Utrogestan

(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Utrogestan tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Sống Khỏe Mỗi Ngày (SongKhoeMoiNgay.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Utrogestan là thuốc gì? Thuốc Utrogestan có tác dụng gì? Thuốc Utrogestan giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thành phần

Hộp thuốc Utrogestan
Hình ảnh: Hộp thuốc Utrogestan

Thuốc Utrogestan là thuốc thuộc nhóm thuốc hormon, nội tiết tố.

Một hộp thuốc Utrogestan có 2 vỉ x 15 viên/vỉ (100 mg/viên) hoặc  1 vỉ x 15 viên/vỉ (200 mg/viên).

Thuốc có chứa hoạt chất chính là Progesterone hàm lượng 100 mg hoặc 200 mg (Natural micronised progesterone)

Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ.

Thuốc Utrogestan giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc do công ty Công ty Besins International Belgique S.A – BỈ sản xuất.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Utrogestan được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Utrogestan ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.

Giá thị trường là 228,000 VNĐ/1 hộp 2 vỉ x 15 viên/vỉ (100 mg/viên).

Hoặc 220,000 VNĐ/1 hộp 1 vỉ x 15 viên/vỉ (200 mg/viên).

Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tham khảo thêm:

Chu kỳ kinh nguyệt

Tác dụng

Progesterone là một hormon được tiết ra bởi hoàng thể, đóng nhiều vai trò quan trọng với cơ thể. Khi thai được 10-12 tuần thì progesterone hoàn toàn do bánh rau tiết ra. Hormon này được tổng hợp từ cholesterol và không phản ánh tình trạng thai. Progesterone có vai trò quan trọng đối với cơ trơn tử cung, niêm mạc tử cung, âm đạo, vú… Ở người có thai bình thường, nồng độ progesterone tăng dần từ những tuần đầu tiên cho tới những tuần cuối cùng. Ở những tuần đầu nồng độ progesterone huyết thanh vào khoảng 0.04 – 0.7 ng/mL, đến tuần thứ 20 tăng lên khoảng 48 ng/mL và tuần 28 thì có thể lên đến 140 ng/mL, ở tuần 40 nó tăng lên cực đại khoảng 166.2 ng/mL. Các vai trò quan trọng của progesterone bao gồm:

Tăng kích thước tử cung: Progesterone phối hợp cùng estrogen làm tăng sinh cơ trơn tử cung, tạo điều kiện cho thai phát triển.

Hormon an thai: Do tác dụng làm giãn cơ trơn tử cung, đối lập với tác dụng co cơ tử cung của oxytocin.

Tạo sữa: Progesterone kích thích các tế bào mô tuyến tiết sữa phát triển, tạo điều kiện tiết sữa sau này.

Tác dụng khác: tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, tăng dự trữ mỡ…

Công dụng – Chỉ định

Thuốc có công dụng phát triển cơ trơn tử cung, tiết sữa, an thai…

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:

  • Mãn kinh: Dùng phối hợp với estrogen.
  • Vô kinh: Do thiếu progesterone.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Tăng sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung: Do thuốc làm teo lớp niêm mạc tử cung.
  • Vô sinh: Do hiệp đồng tác dung với estrogen làm niêm mạc tử cung chế tiết.
  • Tránh thai: Do ức chế tiết nhầy.
  • U xơ tuyến vú giai đoạn sớm hoặc phì đại tuyến vú: Do giúp phảt triển các ống dẫn sữa.
  • Phù căng trước kinh: Do tác dụng lợi tiểu.
  • Chẩn đoán phóng noãn: Do làm tăng thân nhiệt.
  • Thiếu progesterone khi mang thai, dọa sẩy thai: Tác dụng an thai.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Dạng dùng là viên nang đặt âm đạo hoặc uống.

Liều dùng

Đường uống:

Thiếu progesterone: Trung bình 2-3 viên 100mg/ngày chia 2 lần (Uống xa bữa ăn, buổi tối trước khi đi ngủ).

Bệnh vú lành tính, hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều: 2-3 viên 100mg/ngày chia 2 lần trong 10 ngày (ngày thứ 17 đến ngày thứ 26 của chu kì kinh nguyệt).

Mãn kinh (phối hợp estrogen): 2 viên 100mg/ngày (Uống buổi tối trước khi đi ngủ) trong 14 ngày cuối mỗi chu kì.

Tránh thai: Uống hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Đường đặt âm đạo:

Các chỉ định như trên: Khi bệnh nhân không thể dùng thuôc đường uống.

Lưu ý: Liều ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón…
  • Đau đầu, chóng mặt, lo âu, phiền muộn…
  • Đau cơ, khớp, co giật.
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh hoặc nóng bừng (bốc hỏa).
  • Âm đạo chảy ra dịch trắng.
  • Tức ngực, khó chịu.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân suy gan nặng (với đường uống).

Chú ý – Thận trọng

Thuốc Utrogestan
Hình ảnh: Thuốc Utrogestan

Tránh dùng chung với rượu, các sản phẩm chứa nhiều cafein.

Tăng lượng magie, vitamin B6, B9, B12 trong chế độ ăn.

Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Kháng sinh phổ rộng: Kháng sinh làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột nên chu trình ruột – gan của thuốc bị ảnh hưởng, sau khi bị thải vào mật xuống ruột, thuốc ít được tái hấp thu trở lại dẫn đến tác dụng của thuốc bị giảm. Đặc biệt nếu dùng thuốc với mục đích tránh thai thì có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Wafarin, Acenvitymarol: tăng chuyển hóa, giảm tác dụng chống đông máu.

Thuốc nhóm 2,4-thiazolidinedione (điều trị đái tháo đường type 2): giảm hiệu quả của thuốc.

Abatacept, Adalimumab: tăng chuyển hóa, giảm tác dụng progesterone.

Abciximab: giảm tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu của abciximab.

Abemaciclib, acebutolol, afatinib, agmatine, allopurinol: tăng nồng độ abemaciclib, acebutolol, afatinib, agmatine, allopurinol huyết thanh.

Abiraterone: giảm chuyển hóa, tăng tác dụng progesterone.

Acarbose, Acetohexamide: hiệu quả điều trị đái tháo đường có thể giảm.

Aceclofenac: chuyển hóa giảm, tăng tác dụng aceclofenac.

Paracetamol, albendazole, alectinib: tăng nồng độ progesterone huyết thanh.

Acyclovir: tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Số lượng các thuốc tương tác được với progesterone là rất nhiều. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể phòng tránh tương tác thuốc.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Nếu có các biểu hiện quá liều, ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.

Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống  liều tiếp theo như bình thường.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here