Top 11 cây thuốc nam chữa yếu sinh lý tốt nhất 2020

Nội dung chính

(0 / 0)

Hiện nay có rất nhiều đàn ông bị yếu sinh lý mặc dù tuổi còn đang rất trẻ. Khi đó họ có xu hướng tìm đến các sản phẩm tăng cường sinh lý để kéo dài thời gian quan hệ tình dục. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kéo dài thời gian quan hệ như viagra, sildenafil tuy nhiên các sản phẩm này thường có tác dụng phụ. Nắm bắt được vấn đề này các đấng mày râu chuyển qua dùng các bài thuốc nam, các thuốc chiết xuất từ dược liệu như cường dương ngựa thái, Kichmen plus, thuốc Japan Tengsu… Nghe cái mác là dược liệu tự nhiên nhưng không phải ai cũng biết hết tác dụng của các loại thành phần trong bài thuốc nam. Dưới đây songkhoemoingay.com xin giới thiệu tới các bạn top 11 cây thuốc nam chữa yếu sinh lý tốt nhất.

Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc
Dâm dương hoắc

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, dâm dương hoắc là một vị thuốc được phân loại vào nhóm thuốc bổ dương, là thuốc làm giàu phần dương khí bên trong của người bệnh. Thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, thường sử dụng trong trường hợp thận dương hư, điều trị các bệnh nam giới như yếu sinh lý, rối loạn cương dương.Vị thuốc này thường xuyên có trong các bài thuốc chữa yếu sinh lý ở nam giới bằng đông y.

Khi sử dụng dâm dương hoắc, người ta ít khi sử dụng đơn độc mà có phối hợp với các vị thuốc khác, thường là thuốc các nhóm bổ khí, bổ huyết hoặc bổ âm do các loại thuốc này có tác dụng tương hỗ và hiệp đồng cho nhau. Khi dùng thuốc bổ trong y học cổ truyền, cần chú ý cả mặt tích cực và tiêu cực của nó. Mặt tích cực cần được khai thác, còn mặt tiêu cực cần tìm cách khắc phục.

Dược liệu dâm dương hoắc

Dược liệu dâm dương hoắc là lá và thân phơi khô của cây dâm dương hoắc lá mác (lá mũi tên) Epimedium sagittatum (Siebold & Zucc.) Maxim hoặc dâm dương hoắc lá hình tim Epimedium brevicornum Maxim hoặc dâm dương hoắc lá to Epimedium macranthum Morr, et Decne. Cây thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.

Cái tên Dâm dương hoắc được cho là do từ ngày xưa, các cụ chúng ta thấy dê đực sau khi ăn lá cây này thì dâm tính tăng lên, giao phối với dê cái rất khỏe, từ đó mới có cái tên là “Dâm dương hoắc”.

Các thành phần hóa học có trong dược liệu bao gồm các hợp chất alkaloid, flavonoid và saponin…

Vị thuốc dâm dương hoắc

Vị thuốc này không có ở Việt Nam. Hiện tại ta phải nhập vị thuốc này từ Trung Quốc.

Tính: Tính ôn (ấm). Dâm dương hoắc thuộc dương dược.

Vị: Vị cay.

Quy kinh: Thuốc quy vào 2 kinh là can và thận.

Công năng – Chủ trị:

  • Ôn thận, tráng dương: Vị thuốc này được dùng trong trường hợp thận dương bất túc, đau lưng, liệt dương, hay nói dễ hiểu hơn là dùng cho nam giới sinh lý yếu, khả năng tình dục kém, đau lưng mỏi gối… Để tăng cường tác dụng bổ dương, người ta phối hợp nó với các vị thuốc cũng có tính bổ dương khác như thỏ ty tử, sà sàng tử, ba kích, nhục thung dung… (Minh Mạng thang).
  • Trừ thấp chỉ thống: Tác dụng loại trừ thấp tà và giảm đau do nhiễm thấp tà, sử dụng trong các trường hợp nhiễm phong thấp hoặc co rút, tê dại: chân tay, gân xương co quắp, liệt nửa người (bán thân bất toại)… Có thể phối hợp dâm dương hoắc với quế chi, xuyên khung, uy linh tiên để tăng tác dụng khu phong trừ thấp.
  • Hạ huyết áp: Trị huyết áp cao ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
  • Bổ thận: Dùng cho người cao tuổi, chức năng thận kém.

Liều lượng sử dụng: 8-12 g/ngày.

Các bài thuốc từ dâm dương hoắc

Minh Mạng thang: Tương truyền là bài thuốc của các Ngự y trong Thái y viện dâng lên cho vua Minh Mạng để bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng, tăng cường sinh lực, giúp vua có thể quan hệ nhiều lần… Đây là bài thuốc mà chỉ có vua mới được phép sử dụng. Một dẫn chứng điển hình là vua Minh Mạng đã sinh được đến 78 hoàng tử và 64 công chúa. Tuy nhiên đây là chỉ là một bài thuốc truyền miệng chứ chưa có tài liệu dẫn chứng cụ thể chứng minh điều này. Hiện nay có rất nhiều cơ sở tự sáng chế ra bài thuốc “Minh Mạng thang” của riêng mình nhưng tất cả các nguồn thông tin cho đến nay chỉ là dị bản, chưa có bài thuốc nào được công nhận là Minh Mạng thang thực sự.

Theo nhiều chuyên gia, Minh Mạng thang không phải là một bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lý đơn thuần, mà thực chất nó là một bài thuốc bồi bổ toàn cơ thể: bổ dương, bổ âm, bổ khí, hành khí, bổ huyết, hành huyết, khu phong trừ thấp, tiêu đạo… Đó mới là lí do chính đem lại hiệu quả tuyệt vời như tương truyền về Minh Mạng thang.

Một số bài thuốc khác có sử dụng dâm dương hoắc mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Ngâm 100 g (1 lạng) dâm dương hoắc với khoảng 500 ml (nửa lít) rượu trắng trong 20 ngày: Chữa thận dương hư nhược, uống mỗi ngày 20 ml chia 2 lần.
  • Sắc hỗn hợp dâm dương hoắc, nhục thung dung, thỏ ty tử, câu kỷ tử (mỗi loại 12 g), ba kích, sa sâm (mỗi loại 16 g), đương quy, đỗ trọng (mỗi thứ 8 g), cam thảo (6 g), đại táo (3 quả): Bài thuốc kết hợp các vị thuốc bổ dương này (trong thang thuốc này còn có cả thuốc bổ âm, bổ huyết, hoạt huyết, bổ khí) giúp điều trị các chứng liên quan đến rối loạn chức năng cương dương, di mộng tinh…, uống 1 thang/ngày.

Tham khảo 1 số thuốc tăng cường sinh lý làm từ dâm dương hoắc:

Testoboss giúp tăng cường sinh lý nam giới, thể hiện bản lĩnh đàn ông

Kvoimen: Có tốt không hay đang lừa đảo người dùng

Kichmen plus có thực sự tốt không? Review sản phẩm, giá bán 2019

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc thường được chế biến bằng cách tẩm với mỡ dê rồi đem sao.

Dâm dương hoắc có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, tán thành viên hoàn hoặc ngâm rượu uống.

Có thể sử dụng toàn cây dâm dương hoắc để làm thuốc, tuy nhiên tác dụng bổ dương của lá là lớn nhất, các bộ phận khác đều có tác dụng kém hơn lá.

Không nên dùng dâm dương hoắc lâu vì có thể gây hao tổn âm khí. Trong trường hợp phải dùng thuốc lâu ngày, nên phối hợp với các thuốc bố âm để âm dương trong cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Các trường hợp sau không nên dùng: Người có phần dương khí quá mạnh (người có các biểu hiện dương vật dễ cương cứng, di tinh, mộng tinh nhiều lần, tiểu tiện vàng đỏ…), phụ nữ có thai.

Ba kích

Ba kích
Hình ảnh: Ba kích

Ba kích là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong nhân dân, nó đã được ưa chuộng và sử dụng từ lâu. Nhiều người đàn ông sử dụng rượu ba kích như một phương pháp tăng sinh lực phái mạnh.

Ba kích trong y học cổ truyền được phân loại vào nhóm thuốc bổ dương, là nhóm thuốc bổ giúp làm giàu phần dương khí của người bệnh. Ba kích thường được dùng cho những trường hợp dương khí hư nhược ở tạng thận (do thuốc quy kinh thận) gây ra các chứng bệnh liên quan đến rối loạn sinh lý như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh…

Mô tả dược liệu ba kích

Ba kích còn có tên gọi là cây ba kích thiên (巴戟天) hay dây ruột gà. Ba kích là cây leo lâu năm, có một lớp lông mịn phủ trên thân. Lá đơn, mọc đối hình chữ thập, có lá kèm chung (đặc điểm chung của họ Cà phê). Hoa ban đầu có màu trắng nhưng sau màu vàng. Quả chín có màu đỏ. Rễ cây phình to thành củ và là nguồn thu dược liệu ba kích.

Dược liệu ba kích là rễ cây phơi hay sấy khô của cây ba kích Morinda officinalis How., họ Cà phê Rubiaceae. Cây mọc hoang ở một số vùng đồi núi nước ta như Bắc Thái (Thái Nguyên và Bắc Kạn hiện nay), Quảng Ninh, Yên Bái. Hiện nay một số tỉnh đã trồng được bán tự nhiên loài cây này.

Ba kích có chứa các hợp chất hóa học anthranoid, glycosid iridoid, đường, acid hữu cơ… Đặc biệt thành phần anthranoid trong ba kích làm cho nó có tính nhuận tràng và tẩy xổ nên khi sử dụng phải lưu ý vấn đề này.

Vị thuốc ba kích

Ba kích có được trồng ở nước ta tuy nhiên không nhiều. Phần lớn ba kích được sử dụng vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tính: Tính ôn (ấm). Ba kích là dương dược.

Vị: Vị cay, ngọt.

Quy kinh: Vị thuốc quy kinh thận.

Công năng – Chủ trị:

  •       Bổ thận dương: Thuốc chủ trị các chứng thận dương hư, suy nhược dẫn đến yếu gân cốt, nam giới di tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, phụ nữ đau bụng dưới, không có con, người già đau lưng mỏi gối.  Công năng và chủ trị này có liên quan mật thiết đến hai chức năng của tạng thận, đó là thận tàng tinh và thận chủ cốt sinh tủy.
  •       Bổ tỳ vị, ích tinh tủy, điều huyết mạch: Phối hợp với đương quy (bổ huyết, hoạt huyết), hoài sơn (kiện tỳ ích khí, chỉ tả), đan sâm (hoạt huyết, trị huyết ứ, bổ huyết và bổ can tỳ)…
  •       Hạ huyết áp: Dùng cho phụ nữ bị tăng huyết áp, phối hợp với ích mẫu thảo (lợi thấp và hạ áp), sung úy tử (thanh can, hạ huyết áp), câu đằng (bình can tiềm dương, cũng có tác dụng hạ huyết áp). Phối hợp ích mẫu thảo và sung úy tử còn có tác dụng điều kinh, trừ huyết ứ.

Liều lượng sử dụng: 8-16 g/ngày.

Các bài thuốc sử dụng ba kích

Bài thuốc sử dụng ba kích để điều trị thận dương hư: ba kích (80 g), lộc nhung (200 g), thục địa, hoài sơn sao (mỗi loại 160 g), tiểu hồi (60g), quế nhục (30 g), phụ tử chế (16 g) và mật ong vừa đủ làm viên hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 16-20 viên.

Ngoài phối hợp sử dụng vị thuốc bổ dương khác là lộc nhung, bài thuốc còn có thêm 2 thuốc thuộc nhóm thuốc hồi dương cứu nghịch là phụ tử chế và quế nhục, có tác dụng ấm thận hành thủy, hoài sơn có tác dụng ích thận cố tinh, thục địa có tác dụng nuôi dưỡng và bổ thận âm, tiểu hồi có tác dụng hành khí, ôn lý trừ hàn.

Bài thuốc sử dụng ba kích có tác dụng trừ phong hàn, điều trị các bệnh do trúng phong tà và hàn tà gây nên: ba kích, quế tâm, ngũ gia bì, khương hoạt, can khương (mỗi loại 60 g), ngưu tất (120 g), đỗ trọng (80 g) và mật ong vừa đủ làm viên hoàn, mỗi lần uống 10 viên, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc có phối hợp các vị thuốc có tác dụng bổ dương, mạnh gân cốt là ba kích và đỗ trọng. Ngũ gia bì có tác dụng khử phong chỉ thống và bổ dưỡng khí huyết, hỗ trợ tác dụng trị bệnh. Quế tâm có tác dụng tân ôn giải biểu, hành huyết giảm đau, thông dương khí, ấm kinh thông mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức xương khớp. Khương hoạt có tác dụng tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn, trừ thấp chỉ thống, trị bệnh do phong thấp gây ra. Can khương có tác dụng ôn trung hồi dương, còn ngưu tất có tác dụng thư cân, mạnh gân cốt. Phối hợp các thuốc này với nhau hiệp đồng tác dụng trừ phong thấp hàn, điều trị các bệnh xương khớp do các tà khí này gây nên.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng ba kích

Ba kích thường sử dụng dưới dạng ngâm rượu uống hoặc thuốc sắc. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng ba kích, không nên vì muốn tăng tác dụng bổ dương mà sử dụng liều cao (như ngâm rượu đặc) bởi sẽ gây tẩy xổ mạnh sau khi dùng thuốc.

Ba kích thường được phối hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc bổ thận.

Khi sử dụng ba kích cần ủ mềm, bỏ lõi, thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm rượu sao. Việc bỏ lõi cần được nhấn mạnh là rất quan trọng, bởi nếu sử dụng ba kích mà không bỏ lõi có thể gây ra những tác dụng ngược lại với tác dụng bổ thận dương, đó là gây giảm ham muốn tình dục, liệt dương…

Những người như sau cần kiêng kị ba kích: Người âm hư hỏa thịnh, đại tiện táo kết.

Cần phân biệt ba kích với loài Clematis chinensis Osbeck, cũng có tên là dây ruột gà. Tên gọi khác của loài này là dây móc thông hay uy linh tiên.

Bạch phục linh

Bạch phục linh
Bạch phục linh

Trong phân loại của dược học cổ truyền, bạch phục linh thuộc vào nhóm thuốc lợi thấp (thẩm thấp lợi niệu hoặc lợi thủy thẩm thấp). Đây là một tập hợp các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, giúp bài tiết phần nước thừa ứ đọng trong cơ thể đi ra ngoài, trong đó có thể có kèm cả tác dụng thanh nhiệt. Các vị thuốc lợi thấp thích hợp cho các loại bệnh bí tiểu tiện, nước tiểu ít, nước tiểu sắc vàng đỏ hoặc đục, hoặc phù thũng, bụng tích nước, khi tiểu tiện có cảm giác đau nhức, hoặc trong bệnh bàng quang thấp nhiệt.

Khi dùng, nếu muốn hạ tiêu thấp nhiệt thì dùng phối hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp (hay thanh nhiệt ráo thấp). Nếu phần âm trong cơ thể bị tổn thương, tiểu tiện ra máu (âm thương niệu huyết) thì phối hợp với thuốc dưỡng âm, cầm máu (chỉ huyết). Nếu gặp trường hợp thủy thấp đình trệ dẫn đến tỳ thận dương suy kiệt, nên lấy bổ tỳ thận làm phương pháp chính.

Dược liệu bạch phục linh

Bạch phục linh hay bạch linh, phục linh (Poria) là hạch nấm phục linh Poria cocos (Schw) Wolf., họ Nấm lỗ Polyporaceae, kí sinh trên rễ cây thông.

Bạch phục linh là phần bên trong của quả thể, dược liệu thường được chia nhỏ dưới dạng có hình lập phương nhỏ, có màu trắng.

Thành phần hóa học trong bạch phục linh bao gồm các triterpenoid, một số chất khoáng và đường, đặc biệt là có đường pachymose mang tính chất đặc hiệu cho dược liệu này.

Vị thuốc bạch phục linh

Mặc dù nấm phục linh đã được tìm thấy ở một số rừng thông nước ta, tuy nhiên số lượng rất hạn chế. Hiện tại vị thuốc này ta vẫn phải nhập từ Trung Quốc.

Tính: Tính bình.

Vị: Vị ngọt, nhạt.

Quy kinh: Bạch phục linh quy 5 kinh là tỳ, thận, tâm, phế và vị.

Công năng – Chủ trị:

  • Lợi thấp (Lợi thủy, thẩm thấp) hay thẩm thấp lợi niệu: Sử dụng trong các trường hợp đái rắt, đái buốt, tiểu bí, nước tiểu đục hoặc đỏ, người bị phù thũng. Khi dùng với công năng này thường phối hợp với các vị thuốc lợi thấp khác như xa tiền tử (hạt mã đề), trạch tả.
  • Kiện tỳ ích khí: Dùng trong các trường hợp tạng tỳ bị hư nhược, tiêu chảy. Khi dùng với công năng này thường phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ khác như cam thảo, bạch truật, đảng sâm có trong thành phần bài tứ quân.
  • An thần: Điều trị các chứng mất ngủ, hay quên, hồi hộp, tâm thần bất an, loạn nhịp tim. Thường phối hợp với các thuốc khác trong nhóm dưỡng tâm an thần như viễn chí, toan táo nhân, long nhãn (vừa an thần ích trí vừa bổ huyết).

Liều lượng sử dụng: 12-16 g/ngày, thường phối hợp với các vị thuốc khác tùy thuộc vào mục đích điều trị.

Các bài thuốc sử dụng bạch phục linh

Bài thuốc tứ quân tử thang:

Các thành phần bao gồm nhân sâm, bạch truật (mỗi loại 8-12 g), bạch phục linh (12 g) và chích thảo (cam thảo trích mật) (4-8 g). Nhân sâm có thể được thay thể bằng đảng sâm. Tất cả được nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống sắc 8-12 g.

Bài thuốc này còn có tên khác là bài tứ vị thang.

Đây là một bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, ích khí rất tốt. Dùng hiệu quả trong các trường hợp tiêu hóa kém, tỳ khí hư nhược. Bạch phục linh có tác dụng kiện tỳ ích khí như đã nói ở trên. Nhân sâm là một thuốc bổ khí, có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, kiện tỳ, cải thiện tinh thần… Đảng sâm được dùng trong trường hợp không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ vị. Bạch truật là vị thuốc kiện tỳ, lợi thủy, ráo thấp, kiện vị, tiêu thực… Chích thảo có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, tăng dẫn các thuốc khác vào tạng tỳ (chích thảo có màu vàng, vị ngọt, mùi thơm đều là các yếu tố quy hành thổ, tỳ thuộc hành thổ, do đó chích thảo làm tăng quy kinh tỳ của các vị thuốc khác). Phối hợp 4 vị thuốc này đem lại tác dụng hiệp động bổ tỳ, ích khí.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng bạch phục linh

Các dạng bào chế thuốc thường sử dụng là thuốc sắc, dạng viên hoàn hoặc thuốc tán.

Thuốc có tình bình nên dùng cho người âm hư hay dương hư đều được.

Cần thận trọng khi mua bạch phục linh vì hiện nay trên thị trường có xuất hiện bạch phục linh giả mạo, cũng có dạng các khối lập phương trắng, nhỏ nhưng thực chất là chúng chỉ chứa một lượng nhỏ vụn bạch phục linh, phần còn lại là được ép với tinh bột.

Các tác dụng dược lực của bạch phục linh được chứng minh trên lâm sàng: Người ta thấy rằng vỏ của bạch phục linh có tác dụng lợi thấp (lợi niệu, lợi tiểu), tiêu phù, được sử dụng để điều trị bí tiểu tiện (có trong bài thuốc ngũ bì ẩm). Từ ngoài vào trong, phục linh được chia ra làm 3 bộ phận là xích phục linh (vì có màu đỏ nhạt), công năng của xích phục linh là lợi thấp nhiệt; lớp trong cùng có các sợi nấm xốp, có rễ thông ở giữa xuyên qua gọi là phục thần, tác dụng của phục thần là an thần, trị mất ngủ, hồi hộp; bạch phục linh là lớp màu trắng, với các công năng là kiện tỳ, lợi thấp và an thần như đã nói ở trên.

Phục linh có tác dụng lợi niệu, hạ đường huyết, có tác dụng cường tim ếch cô lập. Acid pachymic có tác dụng trấn tĩnh và chống nôn.

Tác dụng kháng khuẩn của bạch phục linh: Nước sắc 100% có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn ở đại tràng, trùng biến hình.

Cần phân biệt bạch phục linh với thổ phục linh, tên khoa học là Smilax glabra Roxb, có tác dụng làm mạnh gân cốt, chữa bệnh xương khớp, lợi tiểu và hạ đường huyết.

Ngưu tất

Ngưu tất
Hình ảnh: Ngưu tất

Trong phân loại của dược học cổ truyền, ngưu tất thuộc vào nhóm thuốc hoạt huyết. Đây là các thuốc có tác dụng lưu thông huyết mạch, thường được dùng trong các trường hợp huyết ứ như sang chấn thương, do viêm tắc mạch gây đau đớn, do huyết ứ đọng như kinh bế, máu xấu đọng lại sau khi đẻ, hoặc trong trong các trường hợp sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức, các bệnh sang lở mụn nhọt thời kì đầu.

Thuốc hoạt huyết là thuốc hành huyết mức độ yếu, dùng cho các bệnh huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau. Chúng ta còn một loại thuốc hành huyết mạnh hơn gọi là thuốc phá huyết, với tác dụng hành huyết mạnh hơn, được dùng trong các trường hợp huyết ứ đọng, tụ lại gây đau đớn mãnh liệt. Ngưu tất cũng thường xuyên được kết hợp trong các bài thuốc điều trị xuất tinh sớm với công dụng lưu thông máu đến dương vật.

Dược liệu ngưu tất

Dược liệu dùng là rễ đã phơi khô của cây ngưu tất Achyranthes bidentata Blume., họ Rau dền Amaranthaceae.

Ngưu tất chứa các thành phần hóa học: Các đường, đặc biệt là saponin triterpenoid.

Vị thuốc ngưu tất

Ngưu tất được trồng nhiều ở nhiều địa phương trong nước ta, tuy nhiên chúng ta vẫn cần nhập từ Trung Quốc.

Tính: Tính bình.

Vị: Vị đắng, chua.

Quy kinh: Ngưu tất quy vào 2 kinh là can và thận.

Công năng – Chủ trị:

  • Hoạt huyết thông kinh lạc: Ngưu tất được sử dụng điều trị các trường hợp bế kinh, kinh nguyệt không đều, dùng ngưu tất sắc uống 20 g, có thể thêm ít rượu trắng; hoặc kết hợp với đào nhân, hương phụ, tô mộc.
  • Thư cân, mạnh gân cốt: Ngưu tất được dùng để trị các bệnh liên quan đến đau khớp, đau xương sống, đặc biệt hiệu quả với khớp ở chân. Nếu thấp đi với hư hàn thì phối hợp với các thuốc có tính ôn, nhiệt như quế chi, cẩu tích, tục đoạn, nếu thấp đi với hư nhiệt thì dùng phối hợp với các thuốc có tính lương, hàn như hoàng bá.
  • Chỉ huyết (Cầm máu): Thường sử dụng trong các trường hợp hỏa độc bốc lên gây chảy máu cam, nôn ra máu. Trong trường hợp này có thể phối hợp với các thuốc chỉ huyết khác và thuốc tư âm giáng hỏa.
  • Thẩm thấp lợi niệu, trừ sỏi: Dùng trong các trường hợp tiểu đục, tiểu đau, tiểu tiện ra sỏi. Dùng 20 g ngưu tất sắc với rượu uống.
  • Giáng áp (Hạ huyết áp): Dùng cho người cao huyết áp. Ngưu tất làm giảm cholesterol máu.
  • Giải độc chống viêm: Phòng bệnh bạch hầu (ngưu tất 3 g, cam thảo 12 g), dùng khi lợi bị sưng thũng.

Liều lượng sử dụng: 6-12 g/ngày.

Bidentin là một biệt dược do Viện Dược liệu sản xuất có ứng dụng vị thuốc ngưu tất.

Ảnh: Biệt dược Bidentin.

Các bài thuốc sử dụng ngưu tất

Bài thuốc điều trị bế kinh:

Ngưu tất và ích mẫu mỗi loại 10 g, sắc uống trong ngày.

Ích mẫu và ngưu tất đều là các thuốc hành huyết, phối hợp 2 thuốc này làm tăng hiệu quả điều trị các trường hợp huyết ứ, đặc biệt là huyết ứ gây bế kinh, tắc kinh.

Bài thuốc điều trị bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu):

Dùng 12 g ngưu tất mỗi ngày, nên sắc với nước và có thể dùng uống thay nước trong ngày.

Ngưu tất giúp giảm triglyceride (TG) và cholesterol máu.

Bài thuốc dự phòng vữa xơ động mạch, các bệnh lý gây bại liệt hoặc co giật…:

Bài thuốc này sử dụng liều ngưu tất cao hơn ở trên, từ 40 đến 60 g mỗi ngày. Nên sắc với nước uống và có thể dùng uống thay nước trong ngày.

Bài thuốc trị chấn thương tụ máu, phù gối, yếu gân cốt, ngón chân, ngón tay lạnh:

Dùng ngưu tất và địa hoàng ngâm rượu. Cứ 1 L rượu thì ngâm 250 g ngưu tất và 250 g địa hoàng. Ngâm trong 2 tuần, sau đó uống với liều 40 mL chia 2 lần trong ngày.

Bài thuốc trị dính ruột sau mổ:

Ngâm rượu ngưu tất với mộc qua. Ngâm rượu theo tỉ lệ cứ 1 L rượu thì dùng 1 lạng ngưu tất và 1 lạng mộc qua. Uống mỗi ngày 20 mL và nên uống vào buổi tối.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng ngưu tất

Kiêng kị: Không nên dùng cho phụ nữ có thai, đang hành kinh, phụ nữ lượng kinh nguyệt nhiều, đàn ông mộng hoạt tinh.

Nếu dùng với tính chất để khí vị đi xuống hạ tiêu, chữa các bệnh ở các bộ phận phía dưới thì nên dùng không qua chế biến.

Ngưu tất sao rượu, tẩm rượu rồi chưng hoặc trích nước muối làm tăng tác dụng bổ.

Ngoài cây ngưu tất, nhân dân ta còn sử dụng rễ cây cỏ xước Achyranthes aspera L. (cùng chi với cây ngưu tất, còn gọi là ngưu tất nam, mọc hoang ở nhiều nơi) để chữa đau khớp thông kinh, thanh nhiệt hầu họng, trị viêm amidan, bệnh bạch hầu. Dùng rễ cây cỏ xước giã nát, vắt lấy nước cốt, pha vào ít sữa mẹ, nhỏ vào mũi cho trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh bị bệnh bạch hầu.

Tác dụng dược lý: Thực nghiệm cho thấy dịch chiết cồn 5 g/kg khi dùng trên chuột trong 5 ngày liên tiếp có tác dụng chống viêm khớp. Saponin chiết từ ngưu tất cũng cho thấy tác dụng này. Với chuột đã tiêm dung dịch acid acetic 3% hoặc 0.2 mL dung dịch kali tartrat 0.05% để gây đau quặn, nước sắc ngưu tất nồng độ 20 g/kg tiêm phúc mạc có tác dụng hoãn giải nhất định. Cao ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp, lợi niệu, kích thích tăng co bóp tử cung trên chó và thỏ.

Đỗ trọng

 Đỗ trọng
Hình ảnh:  Đỗ trọng

Đỗ trọng là một vị thuốc được phân vào nhóm thuốc bổ dương trong y học cổ truyền. Thuốc bổ dương là những vị thuốc bổ, dùng trong những trường hợp dương khí hư, thường là dương khí hư ở thận (mạnh xương cốt) và các phủ kì hằng (tủy, tử cung…). Ví dụ như dương hư gây ngoại hàn (“Âm hư nội nhiệt, dương hư ngoại hàn”), thận dương hư gây liệt dương, di tinh hoặc đau xương suy tủy.

Khi dùng các thuốc bổ dương, người ta có thể phối hợp thêm với các thuốc bổ khí, thuốc ôn trung khứ hàn… để tăng thêm tính ấm cho cơ thể.

Dược liệu đỗ trọng

Dược liệu đỗ trọng (Cortex Eucommiae, tiếng Trung Quốc 杜仲) là vỏ thân đã được phơi hoặc sấy khô của cây đỗ trọng Eucommia ulmoides Oliv., họ Đỗ trọng Eucommiaceae. Điều thú vị là cả họ Eucommiaceae và chi Eucommia  chỉ có duy nhất một loài này.

Hiện tại cây này đã được di thực vào nước ta. Đỗ trọng sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng núi có khí hậu mát mẻ.

Đỗ trọng chứa nhiều tinh dầu. Ngoài ra còn có chất nhựa.

Vị thuốc đỗ trọng

Đỗ trọng mà hiện nay chúng ta đang dùng chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.

Tính: Tính ôn (ấm). Đỗ trọng thuộc loại dương dược.

Vị: Vị ngọt, cay.

Quy kinh: Quy vào 2 kinh là can và thận.

Công năng – Chủ trị:

  •       Bổ can thận, mạnh gân cốt: Điều trị các bệnh can thận hư, đau lưng mỏi gối, hai chân mỏi, đau nhức trong xương, vô lực, chóng mặt, liệt dương, tảo tiết, xuất tinh sớm, thường phối hợp với tang kí sinh, thục địa.
  •       An thai: Vị thuốc có công năng điều trị động thai ra máu, có thể phối hợp với ngải diệp thán, tục đoạn, hoàng cầm, trữ ma căn.
  •       Bình can hạ áp: Điều trị huyết áp cao, phối hợp với câu đằng, thiên ma, ba kích.

Liều lượng sử dụng: 8-16 g mỗi ngày.

Các bài thuốc sử dụng đỗ trọng

Bài thuốc Độc hoạt kí sinh thang nổi tiếng dùng để điều trị các bệnh lý về xương khớp như chứng đau khớp, thoái hóa khớp, chân tay tê mỏi… do phong thấp gây ra.

Các thành phần bao gồm:

  •       Độc hoạt, phòng phong, ngưu tất 8 g.
  •       Tang kí sinh, đương quy, bạch thược, sinh địa, đỗ trọng, tần giao, phục linh mỗi loại 12 g.
  •       Xuyên khung 6 g.
  •       Tế tân, nhân sâm, quế nhục, cam thảo mỗi loại 4 g.

Đây là một trong những bài thuốc y học cổ truyền được đánh giá là hiệu quả nhất trong điều trị các bệnh lý về xương khớp.

  •       Độc hoạt: Là vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, dùng chủ trị các trường hợp phong hàn thấp tý, tê liệt cơ thể. Ngoài ra thuốc còn có công năng chỉ thống (giảm đau), dùng trong đau nhức xương khớp rất tốt.
  •       Phòng phong: Vừa có tác dụng tân ôn giải biểu (giải cảm hàn), vừa có tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống, dùng tốt trong đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa đầu.
  •       Ngưu tất: Là vị thuốc có công năng hoạt huyết thông kinh lạc, đồng thời giúp giãn gân cốt, dùng tốt trong các bệnh đau khớp, chủ yếu là ở chân.
  •       Tang kí sinh: Vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can, thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối.
  •       Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thích hợp cho các trường hợp thiếu máu có kèm huyết ứ. Muốn trị các bệnh do phong tà gây ra ta phải trị vào phần huyết. Các cụ ngày xưa đã có câu nói đúc kết “Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tất diệt”.
  •       Bạch thược: Tác dụng bổ huyết, đồng thời giãn gân (thư cân), giảm đau.
  •       Sinh địa: Sinh địa có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, đồng thời dưỡng âm, sinh tân chỉ khát. Sinh địa tính hàn giúp hòa hoãn bớt tính ôn, nhiệt của các vị thuốc khác trong nhóm.
  •       Đỗ trọng: Các tác dụng như đã nói ở trên.
  •       Tần giao: Tần giao thuốc nhóm thuốc trừ phong thấp, chỉ thống, do tần giao có tính hơi hàn nên dùng chủ trị trong các trường hợp bệnh lý do phong thấp nhiệt gây ra (biểu hiện: sốt, đau nhức cơ nhục, xương khớp). Ngoài ra, thuốc có tác dụng thanh nhiệt nên rất tốt trong các trường hợp người âm hư nội nhiệt (thường thấy biểu hiện bên ngoài là người gầy, da khô), đau do nóng âm ỉ trong xương…
  •       Phục linh: Phục linh có nhiều công năng, nhưng trong bài thuốc này công năng được ứng dụng là kiện tỳ, ích khí. “Tỳ ích khí sinh huyết”, tạng tỳ có hoạt động tốt thì phần khí của ta mới dồi dào. “Khí hành thì huyết hành. Khí ngưng thì huyết trệ”, do đó khí tốt thì huyết cũng tốt, từ đó điều trị các bệnh do phong tà gây ra hiệu quả hơn.
  •       Xuyên khung: Xuyên khung có công năng bổ huyết và hoạt huyết, giúp điều trị các bệnh do phong gây ra. Đồng thời xuyên khung cũng có tác dụng hành khí giải uất, chỉ thống, do đó chủ trị các bệnh do khí huyết lưu thông kém gây ra đau nhức xương khớp, đau cơ.
  •       Tế tân: Ngoài tác dụng chính tân ôn giải biểu, tế tân còn có tác dụng khử phong, giảm đau, dùng trong các bệnh phong thấp gây đau nhức xương.
  •       Nhân sâm: Nhân sâm là vị thuốc quý, có tác dụng kiện tỳ, đại bổ nguyên khí, giúp khí trong cơ thể lưu thông mạnh mẽ, trừ phong tà xâm phạm cơ thể.
  •       Quế nhục: Là vị thuốc có tính đại nhiệt, cùng với phụ tử là 2 vị thuốc hồi dương cứu nghịch điển hình, dùng trong các trường hợp dương khí hư, chân tay lạnh, quế nhục còn có tác dụng trừ hàn tà, giảm đau, thông kinh hoạt lạc.
  •       Cam thảo: Vị ngọt, tính bình, quy kinh can và tỳ, thông hành 12 kinh, có tác dụng hòa hoãn tác dụng của các vị thuốc khác được sử dụng trong nhóm. Cam thảo cũng là vị thuốc có công năng bổ khí, dưỡng huyết, dùng tốt trong trường hợp khí huyết hư nhược, mệt mỏi… Cam thảo cũng có tác dụng kiện tỳ, tăng dẫn các thuốc khác vào các tạng tỳ và trung tiêu, tăng cường tác dụng bổ khí, như đã nói ở trên “Khí hành thì huyết hành” và “Huyết hành phong tất diệt”. Một tác dụng khác của cam thảo là hoãn cấp chỉ thống, giảm các triệu chứng đau tức thời. Để tăng tác dụng bổ tỳ vị, cam thảo thường được trích với mật ong.

Sự phối hợp một cách tài tình 15 vị thuốc trong bài thuốc cổ truyền này làm cho nó trở thành một bài thuốc có công hiệu rất cao, điều trị rất tốt các bệnh lý về xương khớp do phong thấp gây ra, dù là thể hàn hay nhiệt. Thêm vào đó, chúng còn được cân nhắc, tính toán và phối hợp một cách rất kĩ lưỡng để không chỉ khuếch đại tác dụng của nhau, mà còn giảm bớt đi các tác dụng phụ không mong muốn của từng vị thuốc. Khi áp dụng bài thuốc này cần sử dụng thuốc kiên trì.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng đỗ trọng

Ngoài đỗ trọng, nhân dân ta còn có thể sử dụng vị thuốc đỗ trọng nam để thay thế. Đỗ trọng nam thực chất là vỏ thân của một số cây bao gồm cây đỗ trọng nam Parameria glandulifera Benth., họ Trúc đào Apocynaceae, cây bạch phụ tử (tên khác: đỗ trọng nam, san hô) Jatropha multifida L., họ Đại kích (tên khác: họ Thầu dầu) Euphorbiaceae, cây cao su Hevea brasilensis (HBK.) Muell. – Arg., họ Đại kích Euphorbiaceae.

Kiêng kị: Những người bị thận hỏa vượng thịnh không nên dùng.

Đỗ trọng có thể dùng là vị thuốc sống hoặc đã qua chế biến (sao tẩm), nếu đem sao thì tác dụng hạ huyết áp tốt hơn vị thuốc sống. Đỗ trọng sống có tác dụng bổ can. Đem tẩm muối thì đỗ trọng có tác dụng bổ thận, trị đau lưng, đau xương. Đỗ trọng tẩm rượu rồi đem sao có tác dụng trị phong thấp, tê ngứa. Đỗ trọng sao đen trị động thai hoặc chữa động kinh.

Tác dụng dược lý: Đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp trên chó gây mê, làm mạnh sự co bóp của cơ tim và lợi tiểu. Dịch chiết đỗ trọng sống, đỗ trọng sao và dạng chiết xuất bằng dung môi cồn khi được tiêm vào tĩnh mạch của chó hoặc thỏ cho thấy tác dụng hạ huyết áp của đỗ trọng sao lớn hơn đỗ trọng sống. Dạng thuốc sắc cho thấy tác dụng mạnh hơn dạng chiết cồn.

Đương quy

Đương quy
Hình ảnh: Đương quy

Đương quy là một vị thuốc được phân loại vào nhóm thuốc bổ huyết theo y học cổ truyền. Đây là nhóm thuốc có tác dụng tạo huyết, dưỡng huyết, phần lớn có màu đỏ, vị ngọt, tính ấm, được quy vào các kinh liên quan đến huyết như tâm, can, tỳ. Khi dùng thuốc bổ huyết, tùy theo chứng trạng cụ thể mà ta phối hợp thuốc cho thích hợp. Ví dụ khi cả khí và huyết hư thì ta cần dùng thuốc bổ khí. Khi huyết hư, huyết táo kèm theo táo kết thì kết hợp với thuốc nhuận tràng thông tiện, khi khí huyết hư dẫn đến cơ nhục tê mỏi thì phối phối hợp với thuốc bổ tỳ, khi huyết thiếu dẫn đến tâm quý, thần trí bất an, ta kết hợp với thuốc dưỡng tâm an thần.

Dược liệu đương quy

Dược liệu đương quy (Radix Angelicae Sinensis) là rễ được phơi hay sấy khô của cây đương quy Angelica sinensis (Oliv.) Diels. (tiếng Trung Quốc ), họ Hoa tán (tên khác: họ Cần) Apiaceae.

Các chất hóa học chiếm tỉ lệ cao trong đương quy là tinh dầu, coumarin, các acid amin…

Vị thuốc đương quy

Tính: Tính ấm (ôn). Đương quy thuộc dương dược.

Vị: Vị ngọt, hơi đắng.

Quy kinh: Vị thuốc này quy vào 3 kinh là can, tâm và tỳ.

Công năng – Chủ trị:

  •       Bổ huyết, bổ ngũ tạng: Chủ trị các trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu. Vị thuốc được phối hợp với xuyên khung, bạch thược và thục địa (bài thuốc tứ vật thang).
  •       Hoạt huyết, giải uất kết: Đương quy là vị thuốc vừa bổ huyết vừa hoạt huyết nên thích hợp dùng cho các trường hợp thiếu máu, có kèm theo huyết ứ ở phụ nữ bị bế kinh, vô sinh, phối hợp đương quy với xa tiền tử và bạch thược. Nếu huyết ứ gây ra đau cơ, đau khớp thì phối hợp với thuốc hoạt huyết như hồng hoa, ngưu tất. Đương quy trích rượu dùng để trị đau đầu.
  •       Hoạt tràng thông tiện: Đương quy có tác dụng nhu nhuận đại tràng, do đo thích hợp cho bệnh lý huyết hư huyết táo gây táo bón. Trường hợp này phối hợp với thảo quyết minh, thục địa.
  •       Giải độc: Dùng cho các trường hợp mụn nhọt, đinh độc. Thuốc vừa có tác dụng giải độc vừa có tác dụng chỉ thống (giảm đau) do có khả năng hoạt huyết, tiêu trừ huyết ứ.

Liều lượng sử dụng: 6-20 g mỗi ngày.

Các bài thuốc sử dụng đương quy

Bài thuốc tứ vật thang:

Bài thuốc này bao gồm 4 vị thuốc là xuyên khung (6 g), đương quy, bạch thược và thục địa (mỗi loại 12 g).

  •       Xuyên khung: Xuyên khung là một vị thuốc có công năng hoạt huyết, thông kinh, dùng chủ trị các trường hợp kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, vô sinh, khó đẻ. Xuyên khung cũng là một vị thuốc bổ huyết, dùng cho người suy nhược, huyết kém, da xanh xao, hiệp đồng tác dụng này với các vị thuốc khác trong bài tứ vật. Một công năng khác của xuyên khung là hành khí giải uất, giảm đau, dùng khi khí trệ ở ngực sườn gây đau tức, khí huyết vận hành khó, đau cơ, đau khớp…
  •       Đương quy: Các công năng và chủ trị của ngưu tất đã nói ở trên.
  •       Bạch thược: Bạch thược có tác dụng bổ huyết, chỉ huyết, dùng khi huyết thiếu, da xanh tái, các trường hợp có chảy máu, xuất huyết như chảy máu cam, ho hoặc nôn ra máu… Bạch thược cũng có công năng điều kinh, chủ trị huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh…
  •       Thục địa: Thục địa có tác dụng bổ huyết (dương huyết), dùng chủ trị thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, tân dịch khô sáp, mắt khô rom, môi nứt nẻ, râu tóc bạc sớm, đau lưng, mỏi gối…

Đây là bài thuốc có công năng chính là bổ huyết, hành huyết. Bài thuốc rất tốt cho những người bị thiếu máu, biểu hiện ở da xanh, môi nhợt, thiếu sức sống… Bài tứ vật này đặc biệt tốt với các chị em phụ nữ gặp phải các vấn đề về kinh nguyệt do ứ huyết gây ra như bế kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh…

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng đương quy

Kiêng kị: Những người có tỳ vị thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng. Để tráng hiện tượng gây hoạt tràng, đại tiện lỏng, khi dùng cần sao qua để giảm tính nhuận hoạt của thuốc. Phụ nữ có thai cũng không nên dùng và đương quy có thể gây sẩy thai.

Lưu ý khi sử dụng đương quy:

Theo kinh nghiệm của các cụ để lại, người ta thấy rằng phần đầu của củ đương quy (quy đầu) có tác dụng chỉ huyết (cầm máu), phần giữa của củ đương quy (quy thân) có tác dụng bổ huyết, phần đuôi của củ đương quy (quy vĩ) có tác dụng hành huyết. Do khi sử dụng đương quy ta cần rất lưu ý 3 tác dụng này.

Tác dụng dược lý:

Người ta đã biết trong đương quy có 2 thành phần vừa kích thích vừa ức chế tử cung. Thành phần ức chế chủ yếu là tinh dầu (kém tan trong nước), thành phần kích thích tan trong nước.

Dùng bột đương quy (chiếm tỉ lệ 5% lượng thức ăn) để nuôi chuột trong 4 tuần, người ta thấy lượng tiêu hao oxy của tổ chức gan tăng lên, và quan sát thấy sự tăng sinh của tử cung. Nước sắc và dạng chiết cồn có tác dụng hạ huyết áp trên chó đã gây mê. Nước sắc và dịch chiết bằng ether có tác dụng trấn tĩnh. Đương quy cũng có tác dụng hồi phục đối với trường hợp thoái hóa tinh hoàn. Đương quy còn có tác dụng ức chế quá trình đông máu, đặc biệt là chống đông máu nội sinh do tác dụng của coumarin có trong vị thuốc này.

Tác dụng kháng khuẩn:

Nước sắc đương quy có tác dụng ức chế vi khuẩn dịch hạch, trùng biến hình, vi khuẩn thương hàn, á thương hàn, vi khuẩn hoắc loạn.

Có một loài khác cũng có tên gọi là đương quy tại Việt Nam, đó là đương quy Nhật Bản Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa., chúng ta gọi là đương quy di thực.

Bạch truật

Bạch truật
Bạch truật

Trong y học cổ truyền, bạch truật được phân loại vào nhóm thuốc bổ khí. Nhóm thuốc này được dùng trong các trường hợp khí hư, khí kém, cơ thể suy nhược, yếu mệt, nhất là những trường hợp cơ thể mới ốm dậy, người cao tuổi hoặc những người mà các tạng phủ có chức năng ích khí, hóa khí bị hư như tỳ và phế bị hư. Như vậy thuốc bổ khí thực chất là thuốc kiện tỳ và bổ phế. Khí là soái của huyết, nên khí kém sẽ dẫn đến huyết hư, vì vậy khi dùng thuốc bổ khí, người ta thường dùng phối hợp với thuốc bổ huyết, đặc biệt trong trường hợp khí huyết lưỡng hư thì nguyên tắc này cực kì quan trọng.

Dược liệu bạch truật

Dược liệu bạch truật (Rhizoma Atractylodes macrocephalae) là thân rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz., họ Cúc Asteraceae. Cây đã được di thực vào nước ta.

Các thành phần hóa học chủ yếu trong bạch truật là tinh dầu atractylon và atractylol.

Vị thuốc bạch truật

Hiện nay vị thuốc bạch truật ở nước ta được nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Tính: Tính ôn (ấm). Bạch truật thuộc dương dược.

Vị: Vị ngọt đắng.

Quy kinh: Vị thuốc quy vào 2 kinh là tỳ và vị.

Công năng – Chủ trị:

  •       Kiện tỳ, lợi thủy, ráo thấp: Dùng chủ trị trong trường hợp chức năng tỳ chủ vận hóa thủy thấp bị trì trệ, gây phù thũng, tiểu tiện khó khăn, dùng phối hợp với hoàng kỳ, phục linh.
  •       Kiện vị, tiêu thực: Dùng khi công năng tạng tỳ hư nhược, ăn không tiêu, bụng đầy chướng, đau bụng, buồn nôn, có thể dùng bạch truật 12 g, chỉ xác 6 g. Ngoài ra có thể dùng để điều trị ỉa chảy do tỳ vị thấp trệ, đại tiện lỏng, có thể phối hợp với can khương, đảng sâm, cam thảo trong bài thuốc lý trung thang. Gặp trường hợp tỳ dương hư, tay chân lạnh ta bổ sung phụ tử sẽ được bài thuốc phương phụ tử lý trung thang. Bài quy tỳ phối hợp bạch truật với hoàng kỳ, long nhãn, táo nhân, đảng sâm… có tác dụng kiện tỳ ích khí.
  •       Cố biểu, liễm hãn: Dùng trong trường hợp ra mồ hôi trộm (đạo hãn), phối hợp bạch truật với hoàng kỳ, khiếm thực.
  •       An thai, chỉ huyết: Dùng thuốc khi động thai, phối hợp với trữ ma căn, ngải diệp, tô ngạnh.

Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày dùng 4-12 g.

Các bài thuốc sử dụng bạch truật

Bài thuốc lý trung thang:

Bài thuốc gồm 4 vị: can khương, bạch truật, đảng sâm, cam thảo với tỉ lệ bằng nhau, được sắc uống hoặc chế thành viên hoàn.

  •       Can khương: Can khương là một vị thuốc có tác dụng ôn trung, hồi dương, dùng khi tỳ vị hư nhược, chân tay lạnh, các tác dụng khác bao gồm chỉ tả (cầm tiêu chảy), chỉ nôn…
  •       Bạch truật: Các tác dụng của bạch truật như đã nói ở trên.
  •       Đảng sâm: Đảng sâm là một có thuốc có công năng bổ khí, bổ tỳ vị, sinh tân dịch, chủ trị các trường hợp cơ thể ăn uống kém, ngủ không ngon, mệt mỏi, háo nước.
  •       Cam thảo: Đây là một vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Ngoài tác dụng tạo độ dính để nặn viên hoàn, cam thảo là một vị thuốc kiện tỳ ích khí, chủ trị các trường hợp khí huyết hư nhược. Cam thảo cũng hòa hoãn tính vị của các vị thuốc khác, đồng thời tăng dẫn các thuốc khác vào kinh tỳ, tăng tác dụng nhuận bổ tỳ của bài thuốc này.

Bài thuốc lý trung thang chủ trị cho các trường hợp tỳ dương hư nhược, ăn uống kém, đại tiện lỏng…

Bài thuốc sâm truật cao:

Bài thuốc này gồm các vị bạch truật (6 g), hoàng kì (4 g), bạch phục linh, trần bì (mỗi thứ 3 g), nhân sâm và chích thảo (mỗi thứ 1.5 g).

  •       Bạch truật: Các công năng và chủ trị của bạch truật đã được nói ở trên.
  •       Hoàng kỳ: Hoàng kì là vị thuốc thuộc nhóm thuốc bổ khí như bạch truật, với các công năng khá tương tự, trong đó quan trọng nhất là bổ khí chủ yếu là bổ khí trung tiêu (trung tiêu gồm tỳ và vị), chủ trị các trường hợp cơ thể suy nhược, yếu chân tay, ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu, sa giáng các tạng phủ như sa tử cung, lòi dom (liên quan mật thiệt đễn chức năng tạng tỳ là “khí tỳ chủ thăng”)…
  •       Bạch phục linh: Bạch phục linh mặc dù được xếp vào nhóm thuốc lợi thấp trong y học cổ truyền, nhưng ngoài đó ra, nó còn có tác dụng kiện tỳ, dùng chủ trị tỳ dương hư gây tiêu chảy…
  •       Trần bì: Trần bì là vị thuốc có công năng chính là hành khí giải uất, hòa vị, do đó rất thích hợp cho những trường hợp đau bụng do lạnh. Tác dụng khác của nó là chỉ nôn, chỉ tả (chống nôn, cầm tiêu chảy), tác dụng tốt khi bụng đầy trướng, ợ hơi, buồn nôn…
  •       Nhân sâm: Vị thuốc cổ truyền nổi tiếng “đại bổ nguyên khí”, làm tinh thần, trí não minh mẫn, cải thiện các hoạt động thể lực và tinh thần, chống stress… Ngoài ra nhân sâm cũng có công năng kiện tỳ, sinh tân dịch, chủ trị các trường hợp khí tỳ hư nhược, ăn uống mất ngon…
  •       Chích thảo: Chích thảo thực chất là cam thảo tẩm mật ong. Cam thảo thông thường vị ngọt, tính bình, thông hành 12 kinh, là vị thuốc kiện tỳ điển hình, ngoài ra nó còn tăng dẫn các thuốc khác vào tạng tỳ, hiệp đồng tác dụng với các thuốc trên. Cam thảo cũng hòa hoãn tính vị của các vị thuốc khác. Cam thảo tẩm mật ong càng làm tăng thêm quy kinh và khả năng dẫn thuốc của chính nó.

Bài thuốc sâm truật cao này chủ trị cho các trường hợp tỳ khí hư, ăn uống kém, khó tiêu, đại tiện lỏng… bài thuốc này cũng có tác dụng bổ khí và hành khí mạnh.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng bạch truật

Bạch truật không qua chế biến có thể trị bệnh do thấp nhiệt gây ra, khi bạch truật được sao tẩm như tẩm mật thì có tác dụng kiện tỳ, chỉ nôn (chống nôn), an thai, sao cháy có tác dụng chỉ huyết.

Tác dụng dược lý:

Nước sắc bạch truật có tác dụng lợi tiểu và duy trì khả năng bài tiết ion Na+.

Kiêng kị: Những người âm hư hỏa thịnh, táo kết, đầy trướng bụng không nên dùng.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo
Hình ảnh: Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc rất nổi tiếng từ vài năm trở lại đây. Độ “hot” của nó trên các phương tiện truyền thông đại chúng là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.

Đông trùng hạ thảo trong y học cổ truyền là một vị thuốc rất quý. Người xưa cho rằng nó là một vị thuốc có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lực, rất tốt cho những người bị thận dương hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh, đau lưng mỏi gối, yếu sinh lý… Do vậy vị thuốc này được săn lùng rất nhiều và đó cũng là lí do vì sao đông trùng hạ thảo hiện nay lại có giá đắt và bị làm giả nhiều như vậy. Người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo trước những ma trận thông tin, những lời quảng cáo không có căn cứ khi muốn mua vị thuốc này.

Dược liệu đông trùng hạ thảo

Dược liệu đông trùng hạ thảo là một loài nấm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis (trước đây nó có tên là Cordyceps sinensis, tiếng Trung Quốc 冬虫夏草), họ Ophiocordycipitaceae, kí sinh trên một vài loài sâu (ấu trùng bướm) thuộc chi Thitarodes, phần lớn trong số chúng chỉ phổ biến trên một số vùng núi cao như ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc). Đó là lí do vì sao hầu hết đông trùng hạ thảo khai thác trong tự nhiên đều có nguồn gốc từ các vùng này.

Vào mùa đông, nấm kí sinh trên sâu non và hút hết chất dinh dưỡng của sâu làm sâu chết. Đến mùa hạ, nấm trồi lên khỏi mặt đất nhưng vẫn bám vào đầu sâu.

Thành phần hóa học trong đông trùng hạ thảo rất đa dạng. Dược liệu này chứa rất nhiều các acid amin, đường, chất béo, các vitamin và chất khoáng (các nguyên tố vi lượng). Các chất hóa học khác bao gồm HEAA (Hydroxy Ethyl Adenosin Analogs), cordiceptic acid…

Vị thuốc đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo mà chúng ta sử dụng chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Hiện nay đông trùng hạ thảo chủ yếu được nuôi trồng nhân tạo, đông trùng hạ thảo tự nhiên hầu như không còn nữa.

Tính: Tính ôn (ấm). Đông trùng hạ thảo thuộc dương dược.

Vị: Vị ngọt.

Quy kinh: Đông trùng hạ thảo quy 2 kinh là phế và thận.

Công năng – Chủ trị:

  •       Bổ dương: Đông trùng hạ thảo có công năng bổ dương, chủ trị các trường hợp thận dương hư, sinh lý yếu, liệt dương, xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh, lưng đau gối mỏi… Khi dùng nên phối hợp với các vị thuốc bổ dương khác như ba kích, dâm dương hoắc…
  •       Bổ khí phế: Chủ trị các trường hợp khí phế hư, ho nhiều (vì “khí phế chủ túc giáng”), đờm trong, tiếng nói yếu, nhỏ (vì “khí phế chủ thanh”), tự ra mồ hôi (vì “phế chủ bì mao”)…

Liều lượng sử dụng: 6-12 g/ngày.

Các bài thuốc sử dụng đông trùng hạ thảo

Bài thuốc bổ dương, tăng cường sinh lực phái mạnh:

Bài thuốc này gồm các vị thuốc đông trùng hạ thảo (6 g), ba kích (12 g), dâm dương hoắc (8 g), hà thủ ô đỏ (12 g).

  •       Đông trùng hạ thảo: Công năng và chủ trị như đã nói ở trên.
  •       Ba kích: Đây là một vị thuốc bổ dương phổ biến trong nhân dân. Ba kích có tác dụng bổ dương, mạnh gân cốt, chủ trị các chứng bệnh thận dương hư nhược, di tinh, mộng tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, lưng đau gối mỏi…
  •       Dâm dương hoắc: Vị thuốc này có công năng bổ thân tráng dương, tăng cường sinh lực, trị thận dương hư, đau lưng, liệt dương.
  •       Hà thủ ô đỏ: Vị thuốc này có tác dụng bổ khí huyết, dùng chủ trị khí huyết hư, cơ thể mệt nhọc, vô lực, thở ngắn hơi, thiếu máu, người gầy da xanh, chóng mặt, nhức đầu, râu tóc bạc sớm, ra mồ hôi trộm, loạn nhịp tim, mất ngủ… Thuốc cũng có công năng bổ thận âm, dùng khi chức năng thận âm kém, dùng khi đau lưng, di tinh, liệt dương…

Cả 4 vị thuốc này đều có tính ôn (dương dược), phối hợp với nhau hiệp đồng tác dụng ấm thận dương hư, tăng cường cải thiện chức năng thận, cải thiện chức năng tình dục của đàn ông…

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý và có giá trị kinh tế rất cao, do vậy có rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể lừa đảo, bán hàng giả cho khách hàng của họ. Vậy nên khi mua đông trùng hạ thảo bạn cần rất cẩn thận.

Hiện nay do tốc độ khai thác dược liệu đông trùng hạ thảo quá cao nên gần như rất khó để có thể tìm thấy chúng ở các cao nguyên như trước đây nữa. Vì vậy nếu có cá nhân, tổ chức nào quảng cáo rằng đông trùng hạ thảo của họ được khai thác tự nhiên, hãy thận trọng, có khả năng rất cao họ đang lừa đảo bạn. Cần xem xét thật kĩ lưỡng uy tín nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định.

Đông trùng hạ thảo thường được dùng dưới dạng ngâm rượu (chiết trong ethanol).

Tại Việt Nam, cũng có một dược liệu được gọi là đông trùng hạ thảo, đó là con sâu sống trong thân cây chít (hay cây le, cây đót, cây xay), tên khoa học là Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze, họ Lúa Poaceae.

Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo:

Đông trùng hạ thảo cho thấy tác dụng chống suy nhược cơ thể. Trong đông trùng hạ thảo có thành phần các chất dinh dưỡng acid amin, glucid và protid cao, các vitamin và nguyên tố vi lượng cũng rất đa dạng. Có thể coi đây là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Đông trùng hạ thảo cũng cho thấy tác dụng tốt trên các bệnh chuyển hóa mạn tính như đái tháo đường và rối loạn lipid máu, giúp các bệnh nhân này kiểm soát đường huyết và lipid huyết tốt hơn.

Đinh lăng

Đinh lăng
Hình ảnh: Đinh lăng

Dược liệu đinh lăng

Dược liệu đinh lăng (Radix Polysciacis) là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đinh lăng, có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms., hay Panax fruticosum L., hay Tieghemopanax fruticosus (L.) R.Vig., họ Ngũ gia bì Araliaceae (tên khác: họ Cuồng, họ Nhân sâm, họ Thường Xuân).

Ngoài rễ người ta còn có thể dùng thân, cành hoặc lá.

Lá đinh lăng còn được sử dụng để ăn gỏi cá, nên đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá.

Thành phần hóa học trong dược liệu chủ yếu là saponin triterpenic.

Vị thuốc đinh lăng

Đinh lăng là một dược liệu phố biến ở Việt Nam và hiện nay được trồng ở nhiều nơi. Trước đây đinh lăng ít được dùng làm thuốc. Chục năm trở lại đây thuốc mới được dùng nhiều.

Tính: Tính lương (mát). Đinh lăng thuộc âm dược.

Vị: Vị ngọt, hơi đắng.

Quy kinh: Vị thuốc quy vào các kinh can, tỳ và thận.

Công năng – Chủ trị:

  •       Nâng cao thể trạng cơ thể: Rễ đinh lăng có tác dụng bổi bổ cơ thể, dùng rất tốt cho người suy nhược, mới ốm dậy, người gầy yếu. Lá đinh lăng giúp bạn ngủ ngon, hết mê sảng.
  •       Bổ huyết: Rễ đinh lăng được dùng phối hợp với một số vị thuốc bổ huyết khác dùng cho người thiếu máu, gầy gò da xanh xao, môi tái…
  •       Thông sữa: Rễ và lá đinh lăng có tác dụng thông tia sữa, chủ trị cho những phụ nữ bị tắc sữa.
  •       Lợi thấp: Rễ đinh lăng cho thấy tác dụng lợi tiểu, phối hợp với các thuốc lợi thấp khác chủ trị các trường hợp phù thũng, tiểu bí, tiểu dắt, sỏi tiết niệu…
  •       Trừ thấp: Phối hợp đinh lăng với các vị thuốc trừ phong thấp khác chủ trị đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê mỏi…
  •       Giải độc: Lá đinh lăng giải độc, chữa mụn nhọt, sưng tấy…
  •       Chỉ ho: Đinh lăng phối hợp với các vị thuốc khác trị ho mạn tính, ho lâu ngày không khỏi, ho ra máu…

Liều lượng sử dụng: Rễ 1-6 g/ngày hoặc thân, cành 30-50 g/ngày.

Các bài thuốc sử dụng đinh lăng

Bài thuốc giúp thông sữa cho phụ nữ tắc sữa:

Bài thuốc này chỉ dùng duy nhất vị thuốc đinh lăng. Lấy 30-40 g đinh lăng sắc với nửa lít nước (500 mL) cho đến khi cạn còn một nửa (250 mL). Uống ngay khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc giúp hỗ trợ bệnh nhân thiếu máu:

Bài thuốc này phối hợp các vị thuốc rễ đinh lăng 1 lạng (100 g), hoàng tinh 1 lạng, thục địa 1 lạng, tam thất 20 g, hà thủ ô đỏ 1 lạng, tất cả được nghiền nhỏ thành dạng bột mịn và trộn đều với nhau. Dùng 1 lạng mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc.

  •       Rễ đinh lăng: Tác dụng bổ huyết, chủ trị thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt, môi tím tái…
  •       Hoàng tinh: Đây là một vị thuốc thuộc nhóm thuốc bổ âm (dưỡng âm). Thuốc có nhiều tác dụng, trong đó quan trọng là tác dụng bổ huyết, dùng tốt cho các bệnh thiếu máu, các trường hợp mới ốm dậy, gầy yếu, da xanh xao, hoặc sử dụng cho người già huyết dịch khô kiệt.
  •       Thục địa: Thục đại là một vị thuốc bổ huyết điển hình. Thuốc có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, chủ trị các trường hợp huyết thiếu, đau đầu, chóng mặt, ít tân dịch, môi khô và nứt nẻ, da khô, mắt khô, râu tóc bạc sớm, lưng đau gối mỏi…
  •       Tam thất: Tam thất là vị thuốc thuộc nhóm thuốc chỉ huyết (cầm máu), có công năng hóa ứ chỉ huyết, chủ trị các trường hợp bị thương chảy máu, ho ra máu, băng huyết, sau đẻ ra nhiều máu, vừa ứ huyết vừa xuất huyết. Tam thất cũng có công năng hóa ứ chỉ thống, dùng khi huyết ứ dẫn đến đau đớn, chấn thương sưng đau do tụ huyết…
  •       Hà thủ ô đỏ: Là vị thuốc có tính ấm, bổ khí huyết, dùng khi cả khí và huyết đều hư, người yếu mệt, thở ngắn, thiêu máu, da xanh tái và khô, môi tím, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, râu tóc bạc sớm, ra mồ hôi trộm, tim loạn nhịp..

Sự phối hợp các vị thuốc trên đem lại tác dụng hiệp đồng bổ huyết, rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu và giảm các triệu chứng do thiếu máu gây ra.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng đinh lăng

Vị thuốc dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Tác dụng dược lý:

Rễ đinh lăng cho thấy tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não rất hiệu quả, nên cải thiện được các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não gây ra, giúp người bệnh bớt đau đầu, chóng mặt, trí óc minh mẫn, dễ ngủ, ngủ ngon hơn.

Rễ đinh lăng còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thận như sỏi thận, suy thận, phù thũng…

Một tác dụng khác của rễ đinh lăng là nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Lá đinh lăng cho thấy tác dụng điều trị mụn tốt, giảm các tình trạng dị ứng, chữa mất ngủ (tác dụng an thần) và giảm ho hiệu quả…

Kiêng kị: Phụ nữ có thai (muốn sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ).

Các tác dụng không mong muốn: Nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi.

Chú ý: Trong đinh lăng có thành phần saponin có thể gây phá huyết (vỡ hồng cầu), vì vậy không nên lạm dụng đinh lăng.

Rễ của đinh lăng rất dễ bị làm giả bởi rễ củ của một cây khác có tên là cây bùi béo. Đây là một loại củ rẻ tiền và có giá trị kinh tế không cao. Khi mua hàng bạn nên mua ở những cơ sở uy tín hoặc có sự tìm hiểu trước về đặc điểm của 2 loại củ này.

Sinh khương

Gừng tươi
Hình ảnh: Gừng tươi

Trong y học cổ truyền, sinh khương là một vị thuốc có công năng chính là tân ôn giải biểu. Sinh khương nghe có vẻ xa lạ, nhưng thực ra nó chính là gừng tươi, một gia vị phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Các thuốc tân ôn giải biểu còn có tên gọi khác là giải biểu cay ấm. Các vị thuốc này hầu hết đều có vị cay, tính ấm, thường quy kinh phế (liên quan đến chức năng phế chủ bì mao). Chúng có tác dụng chung là phát tán phong hàn, phát hãn, giải biểu chỉ thống, làm thông dương khí, thông kinh hoạt lạc. Chúng thường được dùng chủ trị các trường hợp cảm mạo phong hàn, sốt cao, rét run, đau đầu, tắc mũi, đau nhức mình mẩy.

Các vị thuốc tân ôn giải biểu đều gây mất tân dịch nên chỉ dùng ngắn ngày. Khi tà khí đã được giải, cần dừng thuốc ngay.

Dược liệu sinh khương

Dược liệu sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) là thân rễ của cây gừng, có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc., họ Gừng Zingiberaceae.

Các vị thuốc khác cũng có nguồn gốc từ gừng bao gồm: can khương (gừng khô), bào khương (gừng đã qua bào chế), thán khương (gừng sao cháy).

Các chất hóa học trong sinh khương bao gồm tinh dầu và tinh bột.

Vị thuốc sinh khương

Sinh khương là một vị thuốc phổ biến trong nhân dân.

Tính: Tính ôn (ấm). Sinh khương được xếp vào dương dược.

Vị: Vị cay.

Quy kinh: Sinh khương quy vào 3 kinh là phế, tỳ và vị.

Công năng – Chủ trị:

  •       Tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn: Chủ trị cảm mạo phong hàn. Có thể sắc riêng 4 g sinh khương và uống lúc nóng hoặc phối hợp với bạch chỉ, kinh giới… Dự phòng cảm hàn khi gặp thời tiết mưa, gió lạnh. Dùng miếng gừng nhấm dần hoặc uống nước sắc gừng thêm đường, hoặc dùng gừng tươi giã nát xát trên da khi bị cảm.
  •       Ấm vị, chỉ nôn: Dùng khi bị lạnh, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu, dùng gừng nướng 1 củ. Đặc biệt tốt cho phụ nữ bị cảm lạnh sau đẻ, khí huyết ngưng trệ, đầy bụng, chân tay lạnh. Trường hợp có lạnh kèm đau bụng dữ dội, đau lan ra lưng sườn, dùng sinh khương 8 g, quế chi 12 g, ngải diệp 12 g, giấm ăn 15 mL sắc uống.
  •       Hóa đàm chỉ ho: Chủ trị ho do viêm phế quản (phối hợp với cam thảo), hóa đờm gây trúng phong cấm khẩu, đờm tắc cổ họng. Có thể nấu nước gừng tằm cho trẻ dưới 1 tuổi bị ho (tránh gió và lau khô sau tắm).
  •       Lợi niệu (vỏ gừng): Chữa phù thũng. Bài thuốc ngũ bì ẩm: khương bì, tang bạch bì, trần bì, phục linh bì và đại phúc bì.
  •       Giải độc khử trùng: Chủ trị các trường hợp giun đũa chui ống mật, tắc ruột do giun đũa. Trước hết cho người bệnh uống giấm thanh, sau đó uống nước cốt gừng tươi. Dung dịch nước cốt gừng chữa bệnh xích bạch điến. Sinh khương cũng dùng để giải độc thiên nam tinh, bán hạ. Khi bị dị ứng hải sản, dùng cùng hoàng đằng hoặc lá nhội để rửa khi bệnh khí hư, mẩn ngứa.
  •       Tác dụng khác: “Cứu” gián tiếp trên các huyệt vị, dùng làm thang trong một số phương thuốc khác, phụ liệu chế biến một số vị thuốc khác như bán hạ, tẩy mùi hôi của gạc hươu, nai, xương động vật khi nấu cao, nguyên liệu chế biến thức ăn…

Liều lượng sử dụng: 4-12 g/ngày.

Ứng dụng sinh khương làm phụ liệu chế biến vị thuốc y học cổ truyền:

Phương pháp chế biến với sinh khương được gọi là khương chế.

  •       Dẫn thuốc vào kinh tỳ, vị, ông trung tiêu, tăng tác dụng chỉ nôn: Chế với bán hạ, trúc nhự.
  •       Dẫn thuốc vào kinh phế, ôn phế, tăng tác dụng chỉ ho: Chế với bán hạ.
  •       Giảm tính hàn một số vị thuốc: Chế trúc lịch.
  •       Tăng tính ấm cho vị thuốc: Chế sinh địa thành thục địa.
  •       Giảm tác dụng gây nê trệ của một số vị thuốc sinh tân dịch: Huyền sâm, đảng sâm, sa sâm, sinh địa, mạch môn, thiên môn.
  •       Tăng tác dụng phát tán của thuốc.
  •       Giảm tính kích ứng của một số vị thuốc gây ngứa như bán hạ (“bán hạ úy sinh khương”), nam tinh.

Lượng gừng dùng để chế chiếm 5-20% so với thuốc. Giã nát, thêm nước, vắt lấy dịch nước, tẩm hoặc ngâm với thuốc.

Các bài thuốc sử dụng sinh khương

Bài thuốc dùng trong trường hợp hạ huyết áp:

Sinh khương bỏ vỏ, làm sạch và xay nhuyễn, đem sắc với nước có cho đường, uống nóng.

Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn:

Bài thuốc này bao gồm sinh khương, phòng phong (mỗi thứ 12 g), tô diệp 8 g.

  •       Sinh khương: Các tác dụng đã nói ở trên.
  •       Phòng phong: Có công năng tân ông giải biểu như sinh khương, giải cảm hàn. Ngoài ra, phòng phong còn có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau trong các trường hợp đau nhức xương khớp, đau mình mẩy, đau nửa đầu…
  •       Tô diệp: Tô diệp cũng là một vị thuốc tân ôn giải biểu, chủ trị các trường hợp cảm mạo phong hàn. Ngoài ra, nó cũng có công năng kiện vị, chủ nôn và hóa đàm, chỉ ho tương tự sinh khương. Ngoài ra còn một số tác dụng khác.

Việc phối hợp cùng lúc 3 vị thuốc cùng nhóm làm tăng cường tác dụng giải cảm hàn của bài thuốc so với sử dụng từng vị thuốc riêng rẽ.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng sinh khương

Có nhiều giống gừng khác nhau. Giống gừng được dùng làm thuốc là giống gừng có thân rễ nhỏ, cay, hay gọi là “gừng gié”.

Kiêng kị: Ho do phế nhiệt, nôn do vị nhiệt không nên dùng.

Tác dụng dược lý:

Nước gừng có tác dụng gây co mạch, kích thích thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn ở hành não, sung huyết ở dạ dày, cầm máu nhẹ.

Tác dụng kháng khuẩn:

Gừng ức chế một số vi khuẩn như Bacillus mycoides, Staphylococcus aureus, trùng roi Trichomonas âm đạo.

Tinh dầu sinh khương có tác dụng ức chế Bacillus cerus, B.subtilis, Sarcina lutea, S.aureus, Streptococcus, E.coli, Proteus mirabilis, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pnemoniae.

Mật nhân

Mật nhân
Hình ảnh: Mật nhân

Mật nhân là một dược liệu rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng bởi những tác dụng không ngờ của nó trên sinh lý nam giới. Đây là một cây thuốc quý được nhiều quý ông săn lùng với hi vọng sẽ cải thiện được đời sống tình dục của mình. Do bị  khai thác nhiều nên hiện nay mật nhân đã ít hơn và khó mua hơn trước rất nhiều.

Dược liệu mật nhân

Mật nhân còn có tên gọi khác là bách bệnh, bá bệnh hoặc tiếng Malaysia là Tongkat Ali, có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack., họ Thanh thất Simaroubaceae. Các tên bách bệnh hàm ý rằng đây là loại dược liệu có thể chữa được bách bệnh, tuy nhiên thực tế rằng nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh mà thôi.

Phần dùng làm thuốc của cây là rễ, thân và vỏ thân hoặc lá.

Mật nhân sống chủ yếu ở Malaysia và Indonesia, ở Việt Nam cũng có tuy nhiên ít hơn.

Các chất hóa học chính trong mật nhân bao gồm các alkaloids, triterpenoids, các chất như eurycomanol và dẫn xuất dạng ketone và lactone của nó.

Vị thuốc mật nhân

Tính: Tính lương (mát). Mật nhân được xếp vào âm dược.

Vị: Vị đắng.

Quy kinh: Mật nhân quy vào 2 kinh là can và thận.

Công năng – Chủ trị:

  •       Bồi bổ cơ thể: Chủ trị các trường hợp mệt mỏi, suy nhược, người mới ốm dậy, người già, người lao động nặng quá sức hoặc căng thẳng kéo dài.
  •       Kiện tỳ: Vị thuốc này chủ trị các trường hợp ăn uống kém, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy…
  •       Hạ sốt: Tác dụng này ít có tính ứng dụng vì hiện nay các thuốc Tây y đêm lại sự tiện lợi và hạ sốt nhanh hơn rất nhiều (điển hình là paracetamol), đồng thời chúng cũng rất an toàn.
  •       Tăng cường chức năng tình dục: Đây là công năng nổi tiếng nhất của mật nhân và cũng là lí do nó được rất nhiều đàn ông săn lùng. Mật nhân được cho là kích thích ham muốn tình dục ở đàn ông, tăng độ cương cứng của dương vật, chống rối loạn cương dương, chống xuất tinh sớm, tăng cường độ dẻo dai của dương vật khi làm tình, rút ngắn thời gian phục hồi của dương vật giữa hai lần quan hệ tình dục (thời gian tính từ lúc dương vật xìu đi sau quan hệ lần thứ nhất đến thời điểm dương vật có thể cương cứng trở lại để tiếp tục quan hệ lần thứ hai). Tuy nhiên các công năng này cần có thời gian để chứng minh thêm.
  •       Lá cây dùng ngoài (nấu nước tắm) giúp chữa ghẻ lở hoặc chàm ở trẻ em.

Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày dùng 6-12 g, thường dưới dạng thuốc sắc phối hợp với các vị thuốc khác. Mật nhân cũng có thể được ngâm rượu hoặc dùng ngoài.

Một số bài thuốc sử dụng mật nhân

Bài thuốc trị yếu sinh lý ở nam giới:

Bài thuốc này sử dụng mật nhân ngâm rượu. Cứ 1 kg mật nhân thì đem ngâm với 5-7 L rượu. Cần ngâm tối thiểu khoảng 30 ngày (tương đương 1 tháng) để rượu ngâm có tác dụng. Uống khoảng 1 chén mỗi ngày. Không uống nhiều hơn.

Rượu mật nhân rất đắng và khó uống, người sử dụng có thể ngâm thêm với actiso hoặc chuối hột rừng để rượu dễ uống hơn.

Bài thuốc này được cho là có tác dụng chủ trị các trường hợp sinh lý yếu, thận hư, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, cải thiện chất lượng các cuộc quan hệ tình dục vợ chồng.

Nếu không thể uống rượu, bạn có thể tìm đến các dạng bào chế khác dễ sử dụng hơn như cao dược liệu chiết từ mật nhân hoặc các dạng viên hoàn uống.

Ngoài ra, rượu mật nhân không chỉ dùng để uống, mà nó còn có thể sử dụng để bôi ngoài da, chủ trị các trường hợp ghẻ lở, mụn nhọt, lang ben. Rượu mật nhân có tác dụng làm bong da, lột da, thu nhỏ lỗ chân lông, làm mờ sẹo… Tuy nhiên dạng rượu này có thể không nhất thiết cần ngâm cầu kì và tốn thời gian như bài thuốc trên, mà bạn chỉ cần nghiền thật nhỏ mật nhân thành dạng bột mịn rồi trộn với rượu, sau đó bôi hỗn hợp lên vùng cần điều trị. Sau đó khoảng 2 giờ, rửa sạch khu vực vừa bôi. Bôi liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi thì ngưng sử dụng.

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng mật nhân

Rễ mật nhân thường được chế biến bằng cách trích rượu, rồi sau đó sao vàng. Mật nhân cũng có thể được nghiền nhỏ thành dạng bột rồi sử dụng.

Khi mua mật nhân cần mua tại cơ sở uy tín, chất lượng, đã được cấp phép. Mật nhân là một trong những vị thuốc rất dễ bị làm giả.

Các tác dụng không mong muốn của mật nhân mà người dùng có thể gặp bao gồm chóng mặt, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp.

Một số sản phẩm từ dược liệu được tìm thấy có chứa kim loại nặng là thủy ngân và chì. Đây là các chất độc gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của chúng ta.

Một số thực phẩm chức năng được quảng cáo là hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương có chứa thành phần mật nhân bị phát hiện có chứa sildenafil (một tân dược có tác dụng điều trị rối loạn cương dương) trong đó.

Kiêng kị: Không sử dụng mật nhân cho phụ nữ có thai.

Tác dụng dược lý:

Mật nhân cho thấy tác dụng kích thích tăng tiết testosterone nội sinh. Điều này có thể là nguyên nhân lí giải cho các tác dụng của nó đối với sinh lý nam giới, đặc biệt là với những người suy giảm chức năng tình dục do tuổi tác. Một số nghiên cứu cũng cho thấy mật nhân giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới vô sinh.

Củ của cây Hoa Súng

Củ cây hoa súng, hay gọi ngắn gọn là củ súng, có tên Hán Việt là khiếm thực nam, là một vị thuốc rất phố biến ở Việt Nam ta. Trong y học cổ truyền, khiếm thực nam được phân loại vào nhóm thuốc chỉ tả (cầm tiêu chảy), nhưng đây lại không phải tác dụng được người ta quan tâm nhất. Cái mà người ta quan tâm nhất là công năng liên quan đến chức năng tình dục của nó: ích thận, cố tinh, chữa yếu sinh lý cho nam giới, nó được nhiều người săn lùng vì rẻ tiền và dễ kiếm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ dùng cụm từ “khiếm thực nam” thay cho “củ súng”.

Dược liệu khiếm thực nam

Dược liệu khiếm thực nam là rễ củ đã được sấy hay phơi khô của cây súng, tên khoa học của nó là Nymphaea stellata Willd. (hoặc Nymphaea nouchali), thuộc họ Súng Nymphaeaceae. Cây mọc rất phổ biến ở các vùng ao hồ nước ta.

Các chất hóa học được tìm thấy trong khiếm thực nam bao gồm các protein, tinh bột, chất béo và một số vitamin…

Hoa của loài Nymphaea stellata Willd.
Hình ảnh: Hoa của loài Nymphaea stellata Willd.
Củ súng.
Hình ảnh: Củ súng.

Vị thuốc khiếm thực nam

Tính: Tính lương (mát). Khiếm thực nam được xếp vào âm dược.

Vị: Vị đắng, chát.

Quy kinh: Quy 2 kinh tỳ và thận.

Công năng – Chủ trị:

  • Kiện tỳ, chỉ tả: Vị thuốc có tác dụng bổ tỳ, ích khí, chủ trị các trường hợp tỳ hư ở trẻ em, tiêu hóa không tốt, ỉa chảy không ngừng, không cầm được. Trường hợp này phối hợp vị thuốc 12 g với hoài sơn 12 g, ý dĩ 12 g, phục linh 12 g, bạch truật 8 g, trạch tả 8 g, thần khúc 8 g và cam thảo 4 g.
  • Ích thận, cố tinh: Chủ trị các chứng bệnh thận hư dẫn đến di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, tiểu tiện không cầm được, bạch đới (dùng bài thủy lục nhị tiên đơn). Hoặc có thể dùng khiếm thực nam sao, hà thủ ô đỏ, lộc giác sương sao, đậu đen sao kĩ, mẫu lệ nung để chữa bạch đới.
  • Trừ thấp nhiệt, làm ngừng ra mồ hôi: Chủ trị các chứng bệnh do thấp và nhiệt tà gây ra tại 2 tạng tỳ và thận, các bệnh gây ra mồ hôi nhiều, gây hao tổn tân dịch, phối hợp với hoài sơn.

Liều lượng sử dụng: 12-20 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc sử dụng khiếm thực nam chữa yếu sinh lý

Bài thuốc thủy lục nhị tiên đơn:

Bài thuốc này gồm 2 vị thuốc là quả kim anh (kim anh tử) 2 kg, nấu thành cao trộn với 1 kg bột khiếm thực nam, vo thành viên hoàn rồi uống, mỗi ngày uống 12 g.

  • Khiếm thực nam: Các tác dụng của nó lên chức năng tạng thận và chức năng tình dục của nam giới đã được nêu ở trên.
  • Kim anh tử: Đây là một vị thuốc được phân loại trong nhóm thuốc cố tinh sáp niệu. Vị thuốc này có tác dụng cố thận sáp tinh, củng cố tinh dịch và cầm niệu, chủ trị những trường hợp thận hư, di tinh, hoạt tinh, tinh tiết sớm, liệt dương, chức năng sinh dục yếu kém, xích bạch đới, sa tử cung, ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm, hoặc tiểu tiện không cầm được, đi đái nhiều lần, lượng nước tiểu nhầm, đái dầm. Ngoài ra bài thuốc này cũng có tác dụng sáp trường chỉ tả, dùng khi ỉa chảy không cầm được, lỵ lâu ngày.

Như vậy phối hợp hai vị thuốc khiếm thực nam và kim anh tử giúp hiệp đồng tác dụng bổ thận, cố tinh, dùng chữa các chứng bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Ngoài ra khi dùng 2 vị thuốc này, chũng cũng đem lại tác dụng hiệp đồng chỉ tả.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Bài thuốc này chỉ gồm khiếm thực nam 40 g nấu với gan lợn để ăn.

Bài thuốc chữa bạch đới:

Bài thuốc này là phối hợp của 5 vị thuốc: khiếm thực nam sao, lộc giác sương sao, đậu đen sao kĩ, mẫu lệ nung và hà thủ ô đỏ, mỗi thứ 40 g.

Khiếm thực nam: Công năng và chủ trị như đã nói ở trên.

  • Lộc giác sương: Là phần bã còn sót lại sau khi nấu cao từ gạc hươu xong. Với chức năng sinh dục, đây là vị thuốc có tác dụng thu liễm, ôn thận trợ dương, chủ trị các bệnh bạch đới (mục đích chính ta phối hợp với vị thuốc này), thận dương hư, di mộng tinh, tiểu tiện không cầm được. Thuốc còn có công năng khác là chỉ huyết (cầm máu).
  • Đậu đen: Đây là một vị phụ liệu thường được dùng trong chế biến. Vị này làm tăng dẫn thuốc vào kinh thận (do màu đen thuộc hành Thủy và thận cũng thuộc hành Thủy), tăng cường tác dụng bổ thận.
  • Mẫu lệ: Mẫu lệ là vỏ xác của các loài nhuyễn thể (như trai). Vị thuốc có nhiều công năng, nhưng công năng được ứng dụng trong bài này là công năng sáp tinh, làm ngừng ra mồ hôi, chủ trị di tinh, mộng tinh, ra mồ hôi trộm, nhiều mồ hôi, đái són. Các công năng khác bao gồm bình can tiềm dương (chủ trị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, lúc sốt lúc nóng…), nhuyễn kiên (làm mềm khối rắn), giảm triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Hà thủ ô đỏ: Đây là vị thuốc có công năng bổ thận âm, chủ trị các chứng do thận âm kém, dẫn đến đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các công năng khác bao gồm bố khí huyết (chủ trị khí huyết hư gây người yếu, thở ngắn, chân tay yếu, thiếu máu, da xanh…), giải độc (chủ trị mụn nhọt, mẩn ngứa…), nhuận tràng thông tiện (chủ trị đại tiện bí táo)…

Lưu ý và kiêng kị khi sử dụng khiếm thực nam

Ngoài khiếm thực nam, chúng ta còn có một vị thuốc khác có công năng và chủ trị tương tự là khiếm thực bắc, nó là nhân hạt của quả chín (đã phơi hoặc sấy khô) của cây khiếm thực, có tên khoa học là Euryale ferox Salisb., thuộc họ Súng Nymphaeaceae.

Kiêng kị: Những người đại tiện khó, táo kết không nên dùng khiếm thực nam.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here