết khối, nhồi máu cơ tim.

Điều trị lâu dài: nguy cơ loãng xương, bệnh cơ, vết thương lâu lành.

Hoạt tính mineralocorticoid nhỏ.

Sử dụng trong sốc nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết không được chứng minh là hiệu quả và có thể làm tăng tỉ lệ tử vong ở một số bệnh nhân bao gồm tăng ceratinin huyết thanh và bệnh nhân nhiễm trùng thứ phát.

Thanh thải corticoid có thể tăng trong bệnh nhân cường giáp và giảm ở những bệnh nhân suy giáp, điều chỉnh liều có thể cần thiết.

Bệnh nhân đang sử dụng corticoid nên tránh thủy đậu hoặc sởi trừ khi đã tiêm phòng.

Lao tiềm ẩn có thể được kích hoạt (bệnh nhân có test tuberculin dương tính nên được theo dõi).

Nguy cơ sứt vòm miệng tăng nhẹ nếu sử sụng trong thai kì (chưa được chứng minh).

Có thể ức chế trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận (trục HPA), hội chứng Cushing, tăng đường huyết.

Sử dụng corticoid kéo dài có thể dẫn đến tăng áp lực nội nhãn, glaucom hoặc đục thủy tinh thể.

Vaccin chết hoặc sống giảm độc có thể quản lí, tuy nhiên các phản ứng phụ là không thể kiểm soát được.

Các thủ tục tiêm chủng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân sử dụng corticoid như liệu pháp thay thế ỏ liều sinh lý (ví dụ: bệnh Addison).

Tiêm có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc da tại vị trí tiêm. Để tránh các phản ứng phụ trên da, không vượt quá liều khuyến các khi tiêm và tránh tiêm vào cơ delta do tỉ lệ teo da cao.

Không sử dụng trong điều trị chấn thương sọ não.

Liều trung bình và cao của thuốc gây tăng huyết áp, hạ kali huyết, giữ natri và nước, hạn chế muối trong chế độ ăn uống và bổ sung kali nếu cần thiết, tất cả các thuốc corticoid có thể làm tăng bài xuất canxi.

Thuốc gây suy thượng thận thứ phát, có thể hạn chế tác dụng phụ này bằng giảm liều dần dần.

Liều cao methylprednisolon có thể gây viêm gan cấp tính nhiễm độc, ngừng điều trị nếu xảy ra; tránh sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử viêm gan cấp nhiễm độc do methylprednisolon.

Khi tăng liều corticoid, nó có thể gây tăng tỉ lệ biến chứng nhiễm trùng, che dấu một số dấu hiệu nhiễm trùng, nó có thể làm trầm trọng hơn nhiễm nấm toàn thân, không nên sử dụng trong những trường hợp này trừ khi cần kiểm soát phản ứng của thuốc; bệnh amip tiềm ẩn hoặc hoạt động nên được loại trừ trước khi điều trị bằng corticoid ở những bệnh nhân vùng nhiệt đới hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

Khi điều trị nên sử dụng liều thấp nhất có thể, và khi giảm liều nên giảm dần dần.

Quyết định rủi ro / lợi ích phải được đưa ra với từng trường hợp riêng biệt về liều lượng và thời gian điều trị cũng như liệu nên sử dụng liệu pháp hàng ngày hay gián đoạn.

Sarcoma Kaposi đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng corticoid, thường là trong các tình trạng mạn tính; ngừng điều trị có thể có những cải thiện lâm sàng.

Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát đã cho thấy corticoid có hiệu quả trong giải quyết các đợt cấp của bệnh đa xơ cứng, nhưng chúng không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng hoặc tiền sử của bệnh.

Có thể xuất hiện rối loạn tâm lí: hưng phấn, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, tính cách, trầm cảm nặng; sự bất ổn về cảm xúc hoặc khuynh hướng loạn thần có thể nặng thêm bởi corticoid.

Tăng tỉ lệ mắc bệnh xơ cứng bì được báo cáo ở những bệnh nhân bị xơ cứng hệ thống.

Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Wafarin, Abiraterone, Acenvitymarol, Adinazolam, Agmatine, Alfentanil, Alfuzosin: tăng chuyển hóa, giảm tác dụng thuốc dùng cùng.

Abatacept, Adalimumab, Alimemazine: tăng chuyển hóa và giảm tác dụng methylprednisolon.

Abediterol, Amphotericin B: tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng hạ kali máu.

Abemaciclib, Acalabrutinib, Paracetamol, Acetazolamide, Afatinib, Albendazole, Alectinib, Annamycin: tăng nồng độ methylprednisolon trong máu.

Abetimus, Aspirin, Acteoside, Aldesleukin, Aldosterone, Alefacept, Alemtuzumab: tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ.

Acarbose, Acetohexamide, Albiglutide, Alfacalcidol: hiệu quả điều trị thuốc dùng cùng giảm.

Acebutolol: tăng nồng độ huyết thanh của acebutolol.

Aceclofenac, Acemetacin, Alclofenac: tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng kích ứng tiêu hóa.

Alcuronium: tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của nhược cơ.

Methylprednisolon có thể tương tác với rất nhiều thuốc. Thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Nếu quá liều, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và điều trị triệu chứng hỗ trợ bệnh nhân.

Thuốc được quản lí bởi bác sĩ điều trị nên việc quên liều là hiếm khi xảy ra.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here